XÉT NGHIỆM CREATININE

Xét nghiệm creatinine là một thước đo để đánh giá xem thận của bạn đang thực hiện công việc lọc chất thải ra khỏi máu như thế nào. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm creatinine nhé.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM CREATININE

Tổng quan

Xét nghiệm creatinine là một thước đo để đánh giá xem thận của bạn đang thực hiện công việc lọc chất thải ra khỏi máu như thế nào.

Creatinine là một hợp chất hóa học còn sót lại từ quá trình sản sinh năng lượng trong cơ bắp của bạn. Thận khỏe mạnh có chức năng lọc creatinine ra khỏi máu. Creatinine thải ra ngoài cơ thể bạn dưới dạng chất thải qua nước tiểu.

Đo creatinine trong máu hoặc nước tiểu của bạn cung cấp manh mối để giúp bác sĩ xác định xem thận đang hoạt động như thế nào.

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ của bạn hoặc nhân viên y tế có thể yêu cầu xét nghiệm creatinine vì những lý do sau:

  • Để chẩn đoán nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận

  • Để tầm soát bệnh thận nếu bạn bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

  • Để theo dõi quá trình điều trị hoặc tiến triển bệnh thận

  • Để theo dõi các tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm tổn thương thận hoặc thay đổi chức năng thận 

  • Để theo dõi chức năng của một quả thận được cấy ghép

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Xét nghiệm máu tiêu chuẩn được sử dụng để đo nồng độ creatinin trong máu của bạn (creatinin huyết thanh). Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn)qua đêm trước khi xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm creatinine nước tiểu, bạn có thể cần lấy nước tiểu trong 24 giờ trong các dụng cụ do phòng khám cung cấp.

Đối với cả hai xét nghiệm, bạn có thể cần phải tránh ăn thịt trong một thời gian nhất định trước khi thử nghiệm. Nếu bạn dùng chất bổ sung creatine, bạn có thể cần phải ngừng sử dụng.

Quá trình thực hiện

Đối với xét nghiệm creatinine huyết thanh, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bằng cách sử dụng kim và đâm vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn.

Đối với xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ cần cung cấp một mẫu duy nhất tại phòng khám hoặc lấy mẫu tại nhà trong vòng 24 giờ và gửi lại cho phòng khám.

Kết quả

Kết quả từ xét nghiệm creatinine trong máu hoặc nước tiểu được đo và giải thích theo nhiều cách, bao gồm:

Nồng độ creatinine huyết thanh

Creatinine thường đi vào máu của bạn và được lọc khỏi máu với tốc độ không đổi. Lượng creatinine trong máu của bạn phải tương đối ổn định. Sự gia tăng nồng độ creatinine có thể là một dấu hiệu của chức năng thận kém.

Creatinine huyết thanh được trình bày ở dạng miligam creatinine trong một decilit máu (mg / dL) hoặc micromoles creatinine trong một lít máu (micromoles / L). Khoảng tham chiếu điển hình đối với nồng độ creatinine huyết thanh là:

  • Đối với nam giới trưởng thành, từ 0,74 - 1,35 mg/dL (65,4 - 119,3 micromoles/L)

  • Đối với phụ nữ trưởng thành, từ 0,59 - 1,04 mg/dL (52,2 - 91,9 micromoles/L)

Độ lọc cầu thận (GFR)

Phép đo creatinine huyết thanh cũng có thể được sử dụng để ước tính xem thận lọc máu nhanh như thế nào (độ lọc cầu thận). Do sự thay đổi của creatinine huyết thanh ở mỗi người là khác nhau, GFR có thể cho kết quả chính xác hơn về chức năng thận.

Công thức tính GFR có tính đến nồng độ creatinin huyết thanh và các yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi và giới tính. Chỉ số GFR dưới 60 gợi ý bạn đang mắc bệnh thận. Chỉ số độ lọc cầu thận dưới 60 có thể được sử dụng để theo dõi điều trị và sự tiến triển của bệnh.

Độ thanh thải creatinin

Độ thanh thải creatinin là thước đo mức độ của thận lọc creatinin ra khỏi máu để bài tiết qua nước tiểu.

Độ thanh thải creatinin thường được xác định từ phép đo creatinin trong mẫu nước tiểu 24 giờ và từ mẫu huyết thanh được lấy trong cùng một khoảng thời gian. Tuy nhiên, có thể sử dụng mẫu nước tiểu tại 1 thời điểm. Thời gian chính xác và thu thập mẫu nước tiểu là rất quan trọng.

Độ thanh thải creatinin được trình bày ở dạng mililit creatinin mỗi phút trên diện tích bề mặt cơ thể (mL/phút/BSA). Khoảng tham chiếu điển hình cho nam giới, từ 19 - 75 tuổi, là từ 77 - 160 mL/phút/BSA.

