Suy tim cấp tính là một tình trạng xảy ra đột ngột, đe dọa đến tính mạng do tim không thể thực hiện được chức năng của mình. Mặc dù tim vẫn đập nhưng nó không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Người bị suy tim cấp cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

daydreaming distracted girl in class

SUY TIM CẤP

Tổng quan

Suy tim cấp là gì?

Suy tim là tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tim bị suy vẫn hoạt động, nhưng nó không thể cung cấp máu giàu oxy đến khắp cơ thể. Với tình trạng suy tim cấp tính, người bệnh bị suy giảm chức năng tim đột ngột và lượng máu tim bơm đi khắp cơ thể cũng bị sụt giảm nhanh chóng.

Ai có thể bị suy tim cấp tính?

Suy tim cấp tính xảy ra ở những người đã mắc các vấn đề về tim nhưng cũng có thể xảy ra ở những người chưa gặp bất kì vấn đề gì về tim mạch:

  • Suy tim mất bù cấp tính (ADHF) xảy ra ở những người đang mắc các bệnh về tim, chẳng hạn như bệnh mạch vành.

  • Suy tim cấp mới xuất hiện xảy ra ở những người không có tiền sử bệnh tim. Tuy nhiên họ mắc các bệnh mãn tính có thể gây tổn thương tim, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Những vấn đề này gây ra suy tim cấp tính như thế nào?

Bệnh về tim và các bệnh lí khác có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường,

Việc tim phải làm việc quá sức có thể dẫn đến những thay đổi trong cơ thể bao gồm:

  • Tim trở nên to ra

  • Giảm lưu lượng máu.

  • Hẹp mạch máu.

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

  • Cơ tim căng cứng.

Những thay đổi này khó được phát hiện lúc ban đầu. Chúng bắt đầu rất lâu trước khi các triệu chứng suy tim cấp tính xuất hiện. Theo thời gian, các thay đổi trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn, khiến cho tim phải hoạt động quá sức. Khi tim không còn chịu được cường độ làm việc này, suy tim cấp tính sẽ xảy ra.

Các triệu chứng và nguyên nhân

Các triệu chứng của suy tim cấp tính

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khó thở, các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thở một cách nặng nhọc.

  • Cảm giác như bị ngạt thở.

  • Khó thở khi nằm.

  • Ngực căng.

Các triệu chứng khác của suy tim cấp tính bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Đau tức ngực

  • Ho

  • Tụ dịch ở cánh tay hoặc chân

  • Bất tỉnh

Nên làm gì khi gặp phải các triệu chứng trên?

Tìm kiếm trợ giúp y tế càng sớm càng tốt nếu gặp phải bất kì triệu chứng nào của suy tim. Càng được chữa trị sớm, cơ hội hồi phục càng cao.

Nguyên nhân nào gây ra suy tim cấp?

Các vấn đề sức khỏe làm gia tăng áp lực lên trái tim là nguy cơ tiềm tàng gây nên suy tim:

  • Bệnh thận mãn tính

  • Nghiện rượu

  • Thuyên tắc phổi (máu đông trong phổi)

  • Bệnh tiểu đường.

  • Cao huyết áp

  • Cường giáp

  • Tai biến mạch máu não

  • Nhiễm các loại virus ảnh hưởng đến tim.

Các vấn đề về tim có thể gây ra suy tim mất bù bao gồm:

  • Loạn nhịp tim

  • Bệnh mạch vành

  • Bệnh về van tim

Chẩn đoán và xét nghiệm

Suy tim cấp tính được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sĩ sẽ đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thông qua:

  • Bệnh sử, bao gồm tiền sử bệnh tim của cá nhân hoặc gia đình. Ngoài ra các bác sĩ sẽ muốn biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng cũng như liệu bạn có hút thuốc lá không.

  • Khám lâm sàng nhằm tìm hiểu thêm về các triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Bác sĩ thực hiện khám bằng việc sử dụng ống nghe tim và kiểm tra các dấu hiệu của phù nề.

Các xét nghiệm được thực hiện

Các xét nghiệm được thực hiện để đánh giá mức độ của các triệu chứng bao gồm:

  • Điện tâm đồ (EKG) để ghi lại và đánh giá hoạt động của điện tim

  • Chụp X-quang ngực để kiểm tra dịch tích tụ trong tim hoặc phổi.

