THỦ THUẬT NÂNG CHÂN MÀY

Nâng chân mày là một thủ thuật giúp cải thiện vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện thủ thuật nâng chân mày nhé.

daydreaming distracted girl in class

THỦ THUẬT NÂNG CHÂN MÀY

Tổng quan

Nâng chân mày là một thủ thuật thẩm mỹ giúp nâng cao lông mày. Nâng chân mày giúp cải thiện diện mạo của khuôn mặt, chân mày và vùng quanh mắt bằng cách nâng cao mô mềm và da ở trán và chân mày.

Bạn có thể lựa chọn nâng chân mày nếu bạn có chân mày thấp, bị chảy xệ hoặc chân mày không cân xứng. Nâng chân mày cũng có thể giúp bạn tự tin hơn.

Nâng chân mày có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc cùng với các thủ thuật khác trên khuôn mặt, chẳng hạn như phẫu thuật mí mắt (tạo hình cắt mí) hoặc nâng cơ mặt.

Tại sao cần thực hiện

Quá trình lão hóa thường khiến cho lông mày của bạn di chuyển xuống. Khi da và các mô mềm bị mất tính đàn hồi, khoảng cách giữa lông mày và lông mi cũng sẽ ngắn lại.

Khi lông mày bị chảy xệ, có vị trí thấp hơn bình thường có thể khiến bạn trông mệt mỏi, tức giận hay buồn bã. Nâng chân mày có thể nâng cao lông mày, từ đó khôi phục vẻ ngoài tươi tắn, dễ chịu hơn.

Bạn có thể cân nhắc nâng chân mày khi bạn có chân mày thấp hay bị chùng xuống từ đó làm cho mí mắt trên bị chùng xuống.

Rủi ro

Nâng chân mày mang lại nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm:

  • Sẹo. Sẹo có thể sẽ xuất hiện sau khi nâng chân mày.

  • Thay đổi cảm giác da. Nâng chân mày có thể gây tê tạm thời hay vĩnh viễn vị trí trán hoặc đỉnh da đầu.

  • Không đối xứng ở vị trí của lông mày. Nâng chân mày có thể dẫn tới tình trạng không đối xứng, khi 1 hoặc cả 2 chân mày có vẻ quá cao. Tuy nhiên, sự bất đối xứng thậm chí có thể xuất hiện trong quá trình thủ thuật. Các vấn đề về vị trí hay hình dạng chân mày có thể được sửa chữa thông qua quá trình phẫu thuật bổ sung.

  • Các vấn đề về tóc. Nâng chân mày có thể khiến chân tóc nhô cao hay rụng tóc tại vị trí vết mổ. Nếu tình trạng rụng tóc không tự hết, bạn có thể cần điều trị bằng cách cắt bỏ sẹo hay ghép tóc.

Tương tự như bất kỳ loại phẫu thuật lớn nào khác, nâng chân mày có nguy cơ bị chảy máu, nhiễm trùng và gặp các phản ứng bất lợi với thuốc gây mê.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Ban đầu, bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ răng hàm mặt hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về các phương pháp nâng chân mày. Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể sẽ:

  • Xem lại bệnh sử của bạn. Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về những tình trạng y tế mà bạn mắc phải hiện tại và trong quá khứ. Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng hoặc đã dùng gần đây, cũng như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào bạn đã trải qua. Cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

  • Kiểm tra sức khỏe. Để xác định lựa chọn thực hiện thủ thuật của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra, đo các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt của bạn (bằng cách mở và nhắm mắt). Bác sĩ cũng có thể chụp ảnh cho hồ sơ bệnh án của bạn.

  • Thảo luận về những mong muốn của bạn. Giải thích lý do tại sao bạn muốn nâng chân mày và điều bạn hy vọng về diện mạo sau thủ thuật. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về những lợi ích và rủi ro.

Trước khi nâng chân mày, bạn cũng có thể cần:

  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu dưới da và có thể làm chậm quá trình thủ thuật. Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng hút thuốc trước khi phẫu thuật và trong quá trình hồi phục.

  • Tránh sử dụng một số loại thuốc. Bạn có thể cần tránh sử dụng aspirin, thuốc kháng viêm và các chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược, từ đó có thể làm tăng chảy máu.

  • Sắp xếp để được giúp đỡ trong quá trình phục hồi. Lên kế hoạch để có người đó chở bạn về nhà sau khi bạn xuất viện và ở lại chăm sóc bạn ít nhất trong đêm đầu tiên của quá trình hồi phục tại nhà.

Quá trình thực hiện thủ thuật

Nâng chân mày được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật ngoại trú. Trong quá trình nâng chân mày, bạn thường có cảm giác thoải mái với sự hỗ trợ của thuốc gây mê toàn thân – có thể khiến bạn bất tỉnh.

Trong quá trình

Các thủ thuật nâng chân mày khác nhau tùy thuộc vào kết quả mong muốn của bạn. Những thủ thuật cụ thể mà bác sĩ phẫu thuật của bạn lựa chọn sẽ giúp xác định vị trí của các vết mổ cũng như các vết sẹo.

Bác sĩ của bạn có thể sử dụng một trong các kỹ thuật sau:

  • Nâng chân mày nội soi. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ rạch một vài đường nhỏ phía sau chân tóc của bạn. Sau đó, họ sẽ đưa một ống dài mỏng có đèn chiếu và một camera nhỏ gắn vào đầu của nó (ống nội soi) qua một trong các vết rạch để quan sát các cơ và mô bên dưới của bạn.

