Hiến máu là một hoạt động tình nguyện có thể giúp cứu sống rất nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về những thông tin về quá trình hiến máu nhé

daydreaming distracted girl in class

HIẾN MÁU

Tổng quan

Hiến máu là một hoạt động tình nguyện có thể giúp cứu sống những người khác. Có một số loại hiến máu khác nhau. Mỗi loại có thể cần thiết cho từng tình trạng khác nhau.

Hiến máu toàn phần

Đây là loại hiến máu phổ biến nhất, trong quá trình này bạn iheens khoảng ½ lít máu. Sau đó, máu được phân ra thành từng thành phần – hồng cầu, huyết tương và đôi khi là tiểu cầu.

Phân tách máu (Apheresis)

Trong quá trình phân tách máu, bạn được sử dụng một thiết bị có thể thu thập và phân tách các thành phần trong máu, bao gồm hồng cầu, huyết tương và tiểu cầu; sau đó chuyển những thành phần không sử dụng về lại cơ thể của bạn:

  • Hiến tiểu cầu (plateletpheresis) chỉ thu thập tiểu cầu – tế bào có chức năng ngăn ngừa chảy máu bằng cách hình thành và kết tụ thành các cục máu đông bên trong mạch máu.

  • Hiến hồng cầu cho phép bạn hiến một lượng hồng cầu nhất định. Hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới các cơ quan và mô. Hiến hồng cầu thường được chuyển cho những người bị mất máu nghiêm trọng, chẳng hạn như sau tai nạn hay chấn thương, và ở người bị thiếu máu hồng cầu liềm.

  • Hiến huyết tương (plasmapheresis) thu thập phần chất lỏng của máu. Huyết tương có chứa cục máu đông và kháng thể có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Huyết tương thường được chuyển cho người bệnh khẩn cấp và trong tình trạng chấn thương để giúp dừng chảy máu.

Tại sao lại cần hiến máu?

Bạn chấp nhận hiến máu để có thể chuyển nó cho những người cần phải truyền máu. Hàng triệu người cần truyền máu mỗi năm. Một số bệnh nhân có thể cần truyền máu trong quá trình phẫu thuật. Một số khác tùy thuộc và tình trạng chẳng hạn như sau khi gặp tai nạn hoặc bởi vì một bệnh lý cần tới các thành phần của máu. Hiến máu có thể giúp đỡ tất cả mọi người mắc các tình trạng này. Hiện nay vẫn chưa có vật liệu nào có thể thay thế máu của người – tất cả máu được truyền đều của người hiến tặng.

Rủi ro

Hiến máu rất an toàn. Một kim tiêm mới, vô trùng được sử dụng cho mỗi người tình nguyện, do đó không có rủi ro nào liên quan tới nhiễm trùng máu thông qua việc hiến máu. Nếu bạn là người trưởng thành khỏ mạnh, bạn có thể thường xuyên hiến ½ lít máu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong vòng vài ngày sau khi hiến máu, cơ thể của bạn sẽ sản xuất bù lại phần dịch bị mất. Và sau 2 tuần, cơ thể của bạn sẽ hồi phục lượng hồng cầu đã được hiến.

Bạn cần chuẩn bị gì?

Đủ điều kiện

Để có đủ điều kiện hiến máu toàn phần, tiểu cầu hay huyết tương, bạn cần phải:

  • Có sức khỏe tốt

  • Ít nhất 16 hay 17 tuổi, dựa trên luật ở mỗi quốc gia. Một số khu vực cho phép trẻ vị thành niên đủ pháp lý được hiến máu với sự cho phép của phụ huynh. Mặc dù không có giới hạn trên của độ tuổi người hiến máu, chính sách có thể khác nhau ở mỗi trung tâm hiến máu khác nhau.

  • Ít nhất 110 pounds (khoảng 50 kg)

  • Có thể vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe, thể chất.

Điều kiện hiến máu là khác nhau giữa các loại hiến máu khác nhau.

Thức ăn và thuốc

Trước khi đi hiến máu:

  • Ngủ nhiều vào đêm trước khi bạn đi hiến máu

  • Ăn bữa ăn lành mạnh trước khi hiesn máu. Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, chẳng hạn như hamburger, khoai tây chiên hoặc kem.

  • Uống nhiều nước trước khi hiến máu

  • Kiểm tra xem có loại thuốc nào mà bạn đang uống hoặc thường xuyên sử dụng có thể ảnh hưởng tới việc hiến máu. Ví dụ, nếu bạn là người đi hiến tiểu cầu, bạn không được phép sử dụng aspirin 2 ngày trước khi đi hiến. Nói chuyện với bác sĩ trước khi ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

  • Mặc áo mà ống tay có thể xắn lên dễ dàng

Quá trình hiến máu

Trước khi hiến máu

Trước khi hiến máu, bạn có thể được yêu cầu điền vào đơn khai báo sức khỏe bảo mật bao gồm những câu hỏi về các tình trạng được biết là làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết – nhiễm trùng trong máu của bạn.

