SỬ DỤNG HOA CÚC VÀO QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CỦA BẠN ĐỂ LÀM DỊU MẨN ĐỎ, TRỊ MỤN VÀ GIẢM CÁC DẤU HIỆU LÃO HÓA

Hoa cúc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp chữa trị cho da khô, da bị kích ứng và nhạy cảm. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về lợi ích cụ thể của hoa cúc đối với da, nhưng khoa học cho thấy loài hoa này có chứa một số hợp chất hóa học có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.

daydreaming distracted girl in class

SỬ DỤNG HOA CÚC VÀO QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CỦA BẠN ĐỂ LÀM DỊU MẨN ĐỎ, TRỊ MỤN VÀ GIẢM CÁC DẤU HIỆU LÃO HÓA

Hoa cúc từ lâu đã là một thành phần quan trọng trong chế độ chăm sóc da nhẹ nhàng. Ngay cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại cũng dùng hoa cúc nghiền nát đắp lên da để điều trị tình trạng da bị đỏ và khô do thời tiết.

Hàng trăm năm sau, nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong hoa cúc có khả năng làm cho nó trở thành một chất có nhiều công dụng mạnh mẽ cho da.

Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng của hoa cúc đối với da, cùng với cách kết hợp nó vào thói quen chăm sóc da của bạn.

Lợi ích cho da

Các nghiên cứu về hoa cúc còn hạn chế, và nhiều nghiên cứu trên động vật.

Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu cho biết có lý do chính đáng để tin rằng loại hoa phổ biến này có lợi cho da - từ chữa lành vết thương đến chống lão hóa.

Dendy Engelman, MD, FACMS, FAAD, một bác sĩ da liễu thẩm mỹ và bác sĩ phẫu thuật Mohs tại Shafer Clinic ở New York cho biết: “Các đặc tính làm dịu, chữa lành vết thương, chống oxy hóa và chống viêm tuyệt vời của hoa cúc khiến nó trở thành một thành phần phổ biến trong chăm sóc da”.

Hoa cúc có thể mang lại lợi ích trong:

  • làm lành vết thương

  • viêm nhiễm

  • đỏ

  • bệnh chàm

  • tăng sắc tố

  • mụn

  • tổn thương do gốc tự do

Làm lành vết thương

Tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc được cho là có đặc tính kháng khuẩn để bảo vệ chống lại một số loại vi khuẩn, nấm và virus.

Một nghiên cứu năm 2018 trên chuột cho thấy thuốc mỡ có chiết xuất hoa cúc La Mã đã cải thiện đáng kể khả năng hồi phục và kháng khuẩn ở vết thương bị nhiễm trùng so với thuốc mỡ tetracyclin và giả dược.

Trên thực tế, Ủy ban E, một nhóm các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ và nhà độc chất học xác định xem thuốc có an toàn để sử dụng ở Đức hay không, đã phê duyệt việc sử dụng hoa cúc cho các bệnh về da do vi khuẩn.

Viêm

Hoa cúc thường được sử dụng để giúp chế ngự chứng viêm da do cháy nắng và phát ban. Ủy ban E của Đức cũng đã phê duyệt hoa cúc để điều trị viêm da.

Engelman giải thích: “Hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa apigenin, giúp giảm viêm bằng cách ức chế giải phóng các hóa chất gây viêm”.

Đỏ da

Người Hy Lạp cổ đại đã phát hiện ra điều gì đó khi họ bôi hoa cúc nghiền nát lên vùng da bị kích ứng, mẩn đỏ. Đó là bởi vì hoa cúc dường như có tác dụng hạn chế chứng viêm, nguyên nhân cơ bản gây đỏ da.

Engelman giải thích: “Hoa cúc thấm sâu nhưng nhẹ nhàng vào da để giảm viêm”.

Làm dịu làn da nhạy cảm

Các đặc tính chống viêm và hồi phục của hoa cúc dường như đặc biệt nhẹ nhàng đối với những người có làn da nhạy cảm.

Engelman cho biết: “Bisoprolol, chamazulene và apigenin là ba hợp chất được tìm thấy trong hoa cúc mang lại lợi ích làm dịu và hồi phục tuyệt vời cho làn da nhạy cảm”.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các loại kem dưỡng da có chứa hoa cúc thậm chí có thể có lợi cho những người mắc các bệnh về da, như bệnh chàm. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng thoa dầu hoa cúc da chuột giúp giảm các dấu hiệu dị ứng một cách hiệu quả.