Sử dụng một dụng cụ đưa qua một vết rạch khác, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ nâng các mô trán của bạn lên và cố định chúng vào vị trí bằng chỉ khâu, vít hoặc một kỹ thuật khác. Sau đó, vết mổ của bạn sẽ được đóng lại bằng chỉ khâu hoặc kẹp nhỏ.

  • Nâng cơ mày. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường sau chân tóc trên đỉnh đầu, từ tai này sang tai bên kia hoặc chủ yếu trên đỉnh đầu. Bác sĩ sẽ nâng trán của bạn và cố định vị trí mới, với da đầu phía trước của vết rạch chồng lên da đầu phía sau.

Phần da đầu chồng chéo sau đó được loại bỏ và phần da đầu còn lại được khâu lại với nhau. Kỹ thuật này thường không được thực hiện ở những người có chân tóc cao, tóc mỏng hoặc những người có khả năng bị rụng tóc.

  • Nâng chân mày thông qua chân tóc. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ rạch một đường giữa đỉnh trán và điểm bắt đầu của chân tóc. Bác sĩ sẽ loại bỏ một lượng nhỏ da và mô trên trán của bạn, thay vì da đầu của bạn. Nhờ đó, chân tóc của bạn sẽ không bị kéo lên.

Thủ thuật này thường được sử dụng nếu bạn có đường viền chân tóc cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời gian lành vết thương, vết sẹo có thể nhìn thấy dọc theo chân tóc.

Phẫu thuật nâng chân mày thường mất khoảng 1 đến 2 giờ.

Sau khi thực hiện thủ thuật

Sau khi nâng chân mày, trán của bạn có thể được băng lại để giảm thiểu sưng tấy. Một ống nhỏ có thể được đặt dọc theo vết rạch nhằm hút hết máu hoặc chất lỏng dư thừa.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách chăm sóc vết mổ. Trong vài ngày đầu sau khi nâng chân mày:

  • Nằm kê cao đầu và uống thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ

  • Chườm lạnh để giảm sưng

  • Tránh để vết mổ của bạn chịu áp lực hay chuyển động quá mức

Khi vết mổ lành lại, bạn có thể bị ngứa và tê, cảm giác này có thể sẽ giảm bớt theo thời gian. Nếu vết mổ của bạn được băng kín, bác sĩ có thể bỏ chúng sau một đến ba ngày. Chỉ khâu thường sẽ được loại bỏ trong vòng từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật.

Hỏi ý kiến ​​bác sĩ khi nào bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như gội đầu, làm khô tóc và tắm. Hãy nhớ rằng tình trạng sưng tấy có thể kéo dài vài tuần.

Các đường rạch sẽ mờ dần theo thời gian. Bạn có thể sử dụng phấn trang điểm để che đi vết thâm tím kéo dài.

Sau khi nâng chân mày, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị:

  • Khó thở

  • Tưc ngực

  • Nhịp tim bất thường

Kết quả

Bằng cách nâng cao mô mềm và da ở trán và chân mày, thủ thuật này có thể mang lại cho khuôn mặt của bạn vẻ ngoài trẻ trung hơn.

Hãy nhớ rằng kết quả của thủ thuật nâng chân mày sẽ không tồn tại mãi mãi. Khi bạn già đi, da mặt của bạn có thể bắt đầu chảy xệ trở lại. Tác hại của ánh nắng mặt trời cũng có thể làm lão hóa da của bạn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ

KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ

Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) là một thủ thuật không xâm lấn được sử dụng nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
administrator
CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ VÚ

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ VÚ

Chụp cộng hưởng từ vú - hay MRI vú - là một xét nghiệm được sử dụng để phát hiện ung thư vú và các bất thường khác ở vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật chụp cộng hưởng từ vú nhé.
administrator
DỤNG CỤ TỬ CUNG TRÁNH THAI CHỨA ĐỒNG

DỤNG CỤ TỬ CUNG TRÁNH THAI CHỨA ĐỒNG

Dụng cụ tử cung chứa đồng là một phương pháp tránh thai rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dụng cụ đặt tử cung ngừa thai chứa đồng nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM GEN BRCA VỀ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ VÀ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

XÉT NGHIỆM GEN BRCA VỀ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ VÀ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Xét nghiệm gen BRCA giúp hỗ trợ chuẩn đoán một số bệnh lý ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm gen BRCA nhé
administrator
GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

Ghép thận dự phòng là khi bạn được ghép thận trước khi chức năng thận bị suy giảm đến mức cần phải chạy thận để thay thế hoạt động lọc bình thường của thận. Hiện nay, hầu hết các ca ghép thận được thực hiện trên những người đang chạy thận nhân tạo vì thận của họ không còn đủ khả năng lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu.
administrator
Y HỌC TÍCH HỢP

Y HỌC TÍCH HỢP

Thuốc bổ sung và thuốc thay thế (CAM) là tên gọi phổ biến của các phương pháp chăm sóc sức khỏe mà theo truyền thống không có trong y học thông thường. Trong nhiều trường hợp, khi bằng chứng về sự an toàn và hiệu quả ngày càng tăng, các liệu pháp này đang được kết hợp với y học thông thường.
administrator
PHẪU THUẬT LASER TUYẾN TIỀN LIỆT

PHẪU THUẬT LASER TUYẾN TIỀN LIỆT

Sử dụng tia laser là một phương pháp có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật laser tuyến tiền liệt nhé.
administrator
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC HẠT NHÂN

NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC HẠT NHÂN

Nghiệm pháp gắng sức hạt nhân là thủ thuật sử dụng để chẩn đoán bệnh mạch vành hoặc lên kế hoạch điều trị. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp gắng sức hạt nhân nhé.
administrator