Bởi vì những rủi ro về nhiễm khuẩn huyết, không phải ai cũng có thể hiến máu. Những tình trạng sau đây là một số nhóm người có nguy cơ cao do đó không được hiến máu:

  • Người sử dụng thuốc đường tiêm tĩnh mạch, steroid và các thuốc khác không được chỉ định bởi bác sĩ trong vòng 3 tháng

  • Đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác trong vòng 3 tháng

  • Người bị thiếu yếu tố đông máu bẩm sinh

  • Người dương tính với xét nghiệm HIV

  • Người quan hệ tình dục để kiếm tiền hoặc ma túy trong vòng 3 tháng

  • Người có quan hệ gần gũi – sống cùng hoặc quan hệ tình dục, với người mắc viêm gan siêu vi trong vòng 12 tháng

  • Người bị babesiosis, một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp tick-born, hoặc nhiễm ký sinh trùng gây hội chứng Chagas

  • Người sử dụng thuốc điều trị vẩy nến etretinate (Tegison), đã được đình chỉ lưu hành tại Mỹ

  • Người có yếu tố nguy cơ của tình trạng rối loạn thoái hóa não (bệnh Creutzfeldt-Jakob)

  • Người sống 3 tháng hoặc hơn ở Anh từ năm 1980 cho đến 1996

  • Người đã được truyền máu tại Anh hoặc Pháp từ 1980 tới hiện tại

  • Người đã sống từ 5 năm trở lên ở Pháp hoặc Ireland từ 1980 – 2001

Bạn cũng có thể được thực hiện đo một số thông số, bao gồm đo huyết áp, mạch và thân nhiệt. Lấy mẫu máu từ vết chích ở đầu ngón tay có thể được sử dụng để xét nghiệm nồng độ hemoglobin. Khi nồng độ hemoglobin trong máu của bạn bình thường và đã đáp ứng những yêu cầu khác khi sàng lọc, bạn có thể được hiến máu.

Lo ngại về COVID-19

COVID-19 là một bệnh liên quan tới virus gây ra bệnh coronavirus 2019 đã được chứng minh là không lây truyền qua máu. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đề nghị chỉ nên hiến máu sau ít nhất 14 ngày chẩn đoán dương tính với COVID-19 không triệu chứng hoặc sau ít nhất 14 ngày khi các triệu chứng đã khỏi hoàn toàn. Những người được chẩn đoán dương tính với kháng thể COVID-19 nhưng chưa được chẩn đoán xác định và không xuất hiện các triệu cwhsng có thể hiến mà không cần chờ đợi hay phải xét nghiệm trước khi hiến máu. Nếu bạn được tiêm vắc xin không nhân bản, bất hoạt hoặc mRNA COVIDA-19, bạn có thể hiến máu mà không cần chờ đợi. Tuy nhiên, nếu bạn được tiêm vắc xin COVID-19 giảm độc lực, bạn cần đợi 14 ngày để có thể đi hiến máu. Nếu bạn không chắc chắn mình được tiêm loại vắc xin nào, bạn có thể đợi 14 ngày trước khi đi hiến máu.

Trong quá trình hiến máu

Bạn được nằm hoặc ngồi trên một chiếc ghế tựa, duỗi thẳng cánh tay trên tay vịn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tay bên nào, nên báo với nhân viên y tế. Một chiếc vòng bít hay garô huyết áp được đặt xung quanh cánh tay nhằm cung cấp thêm máu vào tĩnh mạch của bạn. Việc này giúp cho các tĩnh mạch có thể dễ nhìn thấy hơn và dễ dàng sử dụng kim tiêm hơn, đồng thời nó cũng giúp quá trình lấy máu nhanh hơn. Sau đó, nhân viên y tế sẽ dùng bông gòn tẩm cồn để làm sạch khu vực chuẩn bị đâm kim tiêm.

Một cây kim vô trùng, mới được đưa tiêm tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Cây kim này được gắn vào một ống nhựa, mỏng một túi chứa máu. Khi kim đã được đam vào, bạn cần siết chặt và nắm tay lại nhiều lần để giúp máu lưu thông ra tĩnh mạch. Máu ban đầu sẽ được thu thập vào các ống để xét nghiệm. Sau đó, máu được chuyển vào túi, khoảng ½ lít. Quá trình lấy máu thường diễn ra khoảng 10 phút. Khi hoàn tất, kim sẽ được rút ra và sử dụng một miếng băng nhỏ được đặt trên vị trí tiêm.