Tăng sắc tố và làm sáng da

Tăng sắc tố da là khi tình trạng xuất hiện các vùng da sẫm màu hơn vùng da xung quanh do sản xuất quá mức hormone melanin. Nó thường do tổn thương hoặc viêm da và thường liên quan đến tổn thương do ánh nắng mặt trời, mụn trứng cá hoặc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

Các sản phẩm làm sáng da với hoa cúc điều trị chứng tăng sắc tố da có thể hữu ích.

Engelman nói: “Chamomile có đặc tính làm se và làm sáng da, ngoài việc se khít lỗ chân lông và làm mềm da, còn có thể làm mờ sẹo mụn và tăng sắc tố da khi sử dụng thường xuyên”.

Mụn

Các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa đã làm cho hoa cúc trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho vết đỏ và viêm cũng có thể giải quyết mụn trứng cá.

Engelman lưu ý: “Nó có thể được sử dụng như một chất làm se nhẹ, khiến mô cơ thể co lại. Nó nhẹ nhàng tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm mờ các vết tăng sắc tố hoặc đốm đỏ, đồng thời tăng tốc độ tái tạo tế bào, giúp làm sạch da.”

Chống lão hóa

Chất chống oxy hóa chống lại stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do, là kết quả tự nhiên của quá trình trao đổi chất hàng ngày và viêm nhiễm. Stress oxy hóa có liên quan đến xuất hiện các nếp nhăn, tăng sắc tố và các dấu hiệu lão hóa khác.

Hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa mạnh bao gồm polyphenol và chất phytochemical. Khi thoa lên da, nó có thể giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa bằng cách bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do.

Engelman nói: “Nó tăng tốc quá trình tái tạo tế bào và mô, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và mang lại làn da tươi sáng trẻ trung”.

Phân loại

Có hai loại hoa cúc chính:

  • Hoa cúc Đức (Matricaria recutita)

  • Hoa cúc La Mã (Anthemis nobilis)

Engelman cho biết cũng có 3 hợp chất hóa học chính mang lại lợi ích cho da và sức khỏe của hoa cúc:

  • chamazulene

  • matricin

  • bisabolol

Cô ấy nói: “Hoa cúc Đức chứa hàm lượng chamazulene và bisabolol cao hơn so với hoa cúc La Mã, vì vậy nó thường được coi là dạng hiệu quả hơn và được sử dụng rộng rãi hơn trong các sản phẩm chăm sóc da”.

Một thành phần khác mà bạn có thể thấy trên nhãn sản phẩm chăm sóc da là hoa cúc xanh, đây thực sự được chiết xuất từ dầu hoa cúc của Đức.

Bạn sẽ không tìm thấy chamazulene trong hoa tươi vì nó được hình thành trong quá trình chưng cất. Màu sắc của dầu dựa trên lượng chamazulene và cách nó được chiết xuất.

Blue tansy là một loại cây có liên quan, nhưng nó không hoàn toàn giống với hoa cúc xanh.

Thông thường bạn có thể tìm thấy dầu hoa cúc vàng và xanh lá cây của Đức, bên cạnh đó dầu hoa cúc xanh nước biển sẽ có nồng độ chamazulene cao hơn đáng kể.

Cách sử dụng hoa cúc

Có ba cách bạn có thể thêm hoa cúc vào thói quen chăm sóc da của mình:

  • chiết xuất hoa cúc

  • dầu hoa cúc

  • trà hoa cúc

Sử dụng trên da

Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất hoa cúc hoặc dầu hoa cúc, có chứa hợp chất chamazulene với công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Nếu bạn lo lắng về mụn trứng cá hoặc chứng tăng sắc tố da, Engelman khuyên bạn nên sử dụng mặt nạ hoặc serum có chứa hoa cúc. Cô ấy nói: “Nó có thể giúp làm giảm bớt những nhược điểm không mong muốn và đồng thời làm dịu da”.

Hãy dùng thử Tẩy tế bào chết dạng lỏng 2% BHA của Paula’s Choice Skin Perfecting hoặc M-61 PowerGlow Peel 1 Minute 1 Step Exfoliating Facial Peel.

Nếu bạn có làn da khô, đỏ hoặc bị kích ứng, kem dưỡng ẩm với hoa cúc có thể giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ và viêm.

Hãy thử Aspen Kay Naturals Glow Face Oil, Beplain Chamomile pH-Balanced Lotion hoặc evanhealy Blue Chamomile Day Moisturizer.

Bạn có thể tìm thấy hoa cúc trong hầu hết mọi loại sản phẩm chăm sóc da, bao gồm dạng xịt, dầu, serum, kem dưỡng da và lột da.

