THĂNG MA

Thăng ma là một loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông y để làm các bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu. Tên gọi Thăng ma bắt nguồn từ tính chất bốc hơi lên trên (thăng) cộng với hình dáng ngọn và lá hơi giống cây gai (ma). Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của cây Thăng ma cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý trong bài viết sau đây.

daydreaming distracted girl in class

THĂNG MA

Giới thiệu về dược liệu

Thăng ma là một dược liệu quý.

Tên khoa học: Cimicifuga foetida L.

Tên gọi khác: Quỷ kiếm thăng ma; kê cốt thăng ma; châu thăng ma; châu ma; tây và bắc thăng ma.

Họ: Ranunculaceae (Mao Lương)

Thăng ma là cây thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng 1 - 2m, thân có nhiều lông nhỏ.

Lá kép nhiều lần dạng lông chim và mọc so le. Lá chét có hình mác hoặc hình trứng, phần mép có khía sâu và nhọn, lá chét tận cùng chia thành 3 thuỳ.

Cụm hoa mọc tại ngọn hoặc kẽ lá, gần ngọn thân thành hình chùy và phân nhánh rộng. Hoa có màu trắng, lưỡng tính, đường kính khoảng 6 mm. Có từ 5 - 7 cánh hoa và lá đài, xếp lợp với nhau thành hình trứng, 1 hoặc 2 cánh trong sẽ xẻ sâu thành 2 thuỳ. Nhị nhiều, dài hơn lá đài. Bầu có nhiều noãn.

Quả kép, dẹt, dài khoảng 12cm, trên mặt có lông, vòi nhuỵ. Mỗi quả chứa từ 6 – 8 hạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thăng mà chưa được phát hiện mọc tại Việt Nam, tất cả dược liệu Thăng ma đang sử dụng đều được nhập từ Trung Quốc, ở các tỉnh như Thanh Hải, Vân Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên.

Sử dụng phần thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây.

Khi thu hoạch, đào lấy thân rễ vào lúc mùa hè và mùa thu. Sau đó, phơi khô nửa chừng và đốt cháy lớp rễ con, tiếp tục phơi cho thật khô.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu trên dược liệu Thăng ma (Cimicifuga foetida L.) đã cho thấy có sự xuất hiện của citimin (có công thức hoá học C20H34O7). Đây là một chất dạng bột màu vàng nhạt, vị đắng, tan được trong cồn etylic, cồn metylic, aceton, clorofoc; không tan trong ether, nước, benzen và ether dầu hoả. Nhiệt độ nóng chảy là 169°C và đến 175°C thì bị phân huỷ.

Phần thân rễ Thăng ma chủ yếu chứa triterpen với hàm lượng khoảng 4,3%. Những triterpen đã được phân lập và xác định bao gồm Cimigenol 3-O-β-D-xylopyranosid, acid isoferulic, dahurinol.

Bên cạnh đó, còn có các chất như Acetylshengmanol 3-O-β-D-xylopyranosid, shengmanol 3-O-β-D-xylopyranosid, 24-O-acetylshengmanol 3-O-β-D-xylopyranosid.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, Thăng ma có vị ngọt, cay và hơi đắng. Tính bình và hơi độc. Quy vào 4 kinh gồm Phế, tỳ, vị và đại trường.

Thăng ma có tác dụng tán phong giải độc, giáng trọc và thăng thanh. Đây là thuốc thăng để chữa phong nhiệt. Thăng ma thường được dùng làm thuốc trừ ôn dịch, chữa lở loét cổ họng, chướng khí, giải độc trong trường hợp đau bụng khi trúng độc, sốt rét.

Theo y học hiện đại

Nghiên cứu về mức độ độc của Thăng ma: Tiêm tĩnh mạch 100mg citimin trên chuột 10g vẫn không cho thấy tình trạng trúng độc.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều có thể gặp hiện tượng đầu váng mắt hoa, bắp thịt mềm nhũn, giảm nhịp thở và mạch, dạ dày bị kích thích có thể dẫn đến nôn mửa kịch liệt. Khi liều sử dụng cao hơn nữa thì có thể bị suy nhược cơ thể, nhức đầu, choáng váng, phát cuồng mức độ nhẹ.

Cách dùng - Liều dùng

Mỗi ngày sử dụng từ 4 – 10 g dạng thuốc sắc để súc miệng hay uống, thường phối hợp Thăng ma cùng một số vị thuốc khác.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Thăng ma:

Trị cảm sốt, ban, sởi, ban sởi không mọc, gây biến chứng

Sử dụng mỗi vị Thăng ma và Cát căn 6g; mỗi vị Kim ngân hoa, Bông trang, Kinh giới 10g; mỗi vị Cam thảo dây, Liên kiều (hay Đơn kim) 8g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị sởi

Sử dụng 8g Thăng ma; 12g mỗi vị gồm Đậu sị và Phù bình; 8g mỗi vị Cát căn, Liên kiều, Ngưu bàng tử; xác Ve sầu 4g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị quai bị

8g mỗi vị Thăng ma, Cát cánh, Liên kiều, Hoàng cầm, Thiên hoa phấn; 4g mỗi vị Sài hồ và Cam thảo; 12g mỗi vị Cát căn, Ngưu bàng; Thạch cao 1 g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị viêm amidan mạn tính

Sử dụng Thăng ma 6g, Xạ can 8g; Cát cánh 4g; mỗi vị 12g Sa sâm, Mạch môn, Tang bạch bì, Ngưu tất và Huyền sâm 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị viêm tai giữa mạn tính

Sử dụng 8g mỗi vị Thăng ma, Đương quy, Hoàng bá, Hoàng liên; Trần bì 6g; Cam thảo 4g; mỗi vị 12g Bạch truật, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Phục linh, Sài hồ. Sắc lấy nước uống ngày một thang.

Trị viêm gan do virus cấp tính

Sử dụng 12g mỗi vị Thăng ma, Đan sâm, Hoàng liên, Huyền sâm, Thạch hộc; 16g mỗi vị Chi tử, Đan bì, Sừng trâu; 24g Sinh địa và 40g Nhân trần. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị táo bón ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, người già

Sử dụng 12g mỗi vị Thăng ma, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sài hồ; 8g mỗi vị Bá tử nhân, Nhục thung dung, Đương quy, Vừng đen; 6g mỗi vị Cam thảo và Trần bì. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị rong kinh

Sử dụng 8g mỗi vị Thăng ma, Bạch truật và Hoàng kỳ; 4g Cam thảo và 12g Đảng sâm. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một lần.

Trị rong huyết

Sử dụng 8g Thăng ma; 4g Cam thảo; 6g mỗi vị Đảng sâm, Huyết dụ; 12g mỗi vị Bạch truật, Hoàng kỳ, Ô tặc cốt, Mẫu lệ. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị sa tử cung

Sử dụng 12g mỗi vị Thăng ma, Bạch truật, Hoài sơn, Khiếm thực, Sài hồ, Hoàng kỳ, Sơn thù; 4g Cam thảo; 6g Trần bì; 8g mỗi vị Đương quy, Tang phiêu tiêu; 16g Đảng sâm. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý

Thăng ma là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên có một số lưu ý sau khi sử dụng:

  • Người có âm hư hỏa vượng, người chảy máu cam, thổ huyết, ho có đờm, bị nôn mửa, thận tinh bất túc, thương hàn mới phát ở thái dương, sởi đã mọc hết, hen suyễn không được sử dụng

  • Lưu ý phân biệt với loại Thăng ma họ Cúc (Serratura chinensis). Dược tính và tác dụng của hai loại dược liệu này là khác nhau, do đó khi lựa chọn nguyên liệu cần thận trọng.

Trên thị trường hiện nay, vị thuốc Thăng ma có thể được chế biến từ nhiều loại thảo dược khác nhau, khi chọn mua và sử dụng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn, có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

Nhắc đến Nghệ vàng, ai cũng sẽ biết đến một loại dược liệu có vẻ ngoài giống với Gừng nhưng có mùi vị và màu sắc rất đặc trưng và thường được sử dụng từ xa xưa. Phần thân rễ cây Nghệ vàng được gọi là Khương hoàng. Ngoài công dụng thường thấy là dùng để làm gia vị trong những món ăn, Khương hoàng còn được biết đến như là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, còn nhiều những công dụng tuyệt với khác mà Nghệ vàng hay Khương hoàng còn có thể mang lại cho sức khỏe con người.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator