THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

daydreaming distracted girl in class

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

Tổng quan

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng ảnh hưởng tới một trong những đĩa đệm nằm giữa các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống của bạn.

Đĩa đệm cột sống có phần trung tâm mềm như thạch (nhân), bọc bởi lớp bên ngoài cứng hơn như cao su (vòng đệm). Đôi khi đĩa đệm của bạn có thể bị trượt hay vỡ gây thoát vị đĩa đệm, khi đó phần nhân bị đẩy ra ngoài qua vết rách ở vòng đệm.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ phần nào của cột sống, có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh gần khu vực đó. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm, nó có thể dẫn tới đau, tê hay yếu cánh tay, chân.

Nhiều người lại không có các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, không cần thiết phải phẫu thuật để giải quyết.

Triệu chứng

Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới, đôi khi cũng có thể ở cổ. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và liệu đĩa đệm có đề lên các dây thần kinh hay không. Chúng thường ảnh hưởng lên 1 bên của cơ thể.

  • Đau cánh tay hay chân. Nếu đĩa đệm thoát vị ở vùng lưng dưới, bạn thường cảm thấy đau nhất ở mông, đùi và bắp chân. Bạn cũng có thể bị đau ở một phần bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ, bạn thường có cảm giác đau nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể lan tới cánh tay, chân hay các vùng khác khi ho, hắt hơi. Cảm giác đau thường được mô tả là đau nhói và bỏng rát.

  • Tê hay ngứa ran. Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hay ngứa ran do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

  • Yếu ớt. Cơ bắp liên quan tới các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng yếu đi. Điều này có thể khiến bạn bị té ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng hay cầm đồ vật.

Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm không triệu chứng. Bệnh chỉ có thể được phát hiện khi quan sát hình ảnh cột sống.

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm thường là hậu quả của sự hao mòn đĩa đệm dần dần do lão hóa, được gọi là thoái hóa đĩa đệm. Khi bạn già đi, đĩa đệm của bạn trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách, vỡ dù chỉ có một chút áp lực.

Hầu hết mọi người không thể xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, việc sử dụng cơ lưng thay vì cơ chân, cơ đùi để nâng vật nặng có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, cũng như có thể bị trẹo trong khi nâng. Hiếm khi nguyên nhân là do chấn thương như ngã hay tác động vào lưng.

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Thoát vị đĩa đệm

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Cân nặng. Trọng lượng cơ thể cao có thể làm tăng áp lực lên các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.

  • Nghề nghiệp. Những người làm các công việc thể chất có nguy cơ cao mắc các vấn đề ở lưng hơn. Nâng, kéo, đẩy, cúi người hay vặn người lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

  • Di truyền.

  • Hút thuốc lá. Người ta cho rằng hút thuốc lá làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm, khiến đĩa đệm hỏng nhanh hơn.

Chẩn đoán

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra xem lưng của bạn có đau không. Bạn có thể được yêu cầu nằm thẳng, di chuyển chân sang các vị trí khác nhau để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thần kinh để đánh giá:

  • Phản xạ

  • Sức mạnh cơ bắp

  • Khả năng đi bộ

  • Khả năng cảm nhận cái chạm nhẹ, kim châm hay rung.

Trong hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm, khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán bệnh. Nếu nghi ngờ tình trạng khác hay kiểm tra dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm hình ảnh

  • Chụp X-quang. Xét nghiệm này không giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nhưng có thể loại trừ các trường hợp khác gây đau lưng, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan tới cột sống hay gãy xương.

  • Chụp cắt lớp CT.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI. Giúp xác định vị trí đĩa đệm thoát vị và dây thần kinh bị ảnh hưởng.

  • Myelogram. Bạn được tiêm thuốc nhuộm vào dịch tủy sống trước khi chụp X-quang. Nó giúp kiểm tra áp lực tác động lên tủy sống hay dây thần kinh.

Xét nghiệm thần kinh

Điện cơ đồ (EMG) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCS) giúp xác định chính xác vị trí tổn thương ở dây thần kinh.

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm gây đau, khó chịu

Điều trị

Điều trị thận trọng – điều chỉnh các hoạt động, tránh cử động gây đau và sử dụng thuốc giảm đau – làm giảm nhanh các triệu chứng ở hầu hết mọi người trong vài ngày hay vài tuần.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu cơn đau nhẹ tới trung bình, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nhóm thuốc này, bao gồm acetaminophen, ibuprofen hay naproxen sodium.

  • Thuốc tiêm cortisone. Khi sử dụng thuốc uống không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticosteroid tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Quan sát hình ảnh cột sống để quá trình tiêm chính xác hơn.

  • Thuốc giãn cơ. Nếu bạn gặp tình trạng co cơ có thể sử dụng nhóm thuốc này. Tác dụng phụ thường gặp như chóng mặt, an thần.

  • Thuốc opioids. Nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên ít được kê đơn cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu những thuốc khác không làm giảm cơn đau của bạn, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng opioids ngắn hạn, chẳng hạn như codeine hay kết hợp oxycodone – acetaminophen. An thần, buồn nôn, lũ lẫn và táo bón là tác dụng phụ hay gặp.

Vật lý trị liệu

Liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm đau. Các tư thế và bài tập được thiết kế để giúp bạn giảm thiểu cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật

Rất ít người mắc thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khi các phương pháp điều trị không cải thiện được triệu chứng sau 6 tuần, khi bạn vẫn còn:

  • Đau không kiểm soát

  • Tê, yếu cơ

  • Khó khăn khi đứng hay đi bộ

  • Mất kiểm soát bàng quang hay ruột

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Hiếm khi phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần phẫu thuật ghép xương cột sống.

Để quá trình xương hợp nhất được cần kéo dài hàng tháng, phần kim loại được đặt vào cột sống để tạo sự ổn định. Có khi bác sĩ phẫu thuật đề nghị cấy ghép đĩa đệm nhân tạo cho bạn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠI LIỆT

BẠI LIỆT

administrator
NHIỄM XOẮN KHUẨN VÀNG DA

NHIỄM XOẮN KHUẨN VÀNG DA

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp mà chúng ta mắc phải từ động vật. Nó lây lan qua nước tiểu, đặc biệt là từ chó, động vật gặm nhấm và động vật trang trại. Chúng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng có thể là vật thể mang mầm bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da gây khó chịu nhưng không đe dọa đến tính mạng, như trường hợp cúm. Nó hiếm khi kéo dài hơn một tuần. Nhưng có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở dạng nặng có thể lại phát bệnh. Đây được gọi là bệnh Weil và nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, như đau ngực và sưng cánh tay, chân và thường phải nhập viện.
administrator
MỤN RỘP SINH DỤC

MỤN RỘP SINH DỤC

administrator
VIÊM ÂM ĐẠO

VIÊM ÂM ĐẠO

administrator
TĂNG THÔNG KHÍ

TĂNG THÔNG KHÍ

administrator
HỘI CHỨNG SUDECK

HỘI CHỨNG SUDECK

administrator
UNG THƯ VÚ

UNG THƯ VÚ

administrator
VIÊM NƯỚU

VIÊM NƯỚU

administrator