MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được đặt trong lồng ngực để phát hiện và ngăn chặn tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).

daydreaming distracted girl in class

MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

Tổng quan

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được đặt trong lồng ngực để phát hiện và ngăn chặn tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). ICD liên tục theo dõi nhịp tim và sẽ gây ra những cú sốc điện, khi cần nhằm khôi phục nhịp tim bình thường.

Bạn có thể cần cấy ghép ICD nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim nhanh nguy hiểm khiến tim không cung cấp đủ máu cho phần còn lại của cơ thể (chẳng hạn như nhịp nhanh thất hoặc rung thất) hoặc nếu bạn có nguy cơ cao mắc vấn đề về nhịp tim như vậy (rối loạn nhịp tim), thường là do cơ tim yếu.

ICD khác với máy tạo nhịp tim - một thiết bị cấy ghép có thể ngăn chặn tình trạng nhịp tim chậm nguy hiểm.

Phân loại

ICD là một loại thiết bị dùng trong trị liệu bệnh lý tim. Có hai loại cơ bản:

  • ICD truyền thống được cấy vào ngực, và các dây dẫn gắn vào tim. Quy trình cấy ghép cần phẫu thuật xâm lấn.

  • ICD dưới da (S-ICD) là một lựa chọn khác được cấy dưới da ở bên ngực, dưới nách. Nó được gắn vào một điện cực chạy dọc theo xương ức. S-ICD có kích thước lớn hơn ICD truyền thống nhưng cần không gắn vào tim.

Tại sao cần thực hiện

ICD sẽ liên tục theo dõi tình trạng nhịp tim không đều và ngay lập tức điều chỉnh chúng. Thiết bị có thể hỗ trợ khi tim ngừng đập (ngừng tim).

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị cấy ghép ICD nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của một tình trạng nhịp tim không đều được gọi là nhịp nhanh thất kéo dài, bao gồm cả ngất xỉu. ICD cũng có thể được khuyến nghị nếu bạn sống sót sau cơn ngừng tim. Các lý do khác mà bạn có thể hưởng lợi từ ICD bao gồm:

  • Tiền sử bệnh mạch vành và đau tim làm tim bị suy yếu

  • Cơ tim phì đại

  • Một tình trạng bệnh lý tim di truyền làm tăng nguy cơ mắc nhịp tim nhanh nguy hiểm, chẳng hạn như một số loại hội chứng kéo dài khoảng QT 

  • Các tình trạng hiếm gặp khác có thể ảnh hưởng đến nhịp tim

Bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép S-ICD nếu có khiếm khuyết cấu trúc trong tim ngăn cản việc gắn các dây dẫn vào tim thông qua mạch máu.

Rủi ro

Những rủi ro có thể xảy ra khi cấy ghép ICD bao gồm:

  • Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép

  • Sưng, chảy máu hoặc bầm tím

  • Tổn thương mạch máu do ICD có dây dẫn

  • Chảy máu quanh tim, có thể nguy hiểm đến tính mạng

  • Máu rò rỉ qua van tim (trào ngược) nơi đặt dây dẫn ICD

  • Tổn thương phổi (tràn khí màng phổi)

  • Sự chuyển động của thiết bị hoặc dây dẫn, có thể dