Truyền máu là một thủ thuật y tế có thể giúp cứu sống nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các thông tin cần thiết về truyền máu nhé

daydreaming distracted girl in class

TRUYỀN MÁU

Tổng quan

Truyền máu là một thủ thuật y tế thông thường. Khi đó máu của người hiến sẽ được truyền vào cơ thể bạn thông qua một ống hẹp đặt ở tĩnh mạch cánh tay.

Quy trình này có khả năng cứu sống nhiều bệnh nhân, có thể giúp thay thế lượng máu bị mất do phẫu thuật hoặc chấn thương. Truyền máu cũng có thể hữu ích nếu các bệnh lý khiến cơ thể bạn không thể tạo máu hay sản xuất một số thành phần trong máu một cách chính xác.

Truyền máu thường được thực hiện mà không có biến chứng. Khi các biến chứng xảy ra, chúng thường nhẹ.

Tại sao cần thực hiện

Mọi người có thể được truyền máu vì nhiều lý do - chẳng hạn như phẫu thuật, chấn thương, bệnh lý và tình trạng rối loạn chảy máu.

Máu có một số thành phần, bao gồm:

  • Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và giúp loại bỏ các chất thải

  • Tế bào bạch cầu giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng

  • Huyết tương là phần chất lỏng có trong máu của bạn

  • Tiểu cầu giúp máu có thể đông lại đúng cách

Truyền máu giúp cung cấp một phần hoặc các thành phần máu bạn cần, trong đó các tế bào hồng cầu là loại được sử dụng phổ biến nhất. Bạn cũng có thể được nhận máu toàn phần, gồm tất cả các thành phần, nhưng truyền máu toàn phần thường không phổ biến.

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu phát triển máu nhân tạo. Cho đến nay, vẫn chưa có chất thay thế tốt cho máu người.

Rủi ro

Truyền máu thường được coi là an toàn, nhưng có nguy cơ mắc một số biến chứng. Các biến chứng nhẹ và hiếm khi diễn tiến nặng có thể xảy ra trong quá trình truyền máu hoặc vài ngày sau đó.

Các phản ứng phổ biến hơn bao gồm phản ứng dị ứng, có thể gây phát ban, ngứa và sốt.

Nhiễm trùng qua đường máu

Ngân hàng máu đã sàng lọc những người hiến tặng và xét nghiệm máu đã hiến từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng liên quan đến truyền máu. Do đó các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc viêm gan B hoặc C, là cực kỳ hiếm.

Các phản ứng nghiêm trọng khác

Các phản ứng khác cũng hiếm gặp, bao gồm:

  • Phản ứng tán huyết miễn dịch cấp tính. Hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào hồng cầu được truyền khi nhóm máu của người hiến không phù hợp. Các tế bào bị tấn công sẽ giải phóng một chất vào máu gây hại cho thận của bạn.

  • Phản ứng tan máu chậm. Tương tự như phản ứng tán huyết miễn dịch cấp tính, phản ứng này xảy ra chậm hơn. Có thể mất từ một đến bốn tuần để nhận thấy sự giảm nồng độ hồng cầu.

  • Bệnh mảnh ghép chống ký chủ cấp tính. Đối với tình trạng này, các tế bào bạch cầu được truyền sẽ tấn công tủy xương của bạn. Thông thường có thể gây tử vong, có nhiều khả năng gặp phải ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, chẳng hạn như những người đang điều trị bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Máu của bạn sẽ được xét nghiệm trước khi truyền máu để xác định nhóm máu là A, B, AB hay O và máu của bạn là Rh dương tính hay Rh âm tính. Máu hiến tặng được sử dụng để truyền phải tương thích với nhóm máu của bạn.

Nói với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn đã gặp phản ứng với việc truyền máu trong quá khứ.

Quá trình thực hiện

Truyền máu thường được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám ngoại trú hoặc phòng khám của bác sĩ. Quy trình này thường mất từ ​​một đến bốn giờ, tùy thuộc vào thành phần máu bạn nhận được và lượng máu bạn cần.

Trước khi thực hiện

Trong một số trường hợp, bạn có thể hiến máu cho chính mình trước khi thực hiện một số phẫu thuật chọn lọc, nhưng hầu hết những lần truyền đều là máu do người lạ hiến tặng. Việc kiểm tra sẽ đảm bảo bạn nhận được chính xác loại máu.

