HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN

daydreaming distracted girl in class

HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN

 

Tổng quan

Hội chứng chân không yên là tình trạng gây ra cảm giác không kiểm soát được chuyển động của chân, thường do cảm giác không thoải mái. Nó thường xảy ra vào buổi tối, ban đêm khi bạn ngồi hay nằm. Di chuyển đi lại có thể giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời.

Hội chứng chân không yên, còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường trầm trọng hơn khi bạn già đi. Nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày.

Tự chăm sóc tại nhà hay thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng. Sử dụng thuốc cũng có thể tốt cho bạn.

Triệu chứng

Các triệu chứng ảnh hưởng tới chuyển động của chân. Các đặc điểm của triệu chứng hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Triệu chứng bắt đầu sau khi nghỉ ngơi. Cảm giác này thường bắt đầu sau khi bạn nằm hay ngồi trong một thời gian dài, chẳng hạn như đi ô tô, máy bay hay ở rạp chiếu phim.

  • Giảm nhẹ khi di chuyển. Triệu chứng của hội chứng chân không yên giảm bớt khi cử động, chẳng hạn như lắc, duỗi chân hay đi bộ.

  • Các triệu chứng trầm trọng hơn vào buổi tối. Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào ban đêm.

  • Chân bị co giật về đêm. Hội chứng chân không yên có thể liên quan tới tình trạng khác, phổ biến hơn khiến chân bạn bị co giật và đá, có thể diễn ra suốt đêm trong khi bạn ngủ.

Các bệnh nhân thường mô tả các triệu chứng của hội chứng chân không yên là cảm giác bất thường, khó chịu ở chân hay bàn chân. Nó thường xảy ra ở cả 2 bên, ít phổ biến hơn có thể xuất hiện ở cánh tay. Các cảm giác, thường xuất hiện trên chi thay vì trên da, được mô tả là:

  • Cảm giác kim chích

  • Cảm giác kiến bò

  • Cảm giác nhói

  • Chuột rút

  • Đau nhức

  • Ngứa

  • Cảm giác điện giật

Đôi khi xuất hiện những cảm giác rất khó giải thích. Người bệnh thường mô tả tình trạng này như chuột rút, tê cứng cơ. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng dao động. Đôi khi, các triệu chứng biến mất một khoảng thời gian, sau đó quay trở lại.

Hội chứng chân không yên: Chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Hội chứng chân không yên gây nhiều triệu chứng khó chịu

Nguyên nhân

Không có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra hội chứng chân không yên. Các chuyên gia nghi ngờ rằng tình trạng này có thể do sự mất cân bằng dopamine trong não. Chất này có vai trò kiểm soát chuyển động của cơ bắp.

Di truyền

Đôi khi hội chứng chân không yên xuất hiện trong các gia đình, đặc biệt khi tình trạng này xuất hiện trước 40 tuổi. Các nhà khoa học đã xác định được vị trí nhiễm sắc thể biểu hiện gen gây hội chứng chân không yên.

Mang thai

Mang thai hoặc thay đổi các nội tiết tố có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng của hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ gặp các triệu chứng này lần đầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường biến mất sau khi sinh.

Yếu tố nguy cơ

Hội chứng chân không yên có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ngay cả thời thơ ấu. Tình trạng này phổ biến hơn khi tuổi cao, ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Hội chứng chân không yên thường không liên quan tới các vấn đề y tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó đi kèm với một số vấn đề khác như:

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

  • Thiếu sắt

  • Suy thận

  • Các bệnh lý tủy sống

Biến chứng

Mặc dù hội chứng chân không yên không dẫn tới các tình trạng nghiêm trọng khác, các triệu chứng có thể gây khó chịu thậm chí mất khả năng lao động. Nhiều người mắc hội chứng chân không yên có thể khó đi vào giấc ngủ hay khó ngủ.

Hội chứng chân không yên có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống rõ rệt và dẫn tới trầm cảm. Mất ngủ có thể dẫn tới tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, hội chứng chân không yên lại cản trở giấc ngủ vào buổi trưa.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng của bạn. Chẩn đoán hội chứng chân không yên dựa trên các tiêu chí sau:

  • Bạn có cảm giác muốn vận động chân mạnh mẽ, không cưỡng lại được và kèm theo cảm giác khó chịu.

  • Các triệu chứng bắt đầu hay trở nên tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, chẳng hạn như ngồi hay nằm.

  • Các triệu chứng có thể thuyên giảm một phần nhờ sự vận động, chẳng hạn như đi bộ hay duỗi người.

  • Các triệu chứng tồi tệ hơn vào ban đêm.

  • Các triệu chứng của bạn không giải thích được bởi bệnh lý hay vấn đề khác.

Hội chứng chân không yên: Chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Điều trị hội chứng chân không yên giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

Điều trị

Đôi khi, điều trị tình trạng đi kèm chẳng hạn như thiếu sắt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng chân không yên. Bổ sung sắt đường uống hay tiêm tĩnh mạch có hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ bổ sung sắt khi được giám sát y tế và được kiểm tra nồng độ sắt trong cơ thể.

Nếu bạn bị hội chứng chân không yên mà không có các bệnh lý khác kèm theo, việc điều trị tập trung vào thay đổi lối sống. Nếu không hiệu quả, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc.

Một số thuốc kê đơn, thường được chỉ định để điều trị bệnh khác, có thể giảm các triệu chứng ở chân của bạn. Bao gồm:

  • Thuốc tăng nồng độ dopamine trong não.

  • Thuốc tác động lên kênh canxi.

  • Thuốc opioids

  • Thuốc giãn cơ và thuốc ngủ

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà

Có lối sống phù hợp có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của hội chứng chân không yên:

  • Tắm và massage. Ngâm mình trong bồn nước ấm, xoa bóp chân để thư giãn cơ.

  • Chườm ấm hay chườm mát.

  • Có một thói quen đi ngủ tốt.

  • Tập thể dục thể thao.

  • Hạn chế sử dụng caffeine

  • Sử dụng băng quấn chân.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐỘT QUỴ

ĐỘT QUỴ

Đột quỵ là một tình trạng y tế nghiêm trọng đe dọa tính mạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị tắc. Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Một người được điều trị đột quỵ càng sớm thì càng ít nguy cơ xảy ra các ảnh hưởng đến sức khỏe (đặc biệt là tử vong).
administrator
CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH

CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH

administrator
HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI

HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI

Hoại tử chỏm xương đùi là một tình trạng đau đớn xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho phần đầu của xương đùi bị gián đoạn vì vậy các tế bào xương không được được cung cấp máu ổn định để duy trì sức khỏe, quá trình hoại tử xương cuối cùng có thể dẫn đến phá hủy khớp háng và viêm khớp nghiêm trọng. Chứng hoại tử xương còn được gọi là hoại tử vô mạch (AVN) hoặc hoại tử vô khuẩn. Mặc dù nó có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào, nhưng chứng hoại tử xương thường ảnh hưởng đến hông nhất. Hơn 20.000 người mỗi năm vào bệnh viện để điều trị chứng hoại tử xương hông. Trong nhiều trường hợp, cả hai hông đều bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
administrator
BARRETT THỰC QUẢN

BARRETT THỰC QUẢN

administrator
BỆNH DO AMIP

BỆNH DO AMIP

administrator
THOÁI HÓA CỘT SỐNG

THOÁI HÓA CỘT SỐNG

administrator
HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

administrator
HỘI CHỨNG GOODPASTURE

HỘI CHỨNG GOODPASTURE

administrator