Khoảng tham chiếu theo tuổi vè độ thanh thải creatinin ở phụ nữ như sau:

  • Từ 18 đến 29 tuổi: 78 - 161 mL/phút/BSA

  • Từ 30 đến 39 tuổi: 72 - 154 mL/phút/BSA

  • Từ 40 đến 49 tuổi: 67 - 146 mL/phút/BSA

  • Từ 50 đến 59 tuổi: 62 - 139 mL/phút/BSA

  • Từ 60 đến 72 tuổi: 56 - 131 mL/phút/BSA

Khoảng tham chiếu tiêu chuẩn chưa được xác định cho người cao tuổi.

Kết quả thấp hơn khoảng tham chiếu cho nhóm tuổi của bạn có thể là dấu hiệu của chức năng thận kém hoặc các tình trạng ảnh hưởng tới lưu lượng máu đến thận của bạn.

Tỷ lệ albumin/creatinine

Một cách giải thích khác về nồng độ creatinin nước tiểu là tỷ lệ albumin/creatinin. Albumin là một loại protein trong máu. Thận khỏe mạnh thường không lọc nó ra khỏi máu, vì vậy sẽ có rất ít hoặc không có albumin được tìm thấy trong nước tiểu.

Tỷ lệ albumin/creatinine cho biết lượng albumin trong một mẫu nước tiểu so với lượng creatinine. Kết quả được trình bày ở dạng số miligam (mg) albumin cho mỗi gam (g) creatinine. Kết quả của một quả thận khỏe mạnh là:

  • Đối với nam giới trưởng thành, < 17 mg/g

  • Đối với phụ nữ trưởng thành, < 25 mg/g

Kết quả cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Đặc biệt, kết quả có thể chỉ ra một biến chứng của bệnh tiểu đường được gọi là bệnh thận do đái tháo đường.

Bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ thảo luận về kết quả xét nghiệm creatinine với bạn và giúp bạn hiểu thông tin này có ý nghĩa như thế nào đối với việc chẩn đoán hoặc lên kế hoạch điều trị.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XÉT NGHIỆM CHOLESTEROL

XÉT NGHIỆM CHOLESTEROL

Xét nghiệm cholesterol có thể giúp xác định nguy cơ tích tụ chất béo (mảng xơ vữa) trong động mạch có thể dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch dẫn máu khắp cơ thể (xơ vữa động mạch). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm cholesterol nhé.
administrator
THUỐC TRÁNH THAI CHỈ CHỨA PROGESTIN

THUỐC TRÁNH THAI CHỈ CHỨA PROGESTIN

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể cung cấp biện pháp tránh thai khá hiệu quả. Sử dụng thuốc tránh thai có thể đảo ngược tác dụng dễ dàng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cạch sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TRƯỚC KHI SINH (CORDOCENTESIS)

XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TRƯỚC KHI SINH (CORDOCENTESIS)

Lấy mẫu máu cuống rốn qua da là một xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh, được sử dụng để phát hiện một số rối loạn di truyền, bệnh lý về máu và nhiễm trùng.
administrator
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

COVID-19 là một đại dịch toàn cầu được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc. Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có thể thực hiện xem liệu bạncó đang bị nhiễm vi rút gây bệnh coronavirus 2019 hay không. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM GIẤC NGỦ (POLYSOMNOGRAPHY)

XÉT NGHIỆM GIẤC NGỦ (POLYSOMNOGRAPHY)

Xét nghiệm giấc ngủ ghi lại sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, cũng như chuyển động của mắt và chân để chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ.
administrator
HÔ HẤP KÝ

HÔ HẤP KÝ

Hô hấp ký (spirometry) là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp.
administrator
THÁO THỤT ĐẠI TRÀNG Ở NGƯỜI ĐÃ PHẪU THUẬT ĐẶT HẬU MÔN NHÂN TẠO

THÁO THỤT ĐẠI TRÀNG Ở NGƯỜI ĐÃ PHẪU THUẬT ĐẶT HẬU MÔN NHÂN TẠO

Những người đã phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo có thể chọn phương pháp tháo thụt đại tràng để điều hòa nhu động ruột và làm sạch ruột. Quá trình này bao gồm việc rửa ruột kết bằng nước hàng ngày thông qua một lỗ thoát (phẫu thuật mở) trong ổ bụng. Bạn không cần phải đeo túi hậu môn. Những người bị bệnh viêm ruột hoặc ung thư ruột kết có thể cần phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo và tháo thụt đại tràng.
administrator
MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được đặt trong lồng ngực để phát hiện và ngăn chặn tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
administrator