Một phương pháp hiến máu khác ngày càng phổ biến là apheresis. Trong quá trình này, bạn được kết nối với một thiết bị có thể thu thập và tách các thành phần của máu, bao gồm tế bào hồng cầu, huyết tương và tiểu cầu. Quá trình này cho phép thu thập nhiều thành phần hơn, tuy nhiên mất nhiều thời gian hơn so với hiến máu thông thường - lên đến 2 giờ.

Sau khi làm hiến máu

Sau khi hiến máu, bạn sẽ được ngồi trong khu vực quan sát, nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Sau khoảng 15 phút, bạn có thể ra về. Sau khi hiến máu:

  • Uống thêm nước.

  • Tránh hoạt động thể chất gắng sức hay khuân vác nặng trong khoảng 5 giờ.

  • Khi bạn cảm thấy lâng lâng, hãy nằm xuống với tư thế gác chân lên cao cho đến khi hết mệt.

  • Giữ băng của bạn trên tay, khô ráo trong vòng 5 giờ tiếp theo.

  • Nếu bạn bị chảy máu sau khi tháo băng, hãy dùng tay đè lên vị trí đó, nâng cao cánh tay của bạn cho đến khi máu ngừng chảy.

  • Khi bị bầm tím, hãy chườm túi lạnh lên khu vực đó thường xuyên trong 24 giờ đầu tiên.

  • Cân nhắc bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn của bạn để thay thế lượng sắt bị mất khi hiến máu.

Liên hệ với trung tâm hiến máu hay bác sĩ nếu bạn:

  • Quên báo cáo bất kỳ thông tin sức khỏe quan trọng nào.

  • Có các dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như sốt, trong vòng vài ngày sau khi hiến máu.

  • Được chẩn đoán mắc COVID-19 trong vòng 48 giờ sau khi hiến máu.

Kết quả

Xét nghiệm

Máu của bạn sẽ được xét nghiệm để xác định nhóm máu và yếu tố Rh. Nhóm máu được phân loại là A, B, AB hoặc O. Yếu tố Rh liên quan tới sự hiện diện hoặc vắng mặt của một kháng nguyên trong máu - một chất có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch. Bạn sẽ được phân loại là Rh dương tính hoặc Rh âm tính, nghĩa là bạn có hoặc không có kháng nguyên. Thông tin này rất quan trọng do nhóm máu và yếu tố Rh của bạn cần tương thích với nhóm máu và yếu tố Rh của người được nhận máu.

Máu của bạn cũng sẽ được xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường máu, chẳng hạn như viêm gan và HIV. Khi các xét nghiệm này âm tính, máu sẽ được phân phối và sử dụng cho các bệnh viện, phòng khám. Nếu bất kỳ xét nghiệm nào trong số này là dương tính, trung tâm hiến máu sẽ thông báo cho bạn và máu của bạn sẽ được loại bỏ.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong cơ thể sau khi được thận lọc, có thể cần thực hiện phẫu thuật vì một số lý do, bao gồm cả ung thư bàng quang. Bàng quang của bạn có thể cần phải được loại bỏ, hoặc bạn có thể cần một thủ thuật tái tạo bàng quang. Có nhiều loại phẫu thuật bàng quang khác nhau.
administrator
GHÉP TAY

GHÉP TAY

Ghép tay là thủ thuật giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
administrator
XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

Xét nghiệm hemoglobin nhằm đo lượng hemoglobin trong máu của bạn, từ đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm hemoglobin nhé.
administrator
HORMONE SINH HỌC

HORMONE SINH HỌC

Hormone sinh học là hormone nhân tạo tương tự như hormone được sản xuất bởi cơ thể con người. Phương pháp này được sử dụng để điều trị cho những người có nồng độ nội tiết tố thấp hoặc mất cân bằng. Một số người được hưởng lợi từ hormone sinh học, nhưng có những rủi ro khi thực hiện điều trị.
administrator
ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TỪ NGOẠI BIÊN

ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TỪ NGOẠI BIÊN

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên (PICC) là một ống dài, mỏng được đưa qua tĩnh mạch cánh tay của bạn, thường được sử dụng để cung cấp thuốc hoặc dinh dưỡng dạng lỏng.
administrator
XÉT NGHIỆM DUNG NẠP GLUCOSE THAI KỲ

XÉT NGHIỆM DUNG NẠP GLUCOSE THAI KỲ

Xét nghiệm dung nạp glucose được thực hiện trong thai kỳ để tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm dung nạp glucose thai kỳ nhé.
administrator
LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) là một thủ thuật, được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, có thể gây ra những thay đổi trong hóa học trong não và nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần.
administrator
ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)

ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)

Điện não đồ (EEG) là một xét nghiệm đo hoạt động điện trong não bằng cách sử dụng các điện cực nhỏ gắn vào da đầu. Điện não đồ là một trong những xét nghiệm chẩn đoán chính cho bệnh động kinh và các rối loạn não khác.
administrator