Một số sản phẩm yêu thích của Engelman có thành phần hoa cúc là:

  • SkinCeuticals Renew Overnight Dry

  • Mặt nạ tinh chế làm đẹp da Glo

  • Perfect Image Glycolic 50% Gel Peel

Nếu bạn đang sử dụng tinh dầu hoa cúc, hãy pha loãng nó với dầu nền, chẳng hạn như dầu hạnh nhân ngọt, để tránh kích ứng. Bạn có thể thêm khoảng 5 giọt tinh dầu cho mỗi 1 ounce dầu nền.

Uống trà hoa cúc

Bạn cũng có thể nhận được những lợi ích về da và sức khỏe từ việc uống trà hoa cúc.

Engelman nói: “Uống trà hoa cúc có thể giúp tăng cường sức khỏe làn da của bạn từ trong ra ngoài với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ nhàng. Nó có thể hỗ trợ bằng cách làm sáng da, giảm mụn trứng cá và làm mờ các vết thâm. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn cần các phương pháp điều trị tại chỗ để thực sự thấy được kết quả.”

Công thức chăm sóc da tự làm tại nhà với hoa cúc (DIY)

Tìm kiếm một tùy chọn DIY? Hãy thử các công thức chăm sóc da bằng hoa cúc tại nhà này.

Mặt nạ hồi phục da

Thành phần

  • 1 túi trà hoa cúc

  • 1 muỗng lô hội

  • 2 muỗng mật ong

  • nước nóng

Công thức

  • Cho túi trà và nước nóng vào cốc và ngâm.

  • Cho nha đam và mật ong vào một cái bát.

  • Trong khi vẫn còn ấm, thêm từng thìa trà vào bát cho đến khi bạn đạt được độ sệt giống như bột nhão.

  • Đắp mặt nạ lên làn da khô và sạch.

  • Để trong 10 đến 15 phút.

  • Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.

Mặt nạ và tẩy tế bào chết với công dụng chống oxy hóa

Thành phần

  • 1 túi trà hoa cúc

  • 1/2 quả chuối, nghiền

  • 2 muỗng bột yến mạch dạng keo

  • 2 muỗng mật ong

  • nước nóng

Công thức

  • Cho túi trà và nước nóng vào cốc và ngâm.

  • Thêm chuối nghiền, mật ong và bột yến mạch vào một cái bát.

  • Trong khi vẫn còn ấm, thêm từng thìa trà vào bát cho đến khi bạn đạt được độ sệt giống như bột nhão.

  • Đắp mặt nạ lên làn da khô và sạch của bạn.

  • Để trong 10 đến 15 phút.

  • Rửa sạch bằng nước ấm, tẩy tế bào chết khi bạn rửa và lau khô.

Mặt nạ làm dịu

Thành phần

  • 1 túi trà hoa cúc

  • 1 muỗng mật ong

  • 1 muỗng nước hoa hồng

  • nước nóng

Công thức

  • Cho túi trà và nước nóng vào cốc và ngâm.

  • Thêm mật ong và nước hoa hồng vào một cái bát.

  • Trong khi vẫn còn ấm, thêm từng thìa trà vào bát cho đến khi bạn đạt được độ sệt giống như bột nhão.

  • Đắp mặt nạ lên làn da khô và sạch của bạn.

  • Để trong 10 đến 15 phút.

  • Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho khô.

Lưu ý

Hầu hết mọi người có thể sử dụng hoa cúc một cách an toàn trên da của họ.

“Hoa cúc được biết là rất an toàn cho hầu hết các loại da khi sử dụng tại chỗ. Trên thực tế, nó được coi là đặc biệt có lợi cho làn da nhạy cảm,” Engelman nói.

Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi thử bất kỳ sản phẩm chăm sóc da mới nào.

Chuyên gia cho biết: “Trong những trường hợp rất hiếm, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những một số nguoiwf”.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên thoa ngay một sản phẩm chăm sóc da mới lên khắp mặt hoặc cơ thể. Thay vào đó, hãy thử một lượng nhỏ sản phẩm trên cẳng tay của bạn trong một tuần và theo dõi phản ứng của da.

Lời kết

Hoa cúc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương pháp chữa trị cho da khô, da bị kích ứng và nhạy cảm.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về lợi ích cụ thể của hoa cúc đối với da, nhưng khoa học cho thấy loài hoa này có chứa một số hợp chất hóa học có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.

Khi thoa lên da, dầu và chiết xuất hoa cúc có thể giúp giải quyết mẩn đỏ, tăng sắc tố và mụn trứng cá. Hoa cúc cũng có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và làm dịu làn da nhạy cảm.

