THIẾU MÁU TÁN HUYẾT

daydreaming distracted girl in class

THIẾU MÁU TÁN HUYẾT

TỔNG QUAN

Thiếu máu tán huyết là một tình trạng rối loạn khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn việc sản sinh chúng. Sự phá hủy hồng cần gọi là tán huyết.

Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nếu số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường, nghĩa là bạn đang bị thiếu máu. Khi đó, máu không thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết đến các mô cơ quan của cơ thể, khiến cho hoạt động của cơ thể không bình thường.

Hemolytic Anemia, When Your Child Has

Thiếu máu tán huyết là tình trạng tế bào hồng cầu dễ bị vỡ khiến cơ thể thiếu hụt hồng cầu

Thiếu máu tán huyết có thể do yếu tố di truyền hoặc mắc phải.

  • Thiếu máu tán huyết di truyền: Khi cha mẹ truyền gen gây bệnh cho con cái.

  • Thiếu máu tán huyết mắc phải: Xuất hiện trong quá trình sống.

NGUYÊN NHÂN

Thiếu máu tán huyết di truyền

Ở loại thiếu máu này, cha mẹ mang gen bệnh sẽ truyền cho con cái. Hai loại thiếu máu di truyền phổ biến là thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia. Hai loại thiếu máu này cơ thể sẽ tạo ra các tế bào hồng cầu không sống lâu như các tế bào hồng cầu bình thường.

Tế bào hồng cầu bình thường, tế bào hồng cầu hình liềm và tế bào hồng cầu trong
bệnh Thalassemia

Thiếu máu tán huyết mắc phải

Đây là loại thiếu máu mà một số người mắc phải trong quá trình sống. Điều này có thể xảy ra do:

  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng, có thể do vi rút hoặc vi khuẩn

  • Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như penicillin, thuốc trị sốt rét, các sulfonamide hoặc acetaminophen.

  • Ung thư máu 

  • Rối loạn tự miễn, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng.

  • Một số khối u

  • Lá lách hoạt động quá mức (chứng cường lách)

  • Sự đóng mở của van tim có thể làm tổn thương các tế bào hồng cầu.

  • Phản ứng nghiêm trọng khi truyền máu

Một số loại thiếu máu tán huyết mắc phải là bệnh ngắn hạn và tự khỏi sau vài tháng. Một số trường hợp có thể phát triển thành mãn tính. Tình trạng thiếu máu tán huyết này đôi khi có thể bị tái phát.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của thiếu máu tán huyết ở mỗi người là khác nhau, có thể bao gồm:

  • Da nhợt nhạt hoặc màu bất thường

  • Da, mắt và miệng hơi vàng (vàng da)

  • Nước tiểu sẫm màu

  • Sốt

  • Yếu cơ, mệt mỏi.

  • Chóng mặt

  • Không thể vận động thể chất

  • Lá lách và gan to

  • Tăng nhịp tim

  • Có tiếng thổi tim.

CHẨN ĐOÁN

Các bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị thiếu máu tán huyết dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Công thức máu hoàn chỉnh (CBC). Xét nghiệm này giúp đánh giá toàn bộ các thành phần tế bào máu.

  • Các xét nghiệm máu khác. Nếu xét nghiệm CBC cho thấy bạn bị thiếu máu, bạn có thể làm các xét nghiệm máu khác. Xét nghiệm này giúp xác định nguyên nhân gây ra thiếu máu và mức độ nghiêm trọng của nó.  

  • Xét nghiệm nước tiểu để  kiểm tra hemoglobin (một loại protein trong tế bào hồng cầu) và sắt.

  • Chọc hút hoặc sinh thiết tủy xương. Mẫu thường được lấy từ xương hông để kiểm tra về số lượng, kích thước và sự trưởng thành của các tế bào máu hoặc các tế bào bất thường.

ĐIỀU TRỊ

Các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, dựa vào:

  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh

  • Mức độ của bệnh

  • Nguyên nhân của bệnh

  • Khả năng đáp ứng với thuốc và các phương pháp điều trị

  • Tiên lượng bệnh

  • Ý kiến của người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu huyết tán sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh:

  • Truyền máu

  • Thuốc kháng viêm corticosteroid

  • Điều trị để tăng cường hệ thống miễn dịch

  • Rituximab – một loại thuốc chống ung thư và một số bệnh tự miễn

  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần các phương pháp điều trị sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách

  • Thuốc ức chế miễn dịch.

PHÒNG TRÁNH

Thiếu máu tán huyết do yếu tố di truyền thì không thể phòng ngừa được. Bạn có thể phòng tránh khả năng bị thiếu máu tán huyết mắc phải trong quá trình sống và kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng. Bảo vệ bản thân khỏi thời tiết khắc nghiệt, như thời tiết lạnh có thể kích thích sự phá vỡ hồng cầu. Bạn có thể kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng bằng các cách sau: 

  • Hạn chế tiếp xúc người bệnh

  • Tránh đám đông

  • Rửa tay thường xuyên

  • Tránh thực phẩm chưa chín

  • Đánh răng thường xuyên

  • Tiêm phòng cúm mỗi năm

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ẤU TRÙNG SÁN LỢN

ẤU TRÙNG SÁN LỢN

administrator
BẠI LIỆT

BẠI LIỆT

administrator
UNG THƯ BIỂU MÔ MŨI HỌNG

UNG THƯ BIỂU MÔ MŨI HỌNG

administrator
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

administrator
VIÊM TĨNH MẠCH

VIÊM TĨNH MẠCH

administrator
VIÊM XƯƠNG

VIÊM XƯƠNG

administrator
BẠCH HẦU

BẠCH HẦU

administrator
BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY

BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY

administrator