Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, có chức năng lưu thông khí và bảo vệ phổi.

daydreaming distracted girl in class

PHẾ QUẢN

Phế quản là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nối tiếp phần phía dưới khí quản để thực hiện hoạt động hô hấp và trao đổi oxy. Phế quản nằm ngang ở mức đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản. Phế quản được chia thành 2 phần là phế quản chính phải và phế quản chính trái tạo với nhau một góc 70 độ, nhiệm vụ là dẫn khí vào phổi. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn và dốc hơn nên khi có dị vật thường lọt vào phổi phải. Sự phân chia cây phế quản là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.

Viêm phế quản là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người

Hệ hô hấp gồm hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. 

  • Hệ hô hấp trên bao gồm các cơ quan nằm ở ngoài lồng ngực: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản… với nhiệm vụ là lấy không khí, rồi không khí được lọc trước khi đưa không khí xuống hệ hô hấp dưới. 

  • Hệ hô hấp dưới bao gồm các cơ quan nằm ở trong khoang lồng ngực: khí quản, phế quản, phế nang, màng phổi và phổi có nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí. Bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc lọc khí, dẫn khí xuống phổi là phế quản.

Chức năng của phế quản

Hai chức năng chính của phế quản là lưu thông khí và bảo vệ phổi, các chức năng này được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật.

Chức năng lưu thông khí

Phế quản là các ống dẫn khí từ bên ngoài cơ thể sau khi đi qua đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) để vào hai phổi. Sau khi có sự vận động của các cơ hô hấp, nhờ tính đàn hồi của phổi và lồng ngực, áp suất âm được gây ra trong phế nang sẽ làm khí đi vào phổi thông qua đường dẫn khí. Đường dẫn khí làm thông phế nang với bên ngoài. Ngoài ra, chúng còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác để bảo vệ sự hô hấp.

Epinephrine và Norepinephrine tiết ra mỗi khi hệ thần kinh giao cảm kích thích tuyến thượng thận, gây nên ảnh hưởng cho đường dẫn khí. Epinephrine tác động lên thụ thể β2 gây ra hiện tượng giãn phế quản. Còn Acetylcholine gây tình trạng như hen phế quản khi bị kích thích bởi thần kinh phó giao cảm làm co thắt tiểu phế quản ở mức độ nhẹ.

Vai trò bảo vệ phổi

  • Làm ẩm không khí: khí ẩm vào phổi được bão hòa với hơi nước.

  • Điều chỉnh nhiệt độ khí hít vào: hai chức năng làm ẩm và điều chỉnh nhiệt độ nhằm bảo vệ phế nang. Khí hít vào dù nóng hay lạnh thì khi vào đến phế nang cũng gần bằng nhiệt độ cơ thể. 

  • Ngăn cản vật lạ vào đường hô hấp: nhờ có cấu tạo biểu mô trụ trên có các lông chuyển nên dễ dàng giữ lại những chất có hại trước khi vào phế nang và đẩy chúng ra ngoài. Vì chất tiết của phế quản gồm immunoglobulin và một số các chất khác nên chống lại sự nhiễm khuẩn và giữ cho niêm mạc được bền vững.

Chức năng phát âm

Vì luồng khí đi lên từ phổi qua phế quản, khí quản đến thanh môn làm cho hai dây thanh rung động và phát ra âm thanh nên phế quản góp phần vào chức năng phát âm của thanh quản.

Những lưu ý để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp

  • Phế quản nói riêng và hệ hô hấp nói chung có thể coi là nguồn sống của toàn bộ tế bào trong cơ thể. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Để phòng tránh các bệnh lí liên quan đến phế quản cũng như hệ hô hấp, những vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Giữ môi trường sạch sẽ: giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát trong nhà và nơi làm việc bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ, khử trùng cho môi trường không khí bằng ánh sáng mặt trời,…

  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Luôn giữ ấm cơ thể khi cảm thấy lạnh, đặc biệt là mùa động. Đối với tập thể dục cần lựa chọn những khoảng thời gian thích hợp như không nên đi tập trước 5 giờ sáng và sau 21 giờ vào mùa đông. Cơ thể luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối, tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin để tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để tránh làm khô đường hô hấp. Không hút thuốc lá, thuốc lào, xì gà. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân từng gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà, thực phẩm,…Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.

  • Xây dựng ý thức bảo vệ sức khỏe: Khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây bệnh. Cần chủ động cách ly với người đang mắc bệnh đường hô hấp. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Chủ động tiêm vắc xin phòng các bệnh đường hô hấp như cúm, phế cầu… Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người cao tuổi, những người mắc nhiều bệnh nền. Cần đi khám khi có bất kì dấu hiệu mắc bệnh hô hấp để có chỉ định điều trị cụ thể. Các bệnh lí mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để tránh những cơn khởi phát cấp tính của bệnh. 

Có thể bạn quan tâm?
CƠ DELTA

CƠ DELTA

Cơ delta là bộ phận bao phủ phần đầu của vai. Chúng giúp bạn nâng cánh tay của mình về phía trước, sang bên cạnh và ra phía sau. Đau cơ delta có thể gặp phải ở vận động viên bơi lội, vận động viên ném bóng hoặc bất kỳ ai thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động cánh tay ở trên cao.
administrator
CƠ SÀN CHẬU

CƠ SÀN CHẬU

Các cơ sàn chậu của bạn giúp ổn định phần cốt lõi của cơ thể trong quá trình thực hiện các chức năng cơ thể cần thiết, như đi tiểu, đi tiểu và quan hệ tình dục. Chúng có thể suy yếu theo thời gian do chấn thương và thậm chí là quá trình lão hóa bình thường, dẫn đến các tình trạng như tiểu không kiểm soát hoặc sa cơ quan vùng chậu. Tập thể dục cơ sàn chậu của bạn có thể chống lại những tác động tiêu cực của việc suy yếu cơ sàn chậu.
administrator
HOÀNG THỂ

HOÀNG THỂ

Hoàng thể là cơ quan sản xuất ra hormone progesterone làm cho tử cung của bạn trở thành môi trường cho thai nhi phát triển. Một hoàng thể mới hình thành mỗi khi bạn rụng trứng và mất đi khi bạn không còn cần nó để tạo ra progesterone. Nếu không có hoàng thể, tử cung của bạn sẽ không thể thực hiện những thay đổi cần thiết để trứng thụ tinh trở thành bào thai.
administrator
CƠ TỨ ĐẦU

CƠ TỨ ĐẦU

Cơ tứ đầu của chúng ta nằm ở mặt trước của đùi. Chúng giúp bạn duỗi thẳng đầu gối để bạn có thể đá, chạy và nhảy. Nhưng những cơ này dễ gặp phải các tình trạng chấn thương chẳng hạn như căng cơ và co cứng.
administrator
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một mảnh mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo của bạn. Nó được hình thành trong quá trình phát triển bào thai và hiện diện trong quá trình sinh ra. Nó mỏng dần theo thời gian và sẽ bị rách. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách, nhưng hầu hết sẽ không có tình trạng này.
administrator
OXYTOCIN

OXYTOCIN

Oxytocin là một loại hormone tự nhiên. Oxytocin quản lý các nhiệm vụ chính của hệ thống sinh sản nam, nữ như chuyển dạ, sinh nở hay cho con bú và các quản lý các hành vi của con người.
administrator
MÓNG TAY CHÂN

MÓNG TAY CHÂN

Móng tay chân có cấu tạo từ keratin, đảm nhiệm nhiều chức năng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về móng tay chân nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH CHÀY

DÂY THẦN KINH CHÀY

Dây thần kinh chày giúp cẳng chân của chúng ta nhận thông điệp từ não. Nó bắt đầu trên đầu gối, ở phía sau của chân. Dây thần kinh kết nối với 21 cơ giúp bạn có thể cử động chân, bàn chân và ngón chân.
administrator