TIÊM CORTISONE

Tiêm cortisone là thủ thuật có thể có thể giúp giảm đau và viêm ở một vùng cụ thể trên cơ thể bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình tiêm cortisone nhé.

daydreaming distracted girl in class

TIÊM CORTISONE

Tổng quan

Tiêm cortisone là thủ thuật có thể có thể giúp giảm đau và viêm ở một vùng cụ thể trên cơ thể bạn. Chúng thường được tiêm vào các khớp - chẳng hạn như mắt cá chân, khuỷu tay, hông, đầu gối, vai, cột sống hoặc cổ tay của bạn. Ngay cả các khớp nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone.

Thành phần thuốc tiêm thường chứa corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ. Thông thường, bạn có thể được tiêm thuốc tại trung tâm y tế. Do các tác dụng phụ tiềm ẩn, số lượng mũi tiêm bạn có thể nhận được trong một năm tương đối hạn chế.

Tại sao cần thực hiện

Tiêm cortisone có thể rất hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Đây cũng có thể là một phần của việc điều trị các tình trạng khác, bao gồm:

  • Đau lưng

  • Viêm bao hoạt dịch

  • Bệnh Gout

  • Viêm xương khớp

  • Viêm khớp vảy nến

  • Viêm khớp phản ứng

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Viêm gân

Rủi ro

Các tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm cortisone tăng lên khi dùng liều lớn hơn và sử dụng nhiều lần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Tổn thương sụn

  • Tổn thương các của xương gần đó

  • Nhiễm trùng khớp

  • Tổn thương thần kinh

  • Đỏ mặt tạm thời

  • Cơn đau và viêm khớp bùng phát tạm thời

  • Tăng lượng đường trong máu tạm thời

  • Yếu hoặc đứt gân

  • Loãng xương gần đó

  • Làm mỏng da và mềm mô xung quanh vị trí tiêm

  • Làm trắng hoặc sáng vùng da xung quanh vị trí tiêm

Giới hạn về số lần tiêm cortisone

Một số lo ngại cho rằng việc tiêm cortisone lặp đi lặp lại có thể làm tổn thương sụn trong khớp. Vì vậy, các bác sĩ thường giới hạn số lần tiêm cortisone vào khớp.

Nói chung, bạn không nên tiêm cortisone nhiều hơn hơn 6 tuần 1 lần và thường không quá 3 hoặc 4 lần một năm.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn dùng thuốc chống đông máu, bạn có thể cần ngừng dùng thuốc vài ngày trước khi tiêm cortisone để giảm nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím. Một số thực phẩm chức năng cũng có tác dụng chống đông máu. Hỏi bác sĩ những loại thuốc và chất bổ sung bạn nên tránh sử dụng trước khi tiêm cortisone.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị sốt từ 100,4 0F (38 oC) trở lên trong hai tuần trước đó.

Quá trình thực hiện

Trong khi tiêm cortisone

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay áo choàng tại trung tâm y tế. Sau đó, bạn sẽ được giữ cố định để bác sĩ có thể dễ dàng đâm kim vào.

Khu vực xung quanh vị trí tiêm được sát trùng. Bác sĩ cũng có thể xịt thuốc tê để làm tê vị trí tiêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm hoặc nội soi huỳnh quang để giúp đưa kim vào đúng vị trí.

Bạn có thể sẽ cảm thấy đau một chút khi kim tiêm được đưa vào. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn thấy cảm giác khó chịu nhiều.

Thuốc sau đó sẽ được giải phóng tại vị trí tiêm. Thông thường, các mũi tiêm cortisone có chứa thuốc corticosteroid để giảm đau và viêm theo thời gian và thuốc gây mê để giảm đau tức thì.

Sau khi tiêm cortisone

Một số người bị đỏ và có cảm giác nóng ở ngực và mặt sau khi tiêm cortisone. Nếu bạn bị tiểu đường, tiêm cortisone có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn tạm thời.

Sau khi tiêm cortisone, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:

  • Bảo vệ vị trí tiêm trong một hoặc hai ngày. Ví dụ, nếu bạn được tiêm cortisone vào vai, hãy tránh nâng vật nặng. Nếu bạn tiêm cortisone vào đầu gối, hãy hạn chế di chuyển nếu có thể.

  • Chườm đá lên vị trí tiêm khi cần thiết để giảm đau. Không sử dụng đệm sưởi.

  • Không sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc bồn tạo sóng trong vòng hai ngày. Bạn vẫn có thể tắm bình thường sau khi tiêm.

  • Theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm đau ngày càng tăng, sưng và tấy đỏ kéo dài hơn 48 giờ.

Kết quả

Kết quả của việc tiêm cortisone thường phụ thuộc vào lý do điều trị. Tiêm cortisone thường gây ra cơn đau và viêm tạm thời trong vòng 48 giờ sau tiêm. Sau đó, tình trạng đau và viêm của khớp sẽ giảm và tác dụng có thể kéo dài đến vài tháng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THẮT ỐNG DẪN TINH

THẮT ỐNG DẪN TINH

Thắt ống dẫn tinh là một hình thức kiểm soát sinh sản của nam giới và cần chắc chắn rằng bạn không muốn làm cha của một đứa trẻ trong tương lai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật thắt ống dẫn tinh nhé.
administrator
NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

Nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được sử dụng để tầm soát bệnh tiểu đường type 2. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose nhé.
administrator
CẤY GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

CẤY GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

Ghép tạng từ người hiến tặng còn sống là một thủ thuật thực hiện để lấy một cơ quan từ người còn sống và đặt nó vào cơ thể của người mà cơ quan đó không còn hoạt động bình thường.
administrator
SIÊU ÂM THAI

SIÊU ÂM THAI

Siêu âm thai là một thủ thuật giúp bác sĩ quan sát cũng như chẩn đoán các bệnh lý mắc phải ở thai nhi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật siêu âm thai nhé.
administrator
XẠ TRỊ LẬP THỂ TOÀN THÂN

XẠ TRỊ LẬP THỂ TOÀN THÂN

Xạ phẫu lập thể (SRS) là một loại xạ trị được sử dụng để điều trị các khối u ở phổi, cột sống, gan, cổ, hạch bạch huyết hoặc các mô mềm khác.
administrator
SÀNG LỌC BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ

SÀNG LỌC BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Sàng lọc ba tháng đầu thai ký là một xét nghiệm trước khi sinh hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán về nguy cơ mắc một số bệnh lý nhiễm sắc thể ở em bé. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thăm khám sàng lọc ba tháng đầu thai kỳ nhé.
administrator
NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Nẹp đầu gối là một phương pháp có thể giúp kiểm soát sự khó chịu của bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nẹp đầu gối nhé.
administrator
LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG TỪ NGƯỜI KHỎI BỆNH

LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG TỪ NGƯỜI KHỎI BỆNH

Liệu pháp huyết tương từ người khỏi bệnh (huyết tương dưỡng) là phương pháp đã được cấp phép trong điều trị COVID-19 tại Hoa Kỳ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp huyết tương từ người khỏi bệnh nhé.
administrator