PHẪU THUẬT TÁI TẠO BÀNG QUANG

Phẫu thuật tái tạo bàng quang là một thủ thuật được sử dụng để tạo một bàng quang mới khi bàng quang không còn hoạt động bình thường hoặc phải cắt bỏ để điều trị một tình trạng khác.

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT TÁI TẠO BÀNG QUANG

Tổng quan

Phẫu thuật này là một thủ thuật được sử dụng để tạo một bàng quang mới. Nếu bàng quang không còn hoạt động bình thường hoặc phải cắt bỏ để điều trị một tình trạng khác, bác sĩ phẫu thuật có thể tạo đường mới để nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể (chuyển hướng nước tiểu). Tái tạo bàng quang là một trong những lựa chọn để chuyển hướng tiết niệu.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một đoạn ruột để tái tạo bàng quang mới. Bàng quang mới cho phép một bạn có thể đi tiểu tự nhiên và tự kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Quy trình này còn được gọi là tái tạo bàng quang trực tiếp, là thuật ngữ đề cập đến những thứ ở vị trí bình thường của chúng trong cơ thể. Bàng quang mới được đặt ở cùng vị trí với bàng quang ban đầu.

Tại sao cần thực hiện

Tái tạo bàng quang là một lựa chọn khi bàng quang của bạn được phẫu thuật cắt bỏ vì nó bị bệnh hoặc không còn hoạt động bình thường. Một số lý do mà mọi người cần cắt bỏ bàng quang của họ bao gồm:

  • Ung thư bàng quang

  • Bàng quang không còn hoạt động bình thường, có thể do xạ trị, bệnh thần kinh, bệnh viêm mãn tính hoặc bệnh khác

  • Tiểu không kiểm soát mà không đáp ứng với điều trị khác

  • Các tình trạng bệnh lý bẩm sinh không thể điều trị

  • Chấn thương bàng quang

Rủi ro

Một số biến chứng có thể xảy ra khi tái tạo bàng quang, bao gồm:

  • Sự chảy máu

  • Các cục máu đông

  • Sự nhiễm trùng

  • Rò rỉ nước tiểu

  • Bí tiểu

  • Mất cân bằng điện giải

  • Thiếu vitamin B-12

  • Mất kiểm soát bàng quang (tiểu không kiểm soát)

  • Ung thư ruột

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Thực phẩm và thuốc

Bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu bạn thực hiện một chế độ ăn uống lỏng trong 1 – 2 ngày trước khi phẫu thuật. Bạn có thể cần phải ngừng ăn và uống sau nửa đêm vào đêm trước khi làm thủ thuật. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải ngừng các loại thuốc này trước khi phẫu thuật.

Học cách tự đặt ống thông tiểu

Không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn (bí tiểu) là một biến chứng tiềm ẩn của quá trình tái tạo bàng quang. Nếu điều này xảy ra, bạn cần sẵn sàng để tự đặt ống thông tiểu. Để tự đặt thông tiểu, bạn cần đưa một ống hẹp (ống thông) qua lỗ thông với bàng quang (niệu đạo) để thoát nước tiểu và giảm áp lực lên bàng quang. Y tá hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác sẽ dạy bạn cách tự đặt ống thông tiểu.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Bác sĩ phẫu thuật sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận của bạn và để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cũng có thể được thực hiện xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, đường tiết niệu để kiểm tra niệu quản - ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang - để xem chúng có đang trong tình trạng tốt hay không.

