XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

Xét nghiệm hemoglobin nhằm đo lượng hemoglobin trong máu của bạn, từ đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm hemoglobin nhé.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

Tổng quan

Xét nghiệm hemoglobin nhằm đo lượng hemoglobin trong máu của bạn. Hemoglobin là một protein có trong các tế bào hồng cầu của bạn, có chức năng mang oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể đồng thời vận chuyển carbon dioxide từ cơ quan và mô của bạn trở lại phổi.

Nếu xét nghiệm hemoglobin cho thấy mức hemoglobin của bạn thấp hơn bình thường, điều đó có nghĩa là bạn có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu). Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thiếu vitamin, chảy máu và các bệnh mạn tính.

Nếu xét nghiệm hemoglobin cho thấy mức cao hơn bình thường, có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này chẳng hạn như rối loạn đa hồng cầu, sống ở vị trí địa lý cao, hút thuốc và mất nước.

Tại sao cần thực hiện

Bạn có thể phải xét nghiệm hemoglobin vì một số lý do:

  • Để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bạn. Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm hemoglobin như một phần của xét nghiệm công thức máu toàn bộ trong quá trình khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe tổng quát của bạn và tầm soát nhiều loại rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu.

  • Để chẩn đoán một tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm hemoglobin nếu bạn cảm thấy yếu, mệt mỏi, khó thở hoặc chóng mặt. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể chỉ ra bệnh thiếu máu hoặc bệnh đa hồng cầu. Xét nghiệm hemoglobin có thể giúp chẩn đoán những bệnh lý này hoặc các tình trạng y tế khác.

  • Để theo dõi tình trạng bệnh lý. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu hoặc bệnh đa hồng cầu, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm hemoglobin để theo dõi tình trạng của bạn và hướng dẫn điều trị.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu mẫu máu của bạn chỉ được thực hiện xét nghiệm hemoglobin, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm. Nếu mẫu máu của bạn sẽ được sử dụng cho các xét nghiệm khác, bạn có thể cần nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi lấy mẫu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Quá trình thực hiện

Đối với xét nghiệm hemoglobin, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bằng cách dùng kim đâm vào đầu ngón tay của hoặc vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Đối với trẻ sơ sinh, mẫu có thể được lấy bằng cách đâm vào gót chân.

Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn có thể trở lại các hoạt động thường ngày của mình ngay sau khi lấy mẫu.

Kết quả

Khoảng tham chiếu bình thường đối với xét nghiệm hemoglobin là:

  • Đối với nam giới, từ 13,2 - 16,6 gam trên mỗi decilit

  • Đối với phụ nữ, từ 11,6 - 15 gam mỗi decilit

Các khoảng tham chiếu cho trẻ em thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Khoảng tham chiếu nồng độ hemoglobin bình thường có thể hơi khác nhau giữa các cơ sở y tế.

Kết quả thấp hơn bình thường

Nếu mức hemoglobin của bạn thấp hơn bình thường, bạn bị thiếu máu. Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng có những nguyên nhân khác nhau, có thể bao gồm:

  • Thiếu sắt

  • Thiếu vitamin B-12

  • Thiếu folate

  • Chảy máu

  • Các bệnh ung thư ảnh hưởng đến tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu

  • Bệnh thận

  • Bệnh gan

  • Suy giáp

  • Thalassemia - một rối loạn di truyền gây ra tình trạng hemoglobin và số lượng hồng cầu thấp

Nếu trước đây bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu, nồng độ hemoglobin thấp hơn bình thường có thể cho thấy bạn cần thay đổi kế hoạch điều trị.

Kết quả cao hơn bình thường

Nếu mức hemoglobin của bạn cao hơn bình thường, đó có thể là kết quả của:

  • Bệnh đa hồng cầu - một chứng rối loạn máu trong đó tủy xương của bạn tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu

  • Bệnh phổi

  • Mất nước

  • Sống ở vị trí địa lý cao

  • Hút thuốc nhiều

  • Bỏng

  • Nôn quá nhiều

  • Tập thể dục quá nặng

Nếu trước đây bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh đa hồng cầu, nồng độ hemoglobin tăng cao có thể cho thấy bạn cần phải thay đổi kế hoạch điều trị.

Nếu mức hemoglobin của bạn thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, bác sĩ có thể muốn đánh giá kết quả xét nghiệm hemoglobin cùng với kết quả của các xét nghiệm khác hoặc có thể cần thực hiện xét nghiệm bổ sung để xác định các bước tiếp theo.

Để biết chi tiết cụ thể về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm hemoglobin, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG TRONG CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG TRONG CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

administrator
CHỤP X-QUANG

CHỤP X-QUANG

Chụp X-quang là một xét nghiệm cung cấp hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán một số tình trạng bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp X-quang nhé.
administrator
CẮT TỬ CUNG QUA ÂM ĐẠO

CẮT TỬ CUNG QUA ÂM ĐẠO

Cắt tử cung là thủ thuật được sử dụng để điều trị một số tình trạng bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật cắt tử cung qua âm đạo nhé.
administrator
PHẪU THUẬT THẨM MỸ

PHẪU THUẬT THẨM MỸ

Phẫu thuật thẩm mỹ là thủ thuật được thực hiện rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Phẫu thuật thẩm mỹ giúp bạn cải thiện vẻ bề ngoài, nâng cao sự tự tin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật thẩm mỹ nhé.
administrator
CẬN XẠ TRỊ

CẬN XẠ TRỊ

Cận xạ trị là phương pháp liên quan đến việc đặt những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể. Đây là một trong những liệu pháp được sử dụng để chữa ung thư.
administrator
TIÊM BOTOX

TIÊM BOTOX

Tiêm botox có thể giúp điều trị một số tình trạng bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiêm botox nhé
administrator
XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

Xét nghiệm Pap, còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào tử cung, là một thủ thuật để kiểm tra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật xét nghiệm phết tế bào tử cung nhé.
administrator
PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA

PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA

Tán sỏi qua da là một thủ thuật được thưc hiện để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể được áp dụng cho những viên sỏi lớn hoặc khi các thủ thuật ít xâm lấn không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được.
administrator