VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

daydreaming distracted girl in class

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

Tổng quan 

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nó gây viêm và tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Viêm tiểu phế quản hầu như luôn luôn do vi rút gây ra. Thời gian cao điểm của bệnh viêm tiểu phế quản thông thường là trong những tháng mùa đông.

Viêm tiểu phế quản khởi phát với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó tiến triển thành ho, thở khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Hầu hết trẻ em đều khỏe hơn khi được chăm sóc tại nhà. Một tỷ lệ nhỏ trẻ em phải nhập viện.

Triệu chứng

Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như cảm lạnh:

  • Sổ mũi

  • Nghẹt mũi

  • Ho

  • Sốt nhẹ (không phải lúc nào cũng xuất hiện)

Sau đó, trẻ có thể khó thở kéo dài một tuần hoặc hơn hay có tiếng rít khi thở ra (thở khò khè).

Nhiều trẻ sơ sinh cũng bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).

Viêm tiểu phế quản – FAMILY HOSPITAL

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ em

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu con bạn trở nên khó ăn hoặc uống và hơi thở của trẻ trở nên nhanh hơn hoặc khó khăn hơn, hãy gọi cho bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con bạn dưới 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh viêm tiểu phế quản - bao gồm sinh non hoặc bệnh lý về tim hoặc phổi.

Khi gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau đây bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời:

  • Âm thanh khò khè khi thở

  • Thở rất nhanh - hơn 60 nhịp thở một phút - và nông

  • Thở gấp - các xương sườn dường như hút vào trong khi trẻ hít vào

  • Ngoại hình uể oải hoặc lờ đờ

  • Không ăn uống đủ hoặc thở quá nhanh không thể ăn hoặc uống

  • Da chuyển sang màu xanh, đặc biệt là môi và móng tay (tím tái)

Nguyên nhân

Viêm tiểu phế quản xảy ra khi một loại vi rút lây nhiễm vào các tiểu phế quản, là những đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi của bạn. Nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản sưng lên và bị viêm. Chất nhầy tích tụ trong các đường thở này, khiến không khí khó lưu thông vào và ra khỏi phổi.

Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. RSV là một loại vi rút phổ biến chỉ lây nhiễm cho trẻ em dưới 2 tuổi. Các đợt bùng phát nhiễm RSV xảy ra vào mùa đông hàng năm và nhiều trường hợp có thể bị tái nhiễm, vì lần nhiễm trước đó không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài. Viêm tiểu phế quản cũng có thể do các loại vi rút khác gây ra, bao gồm cả vi rút gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Các vi rút gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Bạn có thể lây nhiễm chúng qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn cũng có thể mắc chúng bằng cách chạm vào các đồ vật dùng chung - chẳng hạn như đồ dùng, khăn tắm hoặc đồ chơi - rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Yếu tố nguy cơ

Viêm tiểu phế quản thường gặp phải ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Các yếu tố khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và tăng nặng hơn tình trạng bệnh bao gồm:

  • Sinh non

  • Mắc các tình trạng bẩm sinh về tim hoặc phổi

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá

  • Chưa được bú sữa mẹ (trẻ bú mẹ giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch từ mẹ)

  • Tiếp xúc với nhiều trẻ em khác, chẳng hạn như trong nhà giữ trẻ

  • Sinh hoạt trong môi trường đông đúc

  • Có anh chị em đi học và mang bệnh về nhà

Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm | Vinmec

Viêm tiểu phế quản gây triệu chứng khó chịu cho trẻ

Biến chứng

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm:

  • Môi hoặc da xanh (tím tái), do thiếu oxy

  • Ngưng thở tạm thời, rất có thể xảy ra ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu đời

  • Mất nước

  • Mức oxy thấp và suy hô hấp

Nếu những điều này xảy ra, con bạn có thể phải ở bệnh viện. Suy hô hấp nặng có thể phải đặt ống khí quản để giúp trẻ thở cho đến khi hết nhiễm trùng.

Nếu con bạn sinh non, mắc bệnh tim hoặc phổi, hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ban đầu của viêm tiểu phế quản. Nhiễm trùng có thể nhanh chóng tiến triển nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, con bạn thường sẽ cần nhập viện.

Chẩn đoán

Các xét nghiệm và chụp X-quang thường không cần thiết để chẩn đoán viêm tiểu phế quản. Bác sĩ thường có thể xác định tình trạng bệnh bằng cách quan sát con bạn và nghe phổi bằng ống nghe.