Trong quá trình

Các bước chung trong quá trình tái tạo bàng quang bao gồm:

  • Loại bỏ bàng quang không hoạt động hoặc bị tổn thương

  • Tách một phần ruột già, ruột non hoặc từng phần của cả hai bộ phận này

  • Định hình lại mô ruột thành bàng quang có hình cầu

  • Đặt bàng quang mới vào cùng vị trí với bàng quang ban đầu

  • Gắn bàng quang mới vào niệu quản

  • Gắn bàng quang mới vào niệu đạo (ống kiểm soát việc thải nước tiểu ra khỏi cơ thể)

  • Sửa chữa lại đường ruột

  • Đặt một ống thông tạm thời vào niệu đạo để dẫn lưu bàng quang trong quá trình hồi phục

Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể thực hiện thủ thuật thông qua một lỗ mở duy nhất tại bụng hoặc bằng phương pháp nội soi. Phẫu thuật nội soi cần thực hiện một số lỗ mở rất nhỏ để các dụng cụ hình ảnh và phẫu thuật đi vào vùng bụng dưới. Phẫu thuật này cũng có thể được thực hiện với việc sử dụng các thiết bị robot.

Sau khi làm thủ thuật

Thời gian nằm viện sau khi tái tạo bàng quan thường khoảng 3 – 5 ngày.

Trước khi bạn rời bệnh viện, y tá hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn bằng văn bản và nói chuyện với bạn về những vấn đề sau:

  • Chăm sóc vết thương

  • Quản lý sử dụng ống thông

  • Một lịch trình để thoát nước từ bàng quang của bạn

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu

  • Các cuộc hẹn tái khám để theo dõi sự phục hồi và cách bàng quang mới hoạt động tốt như thế nào

Có thể mất một thời gian để bàng quang có thể hoạt động tốt. Ngay sau khi phẫu thuật, bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và có thể bị mất nước tiểu không tự chủ (són tiểu). Điều này có thể xảy ra cho đến khi bàng quang căng đến kích thước thông thường và các cơ hỗ trợ nó trở nên khỏe hơn.

Hoạt động kiểm soát bàng quang (sự co bóp) thường được cải thiện trong 6 – 12 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Tình trạng rối loạn đường tiết niệu ban đêm có thể tiếp tục được cải thiện trong năm thứ hai. Các vấn đề dai dẳng với chứng tiểu không kiểm soát thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm.

Cần theo dõi suốt đời sau khi tái tạo bàng quang. Hãy hỏi bác sĩ về việc bao lâu bạn cần quay lại để tái khám.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Hóa trị là phương pháp hiệu quả trong điều trị các bệnh lý ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình hóa trị liệu ở một bệnh nhân ung thư vú nhé
administrator
PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua nội soi (TURP) là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiết niệu do tuyến tiền liệt phì đại gây ra. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

Cắt tuyến tiền liệt là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt, thường được sử dụng nhất để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
PHẪU THUẬT GỐC ĐỘNG MẠCH CHỦ

PHẪU THUẬT GỐC ĐỘNG MẠCH CHỦ

Phẫu thuật gốc động mạch chủ là thủ thuật giúp điều trị chứng phình động mạch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật gốc động mạch chủ nhé.
administrator
LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG TỪ NGƯỜI KHỎI BỆNH

LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG TỪ NGƯỜI KHỎI BỆNH

Liệu pháp huyết tương từ người khỏi bệnh (huyết tương dưỡng) là phương pháp đã được cấp phép trong điều trị COVID-19 tại Hoa Kỳ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp huyết tương từ người khỏi bệnh nhé.
administrator
CHỤP X-QUANG ĐẠI TRÀNG VỚI THUỐC CẢN QUANG BARI

CHỤP X-QUANG ĐẠI TRÀNG VỚI THUỐC CẢN QUANG BARI

Chụp X-quang đại tràng với thuốc cản quang bari giúp quan sát ruột già.
administrator
PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

Phẫu thuật giảm thể tích phổi được sử dụng để cải thiện nhịp thở ở một số người bị khí phế thũng nặng, một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật giảm thể tích phổi nhé.
administrator
CHỌC DÒ DỊCH ỐI

CHỌC DÒ DỊCH ỐI

Chọc dò dịch ối là thủ thuật được thực hiện để xét nghiệm hoặc điều trị một số tình trạng ở trẻ em. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật chọc dò dịch ối nhé.
administrator