Tìm kiếm chiết xuất hoa cúc La Mã hoặc dầu trong các sản phẩm serum, thuốc xịt, kem dưỡng da và lột da (peels).

 

Có thể bạn quan tâm?
TẠI SAO CÁC CÔNG THỨC TỰ LÀM KEM CHỐNG NẮNG - NGAY CẢ KHI CÓ DẦU DỪA - LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ?

TẠI SAO CÁC CÔNG THỨC TỰ LÀM KEM CHỐNG NẮNG - NGAY CẢ KHI CÓ DẦU DỪA - LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ?

Các loại dầu tự nhiên như dầu dừa là một chất rất tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm, làm dịu da cũng như cung cấp chất chống oxy hóa. Nhưng chúng liệu có phải là một chất chống nắng hiệu quả hoặc an toàn không?
administrator
CÓ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ MỤN TRỨNG CÁ?

CÓ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ MỤN TRỨNG CÁ?

Mụn trứng cá không phải lúc nào cũng liên quan đến sữa, nhưng bạn nên thử kiểm tra chế độ ăn uống của mình để tìm hiểu xem sữa ảnh hưởng đến làn da như thế nào. Nói chuyện với bác sĩ da liễu nếu bạn có thắc mắc về mối liên hệ giữa mụn trứng cá và lượng sữa tiêu thụ.
administrator
PHÁT BAN DO NHIỆT VÀ ECZEMA: CÁCH NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT

PHÁT BAN DO NHIỆT VÀ ECZEMA: CÁCH NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT

Với trẻ sơ sinh, trẻ em và thậm chí cả người lớn, có thể khó xác định xem bạn đang đối phó với tình trạng phát ban nhiệt hay chàm. Mặc dù hai tình trạng có thể có một số điểm tương đồng về triệu chứng bên ngoài, nhưng chúng không giống nhau. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách phân biệt giữa hai tình trạng da này, cách điều trị và khi nào cần được chăm sóc y tế.
administrator
CÁC CÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT MỤN Ở LƯNG

CÁC CÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT MỤN Ở LƯNG

Mụn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì nhiều lý do khác nhau. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, bao gồm cả lưng.
administrator
MỐI LIÊN HỆ GIỮA GLUTEN VÀ MỤN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA GLUTEN VÀ MỤN

Một số người không thể ăn gluten do nhạy cảm hoặc không dung nạp. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy việc cắt giảm gluten khỏi chế độ ăn uống của bạn sẽ làm giảm mụn, đặc biệt nếu bạn không có bất kỳ dạng nhạy cảm nào với gluten. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về gluten và lý do mọi người đổ lỗi cho protein này gây ra các triệu chứng của mụn.
administrator
TẠI SAO NHA ĐAM CÓ THỂ SẼ LÀ THỨ BẠN CẦN KHI ĐIỀU TRỊ CHÁY NẮNG?

TẠI SAO NHA ĐAM CÓ THỂ SẼ LÀ THỨ BẠN CẦN KHI ĐIỀU TRỊ CHÁY NẮNG?

Nha đam hay còn gọi là lô hội, là một loại cây thuốc nhiệt đới đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước để điều trị các căn bệnh về da, chẳng hạn như vết thương và vết bỏng. Nha đam làm dịu vết bỏng hiệu quả đến nỗi đôi khi nó được gọi là “cây chữa bỏng”.
administrator
NGƯỜI TA SỬ DỤNG UREA (URÊ) TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?

NGƯỜI TA SỬ DỤNG UREA (URÊ) TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?

Nếu bạn là một người thường xuyên đọc nhãn trên các sản phẩm chăm sóc da của mình, bạn có thể thấy urea hay được xuất hiện trong danh sách thành phần. Urea là một hợp chất được đưa vào nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da, có tác dụng giữ ẩm và tẩy tế bào chết. Bên cạnh đó, urea cũng được tìm thấy tự nhiên trên da của bạn và được bài tiết qua nước tiểu.
administrator
5 LẦM TƯỞNG VỀ MỤN VÀ CHẾ ĐỘ ĂN - THEO KHOA HỌC

5 LẦM TƯỞNG VỀ MỤN VÀ CHẾ ĐỘ ĂN - THEO KHOA HỌC

Mụn ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một số thời điểm trong cuộc đời, kể cả ở tuổi trưởng thành. Có rất nhiều lầm tưởng về nguyên nhân gây mụn do chế độ ăn uống, nhưng không có đủ nghiên cứu lâm sàng để chứng minh chúng.
administrator