Nếu con bạn có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng, nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn hoặc nếu nghi ngờ vấn đề khác, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang phổi để tìm các dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

  • Xét nghiệm virus. Bác sĩ có thể lấy một mẫu chất nhầy từ con bạn để xét nghiệm vi rút gây viêm tiểu phế quản. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một miếng gạc đưa vào mũi nhẹ nhàng.

  • Xét nghiệm máu. Đôi khi, xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng bạch cầu của. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu thường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định xem có tình trạng giảm oxy trong máu của con bạn hay không.

Bác sĩ cũng có thể hỏi về các dấu hiệu mất nước, đặc biệt nếu con bạn không muốn uống hoặc ăn hay bị nôn. Các dấu hiệu của tình trạng mất nước bao gồm mắt trũng sâu, miệng và da khô, uể oải, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.

Chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ | Vinmec

Sử dụng ống nghe để nghe tiếng phổi của trẻ

Điều trị

Viêm tiểu phế quản thường kéo dài từ hai đến ba tuần. Hầu hết trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể được chăm sóc tại nhà với. Điều quan trọng là phải cảnh giác với những dấu hiệu về sự khó thở, chẳng hạn như vật vã trong từng hơi thở, không thể nói hoặc khóc vì khó thở hoặc phát ra tiếng rên rỉ trong mỗi nhịp thở.

Vì vi rút gây ra viêm tiểu phế quản, nên thuốc kháng sinh - được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn - không có hiệu quả chống lại nó. Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai có thể xảy ra cùng với viêm tiểu phế quản và bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng đó.

Thuốc giãn phế quản không được cho là hữu ích và thường không được dùng cho bệnh viêm tiểu phế quản. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chọn thử phương pháp điều trị bằng albuterol khí dung để xem liệu nó có hiệu quả hay không.

Thuốc corticosteroid uống và vật lý trị liệu lồng ngực có thể giúp làm lỏng chất nhầy, nhưng không được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm tiểu phế quản và không được khuyến cáo.

Nhập viện

Một tỷ lệ nhỏ trẻ em có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện để kiểm soát tình trạng của mình. Tại bệnh viện, trẻ có thể được thở oxy ẩm để duy trì đủ lượng oxy trong máu, và trẻ có thể được truyền dịch qua tĩnh mạch để ngăn mất nước. Trong trường hợp nghiêm trọng, một ống có thể được đưa vào khí quản để giúp trẻ thở.

Biện pháp tại nhà

Mặc dù các phương pháp này không thể rút ngắn thời gian bị bệnh của trẻ, nhưng bạn có thể làm cho trẻ thoải mái hơn. Sau đây là một số phương pháp:

  • Làm ẩm không khí, giữ cho không khí sạch sẽ

  • Giữ tư thế thẳng đứng sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

  • Cho con bạn uống nước để ngăn ngừa mất nước

  • Nhỏ nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi.

  • Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Để điều trị sốt hoặc đau, hãy hỏi bác sĩ về việc cho con bạn dùng thuốc giảm đau và sốt không kê đơn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em như acetaminophen hoặc ibuprofen như một sự thay thế an toàn hơn cho aspirin . Aspirin không được khuyến cáo ở trẻ em do nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng. Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống cúm không nên dùng aspirin, vì chúng có nguy cơ mắc hội chứng Reye cao hơn.

  • Giữ cho môi trường không khói thuốc. 

  • Không sử dụng thuốc không kê đơn, ngoại trừ thuốc hạ sốt và giảm đau, để điều trị ho và cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, hãy cân nhắc tránh sử dụng những loại thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỘI CHỨNG FRAGILE X

HỘI CHỨNG FRAGILE X

administrator
KIẾT LỴ

KIẾT LỴ

administrator
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY

UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY

administrator
XUẤT HUYẾT VÕNG MẠC

XUẤT HUYẾT VÕNG MẠC

administrator
HỘI CHỨNG GILBERT

HỘI CHỨNG GILBERT

administrator
GAI CỘT SỐNG (OSTEOPHYTES)

GAI CỘT SỐNG (OSTEOPHYTES)

Gai cột sống là những khối xương nhẵn, mọc ở gần các khớp. Chúng phát triển theo thời gian ở những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc tổn thương khớp. Bàn chân, bàn tay, đầu gối và cột sống thường phát triển các gai xương. Một lối sống lành mạnh có thể khắc phục các triệu chứng như đau, cứng khớp và chuyển động bị hạn chế. Thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật có thể hữu ích cho những người bị gai cột sống.
administrator
BỆNH TIM BẨM SINH

BỆNH TIM BẨM SINH

administrator
MÙ MÀU

MÙ MÀU

administrator