XÉT NGHIỆM LƯỢNG NITƠ CÓ TRONG URE (BUN)

Xét nghiệm BUN được thực hiện để giúp hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện xét nghiệm BUN nhé.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM LƯỢNG NITƠ CÓ TRONG URE (BUN)

Tổng quan

Xét nghiệm lượng nitơ có trong ure (BUN) là một xét nghiệm máu phổ biến, cho biết thông tin quan trọng về tình trạng hoạt động của thận (chức năng thận). Xét nghiệm BUN đo lượng nitơ có trong ure trong máu của bạn.

Sau đây là cách mà cơ thể của bạn chuyển hóa và đào thải nito trong ure:

  • Gan sản xuất amoniac – có chứa nito – sau khi phân hủy protein được sử dụng từ các tế bào trong cơ thể

  • Nito kết hợp với 1 số yếu tố, chẳng hạn như carbon, hydro và oxy để tạo thành ure – là một chất thải hóa học.

  • Ure được vận chuyển từ gan tới thận của bạn thông qua hệ thống mạch máu

  • Thận khỏe mạnh sẽ lọc ure và loại bỏ những chất thải khác từ máu của bạn

  • Các chất thải được lọc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu

Xét nghiệm BUN có thể cho biết nồng độ nito trong ure cao hơn mức bình thường, từ đó phản ánh việc thận không hoạt động hiệu quả.

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm BUN

Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm BUN:

  • Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn mắc bệnh thận hay bị tổn thương thận

  • Nếu bạn cần được đánh giá chức năng thận, đặc biệt khi bạn mắc các bệnh lý mạn tính chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp

  • Giúp xác định tính hiệu quả của việc điều trị khi bạn đang chạy thận nhân tạo hay lọc máu qua phúc mạc

  • Là một phần của nhóm các xét nghiệm máu giúp chẩn đoán 1 số tình trạng, chẳng hạn như tổn thương thận, bất thường cấu trúc đường niệu, suy tim sung huyết hoặc chảy máu đường tiêu hóa – tuy nhiên bất thường trong xét nghiệm BUN đơn lẻ không thể giúp chẩn đoán xác định các tình trạng này.

Nếu bệnh lý ở thận là vấn đề chính, nồng độ creatinin trong máu cũng thường được xét nghiệm khi lấy máu để thực hiện xét nghiệm BUN. Creatinin cũng là một chất thải khác được thận lọc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Sự gia tăng nồng độ creatinin trong máu có thể là một dấu hiệu của tình trạng tổn thương thận.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra chức năng thận thông qua hoạt động lọc các chất thải của thận ra khỏi máu. Để làm việc này, bạn có thể cần được lấy mẫu máu để đánh giá chỉ số độ lọc cầu thận (GFR). Chỉ số GFR giúp đánh giá phần trăm hoạt động của thận.

Chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

Nếu mẫu máu của bạn chỉ được thực hiện xét nghiệm BUN, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu mẫu máu của bạn được dùng để làm một số xét nghiệm khác, bạn có thể cần phải nhịn một một khoảng thời gian trước khi thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể các bước cho bạn.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm BUN, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bạn bằng kim tiêm thông qua tĩnh mạch ở tay. Mẫu máu sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm để đánh giá. Bạn có thể trở lại các hoạt động thường ngày ngay lập tức.

Kết quả xét nghiệm 

Kết quả của xét nghiệm BUN được trình bày ở đơn vị miligam trên mỗi decilit (mg/dL) ở Mỹ và ở đơn vị milimol trên mỗi lít (mmol/L) theo hệ thống quốc tế. Nồng độ đo được thông thường là từ 6 – 24 mg/dL (2,1 – 8,5 mmol/L).

Tuy nhiên, mức nồng độ bình thường có thể thay đổi, tùy thuộc vào khoảng tham chiếu được sử dụng ở mỗi phòng thí nghiệm cũng như độ tuổi của bạn. Hỏi bác sĩ để được giải thích kết quả.

Nồng độ nito trong ure có xu hướng tăng lên theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh có nồng độ nito trong ure thấp hơn nhưng bệnh nhân khác và khoảng tham chiếu ở trẻ em cũng có sự thay đổi.

Nói chung, sự gia tăng nồng độ BUN có nghĩa rằng thận của bạn đang hoạt động không bình thường. Tuy nhiên sự gia tăng BUN cũng có thể do:

  • Mất nước, hậu quả của việc không uống đủ nước hoặc các lý do khác

  • Bất thường cấu trúc đường niệu

  • Suy tim sung huyết hoặc vừa mới lên cơn đau tim

  • Chảy máu đường tiêu hóa

  • Sốc

  • Bỏng nặng

  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc khác sinh

  • Chế độ ăn nhiều protein

Nếu bạn bị tổn thương thận, hỏi bác sĩ về các yếu tố nguy cơ, góp phần vào tổn thương và các bước để bạn có thể kiểm soát chúng.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XẠ HÌNH XƯƠNG

XẠ HÌNH XƯƠNG

Xạ hình xương là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở xương. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm xạ hình xương nhé
administrator
HIẾN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG

HIẾN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG

Hiến tế bào gốc là một thủ thuật có thể giúp cứu sống nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về việc hiến tế bào gốc máu ngoại vi và hiến tế bào gốc tủy xương nhé
administrator
PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong cơ thể sau khi được thận lọc, có thể cần thực hiện phẫu thuật vì một số lý do, bao gồm cả ung thư bàng quang. Bàng quang của bạn có thể cần phải được loại bỏ, hoặc bạn có thể cần một thủ thuật tái tạo bàng quang. Có nhiều loại phẫu thuật bàng quang khác nhau.
administrator
PHẪU THUẬT HỢP NHẤT KHỚP CỔ CHÂN

PHẪU THUẬT HỢP NHẤT KHỚP CỔ CHÂN

Phẫu thuật hợp nhất khớp cổ chân được thực hiện để kết hợp xương mắt cá chân của bạn thành một xương. Nó làm giảm các triệu chứng của viêm khớp mắt cá chân bao gồm đau, viêm và sưng. Nếu bạn đi giày dép do các bác sĩ chỉ định sẽ giúp giảm tình trạng đi khập khiễng. Thời gian phục hồi thường từ 6 – 12 tuần.
administrator
CHÂM CỨU

CHÂM CỨU

Châm cứu là một phương pháp điều trị nhiều bệnh lý rất hiệu quả của Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về kỹ thuật châm cứu nhé
administrator
QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

administrator
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NÃO BỘ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NÃO BỘ

Liệu pháp phục hồi chức năng não giúp nhiều bệnh nhân có thể học lại những chức năng đã mất đi sau một đợt chấn thương não.
administrator
PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU

PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là thủ thuật được sử dụng có thẻ giúp gây ít gây tổn thương cho cơ thể hơn so với phẫu thuật mở. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhé.
administrator