VIÊM PHẾ QUẢN

daydreaming distracted girl in class

VIÊM PHẾ QUẢN

Tổng quan

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản, nơi dẫn khí đến và đi từ phổi của bạn. Những người bị viêm phế quản thường ho ra đờm đặc, có thể có màu. Viêm phế quản có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính rất phổ biến, thường do từ cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm phế quản mãn tính, một tình trạng nghiêm trọng hơn, là tình trạng kích ứng liên tục hoặc viêm niêm mạc ống phế quản, thường do hút thuốc.

Viêm phế quản cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh, thường cải thiện trong vòng một tuần đến 10 ngày mà không diễn tiến lâu dài, mặc dù ho có thể kéo dài trong nhiều tuần.

Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm phế quản tái phát nhiều lần thì có thể đó là viêm phế quản mãn tính, cần được chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Viêm Phế Quản Phổi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Viêm phế quản là bệnh lý hay gặp

Triệu chứng

Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho

  • Sản xuất nhiều chất nhầy (đờm), trong suốt, màu trắng, xám vàng hoặc xanh lục - hiếm khi có vệt máu

  • Mệt mỏi

  • Khó thở

  • Sốt nhẹ và ớn lạnh

  • Khó chịu ở ngực

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn có thể có các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như nhức đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể. Các triệu chứng này thường cải thiện trong khoảng một tuần, nhưng ho có thể kéo dài dai dẳng trong vài tuần.

Viêm phế quản mãn tính được định nghĩa là tình trạng ho có đờm kéo dài ít nhất ba tháng, với các cơn tái phát xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp.

Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể sẽ có ho theo chu kỳ hoặc các triệu chứng khác trầm trọng hơn. Khi đó, bạn có thể bị nhiễm trùng cấp tính bên cạnh viêm phế quản mãn tính.

Mẹo chữa viêm phế quản đơn giản tại nhà | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo  Lao Động online - Laodong.vn

Viêm phế quản gây triệu chứng khó chịu

Nguyên nhân

Viêm phế quản cấp tính thường do vi rút gây ra, điển hình là loại vi rút gây cảm lạnh và cúm (influenza). Thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi rút, vì vậy nó không hữu ích trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí, bụi hay khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản bao gồm:

  • Khói thuốc lá. Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

  • Sức đề kháng thấp. Tình trạng này có thể do một bệnh cấp tính khác, chẳng hạn như cảm lạnh, hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ thống miễn dịch của bạn. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.

  • Tiếp xúc với các hóa chất trong công việc. Nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản của bạn cao hơn nếu môi trường làm việc có nhiều chất kích thích phổi, chẳng hạn hóa chất.

  • Trào ngược dạ dày. Những cơn ợ chua nghiêm trọng lặp đi lặp lại có thể gây kích ứng cổ họng của bạn và khiến bạn dễ bị viêm phế quản hơn.

Biến chứng

Bệnh viêm phế quản thường không đáng lo ngại, tuy nhiên nó có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi ở một số người. Tuy nhiên, tình trạng viêm phế quản lặp đi lặp lại có thể báo hiệu bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Chẩn đoán

Trong những ngày đầu tiên của bệnh, khó có thể phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản với cảm lạnh thông thường. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe tiếng phổi khi bạn thở.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang phổi. Chụp X-quang phổi có thể giúp xác định xem bạn có bị viêm phổi hay một tình trạng nào khác là nguyên nhân gây ho của bạn hay không. Nó đặc biệt quan trọng nếu bạn đã từng hoặc hiện đang hút thuốc.

  • Xét nghiệm đờm. Đờm là chất nhầy mà bạn ho ra từ phổi của mình. Nó có thể được kiểm tra để xem liệu bạn có mắc các bệnh do vi khuẩn hay không. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm đờm để tìm các dấu hiệu dị ứng.

  • Kiểm tra chức năng phổi. Trong quá trình kiểm tra chức năng phổi, bác sĩ sẽ đo lượng không khí mà phổi của bạn có thể chứa và tốc độ bạn có thể đưa không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Vai trò của X-quang trong chẩn đoán bệnh viêm phế quản | Vinmec

Chụp X-quang giúp chẩn đoán viêm phế quản

Điều trị

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị, thường là trong vòng vài tuần.

Sử dụng thuốc

Bởi vì hầu hết các trường hợp viêm phế quản là do nhiễm vi rút, kháng sinh sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc khác, bao gồm:

  • Thuốc giảm ho. Nếu cơn ho khiến bạn không ngủ được, bạn có thể thử dùng thuốc giảm ho trước khi đi ngủ.

  • Các loại thuốc khác. Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể đề nghị một ống hít và các loại thuốc khác để giảm viêm và giải quyết các khu vực bị hẹp trong phổi của bạn.

Phục hồi chức năng

Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể được hưởng lợi từ việc phục hồi chức năng phổi - một phương pháp trong đó bác sĩ trị liệu hô hấp dạy bạn cách thở dễ dàng hơn và cải thiện sức khỏe.

Biện pháp điều trị tại nhà

Để giúp bạn cảm thấy tốt hơn, bạn có thể thử các biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

  • Tránh các chất có thể gây kích ứng phổi. Hạn chế hút thuốc. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc không khí bị ô nhiễm hay với các chất gây kích ứng, chẳng hạn như sơn hoặc chất tẩy rửa gia dụng.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí ẩm, ấm giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở. Cần đảm bảo vệ sinh máy tạo ẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong bình chứa nước.

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nếu không khí lạnh làm trầm trọng thêm tình trạng ho và gây khó thở, hãy đeo khẩu trang trước khi ra ngoài.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MẮT LÁC

MẮT LÁC

administrator
CƯỜNG LÁCH

CƯỜNG LÁCH

administrator
ĐỤC THỦY TINH THỂ

ĐỤC THỦY TINH THỂ

administrator
LAO CƠ XƯƠNG

LAO CƠ XƯƠNG

Bệnh lao cơ xương (lao xương khớp) thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Cột sống là vị trí phổ biến nhất của bệnh lao cơ xương, tiếp đến là các vị trí ở hông và đầu gối. Ở cột sống, phần bị ảnh hưởng thông thường là các thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Các vùng liên quan khác có thể liên quan đến đốt sống cổ, chỗ nối đĩa đệm, xương cùng và các khớp xương cùng. Ngoài ra, xương sườn, xương chậu, xương nhỏ của bàn chân và khớp bàn chân, xương dài, khớp xương ức và xương ức cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây nên. Đôi khi, một người mắc bệnh có thể có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi bệnh lao cơ xương được gọi là bệnh lao xương đa vị trí.
administrator
VIÊM GAN A

VIÊM GAN A

administrator
HẸP THỰC QUẢN

HẸP THỰC QUẢN

administrator
MẤT KHỨU GIÁC

MẤT KHỨU GIÁC

administrator
HỘI CHỨNG GILBERT

HỘI CHỨNG GILBERT

administrator