NHỊP TIM CHẬM


NHỊP TIM CHẬM
Tổng quan
Nhịp tim chậm là gì?
Đây là tình trạng khiến nhịp tim của bạn chậm lại. Điều này có thể là hoàn toàn bình thường đúng mong muốn, nhưng đôi khi lại gây ra nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim). Nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim chậm cùng các triệu chứng kèm theo, có nghĩa là nhịp tim của bạn quá chậm.
Nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường của hầu hết mọi người là từ 60 – 100 nhịp mỗi phút (bpm). Khi nhịp tim nhỏ hơn 60 bpm gọi là nhịp tim chậm. Người cao tuổi hay vận động viên thường có nhịp tim chậm hơn 60 bpm khi họ đang ngồi hay nằm, và tình trạng này rất hay gặp ở nhiều người khi ngủ.
Nhịp tim
Để hiểu về nhịp tim chậm, cần hiểu về hệ thống điện tim là yếu tố giúp tim đập.
Tim của bạn là một máy tạo nhịp tự nhiên gọi là nút xoang (nút SA), được tạo ra từ một nhóm các tế bào đặc biệt. Xung động bắt đầu từ nút xoang, di chuyển qua buồng trên của tim (tâm nhĩ). Các xung động làm tâm nhĩ co lại và tống máu xuống tâm thất.
Tiếp theo, xung động truyền tới nút nhĩ thất (nút AV), nằm ở trung tâm trái tim của bạn (giữa tâm nhĩ và tâm thất). Nó hoạt động như một cánh cổng làm chậm tín hiệu trước khi truyền qua tâm thất.
Cuối cùng, các xung động truyền tới tâm thất qua mạng lưới His-Purkinje. Điều này làm cho tâm thất co lại, đẩy máu từ tim đến phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Chu kỳ này lặp lại mỗi lần tim đập.
Hoạt động điện tim
Triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng
Bạn có thể không gặp triệu chứng nào của tình trạng nhịp tim chậm. Nhưng nếu nhịp tim chậm kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gặp bác sĩ ngay:
-
Ngất xỉu
-
Chóng mặt
-
Mệt mỏi
-
Bối rối
-
Đánh trống ngực
-
Cảm giác khó thở
-
Tức ngực
-
Thiếu năng lượng
Nguyên nhân
Nhịp tim chậm có thể do:
-
Gặp vấn đề với nút SA (hội chứng nút xoang)
-
Gặp vấn đề với nút AV hay đường dẫn truyền trong tim (block nhĩ thất)
-
Các bệnh lý như:
-
Tổn thương tim do đau tim, viêm nội tâm mạc hay các thủ thuật y tế
-
Viêm cơ tim
-
Suy giảm chức năng tuyến giáp
-
Mất cân bằng các chất điện giải trong máu
-
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
-
Khuyết tật tim bẩm sinh
-
Bệnh hở van tim
-
Bệnh lyme
-
Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc làm chậm nhịp tim
Chẩn đoán và xét nghiệm
Bác sĩ sẽ nghe mạch của bạn để đo nhịp tim, sử dụng một số xét nghiệm để biết thêm thông tin về nhịp tim của bạn. Đo điện tâm đồ có thể xác định nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm, nhưng bạn cần đeo thiết bị theo dõi. Nó dùng để theo dõi nhịp tim của bạn trong một khoảng thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, cần theo dõi các triệu chứng mà bạn có thể gặp. Đối chiếu với nhịp tim đo được, bác sĩ sẽ nhận xét mối liên quan giữa hai tình trạng này.
Đo điện tâm đồ để xác định nhịp tim chậm
Quản lý và điều trị
Nếu bạn gặp nhịp tim chậm nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào hay tình trạng nhịp tim chậm không xảy ra thường xuyên, kéo dài, bạn có thể không cần phải điều trị. Đôi khi nhịp tim chậm là tốt và là mục tiêu của nhiều người.
Nếu cần, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn gặp các vấn đề về điện tim, bạn có thể cần một máy tạo nhịp để giữ nhịp tim bình thường. Máy tạo nhịp là thiết bị nhỏ đặt dưới da, theo dõi nhịp tim của bạn. Nếu cần, nó sẽ gửi một xung điện tới tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường. Có nhiều loại máy tạo nhịp, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của bạn.