Trong quá trình thực hiện

Một đường truyền tĩnh mạch (IV) và kim được đưa vào mạch máu của bạn. Máu đã hiến sẽ được đựng trong túi nhựa và đi vào máu của bạn qua đường truyền tĩnh mạch. Bạn sẽ được ngồi hoặc nằm xuống trong quá trình thực hiện truyền máu, thường mất từ ​​một đến bốn giờ.

Y tá sẽ theo dõi bạn trong suốt quá trình và đo huyết áp, thân nhiệt và nhịp tim của bạn. Nói với y tá ngay lập tức nếu bạn gặp phải tình trạng:

  • Sốt

  • Khó thở

  • Ớn lạnh

  • Ngứa bất thường

  • Đau ngực hoặc lưng

  • Có cảm giác không thoải mái

Sau khi thực hiện

Kim và đường truyền IV sẽ được loại bỏ. Bạn có thể xuất hiện một vết bầm tím xung quanh vết kim tiêm, nhưng điều này sẽ biến mất sau vài ngày.

Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn bị khó thở hoặc đau ngực, lưng trong những ngày ngay sau khi truyền máu.

Kết quả

Bạn có thể cần xét nghiệm máu thêm để xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với máu của người hiến và để kiểm tra công thức máu.

Một số tình trạng bệnh lý cần truyền máu nhiều hơn một lần.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT SỨT MÔI VÀ HỞ HÀM ẾCH

PHẪU THUẬT SỨT MÔI VÀ HỞ HÀM ẾCH

Phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch sẽ được thực hiện để điều chỉnh môi trên và vòm miệng của trẻ. Sứt môi và hở hàm ếch là những rối loạn bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề về ăn, uống và nói. Phẫu thuật bắt đầu khi trẻ được 3 tháng tuổi và có thể được thực hiện tiếp tục cho đến hết tuổi thiếu niên.
administrator
LIỆU PHÁP XẠ TRỊ BÊN TRONG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

LIỆU PHÁP XẠ TRỊ BÊN TRONG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Liệu pháp xạ trị bên trong được thực hiện thông qua việc đặt các nguồn phóng xạ vào tuyến tiền liệt, nơi bức xạ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi ít gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh gần đó.
administrator
PHẪU THUẬT HÀM

PHẪU THUẬT HÀM

Phẫu thuật hàm, còn được gọi là phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt, được thực hiện để chỉnh sửa những bất thường của xương hàm, sắp xếp lại hàm và giúp cải thiện vẻ ngoài trên khuôn mặt bạn.
administrator
HIẾN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG

HIẾN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG

Hiến tế bào gốc là một thủ thuật có thể giúp cứu sống nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về việc hiến tế bào gốc máu ngoại vi và hiến tế bào gốc tủy xương nhé
administrator
XÉT NGHIỆM HEMATOCRIT

XÉT NGHIỆM HEMATOCRIT

Xét nghiệm hematocrit giúp cho biết tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu của bạn, từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm hematocrit nhé.
administrator
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG

Phẫu thuật tạo hình thành bụng (tummy tuck) sẽ mang lại cho bạn sự thay đổi ngoại hình đáng kể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật tạo hình thành bụng nhé,
administrator
PHẪU THUẬT VÙNG NGỰC CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI NAM VÀ NGƯỜI PHI NHỊ NGUYÊN GIỚI

PHẪU THUẬT VÙNG NGỰC CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI NAM VÀ NGƯỜI PHI NHỊ NGUYÊN GIỚI

Phẫu thuật vùng ngực cho người chuyển giới nam và người phi nhị nguyên giới là một thủ thuật cắt bỏ mô ngực (cắt bỏ vùng ngực dưới da). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật thẩm mỹ vùng ngực nhé.
administrator
LẤY MẪU NHUNG MAO MÀNG ĐỆM

LẤY MẪU NHUNG MAO MÀNG ĐỆM

Lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS) là một xét nghiệm trước khi sinh giúp xác định các bệnh lý nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down, cũng như các tình trạng di truyền khác như bệnh xơ nang.
administrator