  • Siêu âm tim để hiển thị chuyển động của tim và lưu lượng máu.

  • Chụp mạch máu tim hoặc đặt ống thông tim để kiểm tra các mạch máu của tim.

Bệnh nhân cũng có thể cần một số xét nghiệm khác bao gồm:

  • Xét nghiệm định lượng hormone BNP (dấu ấn sinh học) trong máu nhằm kiểm tra các hormone xuất hiện khi áp lực bên trong tim thay đổi.

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa cơ bản cho biết liệu thận hoặc tuyến giáp có đang gặp vấn đề nào không.

Kiểm soát và điều trị

Điều trị suy tim cấp tính như thế nào?

Điều trị cho các trường hợp cấp cứu do suy tim cấp tính bao gồm phục hồi lưu lượng máu và nồng độ oxy trong máu. Các biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân bao gồm:

  • Bổ sung oxy cung cấp thêm oxy thông qua mặt nạ.

  • Thuốc giãn mạch, giúp mở các mạch máu bị hẹp

  • Thuốc lợi tiểu giúp cơ thể bài tiết lượng chất lỏng dư thừa

Liệu bệnh nhân có cần được điều trị thêm?

Sau khi xuất viện, bệnh nhân có thể cần kéo dài thời gian sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta hoặc thuốc lợi tiểu để tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra họ còn có thể cần được điều trị thêm bằng các phương pháp khác để ngăn ngừa suy tim cấp xảy ra trong tương lai.

Một số phương pháp điều trị cần đến phẫu thuật gồm:

  • Đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở những người mắc bệnh mạch vành.

  • Sửa chữa hoặc thay thế van tim bị hư hại

  • Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim nhằm giúp bệnh nhân duy trì nhịp tim đều đặn và đưa nhịp tim trở lại bình thường trong trường hợp xảy ra sự cố về nhịp tim. 

  • Ghép tim.

  • Hỗ trợ chức năng của tim bằng thiết bị hỗ trợ tâm thất trong lúc chờ được ghép tim.

Phòng ngừa

Thực hiên một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng suy tim cấp tính, phương pháp để duy trì lối sống lành mạnh bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây và rau củ.

  • Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc .

  • Thường xuyên có các hoạt động về thể chất kết hợp với ngủ đủ giấc

  • Hít thở sâu và thư giãn nhằm giải tỏa căng thẳng

Tuân theo chỉ định và các hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Tiên lượng

Tiên lượng cho từng trường hợp suy tim là rất khác nhau khác nhau vì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và liệu bệnh có đang được chữa trị hay không.

Tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của suy tim.

  • Bệnh nhân có được cấp cứu kịp thời hay không.

  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và đáp ứng với điều trị.

  • Quyết tâm thực hiện lối sống lành mạnh cho sức khỏe trái tim

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM XƯƠNG

VIÊM XƯƠNG

administrator
THIẾU MÁU CƠ TIM

THIẾU MÁU CƠ TIM

administrator
VIÊM QUANH KHỚP VAI

VIÊM QUANH KHỚP VAI

Viêm quanh khớp vai là một thuật ngữ chung để chỉ một số lượng lớn các rối loạn thoái hóa ở vùng vai gáy. Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm đau các mô mềm, gân và dây chằng xung quanh vùng vai. Viêm quanh khớp vai là bệnh thường gặp, phần lớn là cấp tính ở người trung niên và cao tuổi. Dấu hiệu điển hình: đau, hạn chế vận động cấp tính ở khớp vai. Do khả năng vận động bị hạn chế, người ta còn gọi đây là tình trạng vai cóng. Nguyên nhân rất đa dạng và không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tất cả những thay đổi đối với gân, cơ, dây chằng, bao khớp hoặc xương của khớp vai có thể dẫn đến đau cứng vai. Thông thường tai nạn hoặc tình trạng viêm xương khớp là nguyên nhân gây ra cơn đau.
administrator
MÙ MẮT

MÙ MẮT

administrator
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

administrator
UNG THƯ VÚ

UNG THƯ VÚ

administrator
HỘI CHỨNG MALLORY-WEISS

HỘI CHỨNG MALLORY-WEISS

administrator
RÒ MAO MẠCH

RÒ MAO MẠCH

administrator