NỨT KẼ HẬU MÔN

daydreaming distracted girl in class

NỨT KẼ HẬU MÔN

 

TỔNG QUAN

Nứt kẽ hậu môn hay rò hậu môn là một vết rách nhỏ ở lớp mô (niêm mạc) mỏng, ẩm tạo thành đường viền ở hậu môn. Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra khi bạn đi tiêu phân cứng hoặc lớn. Nứt hậu môn thường gây đau và chảy máu khi đi tiêu. Bạn cũng có thể bị co thắt gây đau ở vòng cơ ở cuối hậu môn (cơ vòng hậu môn).

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\F15D70D6.tmp

Nứt kẽ hậu môn hay rò hậu môn là vết nứt ở niêm mạc hậu môn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Nứt kẽ hậu môn thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Hầu hết các vết nứt hậu môn sẽ thuyên giảm với các phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ hoặc vệ sinh hậu môn. Một số người bị nứt hậu môn có thể cần dùng thuốc hoặc đôi khi cần phải phẫu thuật.

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm:

  • Đau, đôi khi dữ dội, khi đi tiêu

  • Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài đến vài giờ

  • Máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh 

  • Vết nứt có thể nhìn thấy ở da xung quanh hậu môn

  • Một khối u nhỏ hoặc da trên da gần vết nứt hậu môn.

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?

Bạn cần liên hệ với bác sĩ khi bạn cảm thấy đau khi đi tiêu hoặc phát hiện có máu đỏ tươi ở phân và giấy vệ sinh.

NGUYÊN NHÂN

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Đi ngoài ra phân lớn hoặc cứng

  • Táo bón và căng thẳng khi đi tiêu

  • Tiêu chảy mãn tính

  • Quan hệ qua đường hậu môn

  • Sinh con.

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn:

  • Bệnh Crohn hoặc một bệnh viêm ruột khác

  • Ung thư hậu môn

  • HIV

  • Bệnh lao

  • Bệnh giang mai.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết nứt hậu môn như:

  • Táo bón. Rặn mạnh khi đi tiêu và phân cứng làm tăng nguy cơ bị rách.

  • Sinh con. Nứt kẽ hậu môn phổ biến hơn ở phụ nữ sau sinh.

  • Bệnh Crohn. Đây là một loại bệnh viêm đường ruột có thể gây ra tình trạng viêm ống tiêu hóa mãn tính, làm cho niêm mạc của ống hậu môn dễ bị rách.

  • Giao hợp qua đường hậu môn.

  • Tuổi. Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trung niên và người lớn tuổi.

BIẾN CHỨNG

Nứt hậu môn có thể gây ra một số biến chứng:

  • Khó chữa lành. Vết nứt hậu môn không lành trong vòng tám tuần được coi là mãn tính và cần phải được điều trị thêm.

  • Dễ tái phát. Một khi bạn đã trải qua một vết nứt hậu môn, thì có khả năng sẽ bị một vết nứt khác.

  • Vết rách kéo dài đến các cơ xung quanh. Nứt hậu môn có thể kéo dài đến vòng cơ giúp giữ hậu môn của bạn đóng lại (cơ vòng hậu môn bên trong), khiến cho vết nứt hậu môn của bạn khó lành hơn. Một vết nứt chưa lành có thể gây ra một chu kỳ khó chịu mà đôi khi có thể cần dùng thuốc giảm đau và tiểu phẫu để làm lành và loại bỏ vết nứt.

PHÒNG TRÁNH

Bạn có thể ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn bằng cách thực hiện một số biện pháp ngừa táo bón, tiêu chảy như ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nước và tập thể dục thường xuyên để giảm áp lực khi đi tiêu.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỘI CHỨNG KLINEFELTER

HỘI CHỨNG KLINEFELTER

administrator
MẤT NGỦ MÃN TÍNH

MẤT NGỦ MÃN TÍNH

administrator
NHIỄM NẤM HISTOPLASMA (VI NẤM HISTOPLASMA)

NHIỄM NẤM HISTOPLASMA (VI NẤM HISTOPLASMA)

administrator
HỘI CHỨNG RAYNAUD

HỘI CHỨNG RAYNAUD

administrator
TẮC TUYẾN LỆ Ở TRẺ EM

TẮC TUYẾN LỆ Ở TRẺ EM

Tắc ống dẫn nước mắt xảy ra khi ống tuyến lệ, dẫn nước mắt từ mắt vào mũi, bị tắc (do nhiễm trùng, chấn thương, v.v.) hoặc thông thường là bị tắc ngay từ khi sinh ra (tắc ống lệ mũi bẩm sinh).
administrator
BẠCH TẠNG

BẠCH TẠNG

administrator
HỘI CHỨNG QUAI MÙ

HỘI CHỨNG QUAI MÙ

administrator
TỰ KỶ Ở TRẺ EM

TỰ KỶ Ở TRẺ EM

administrator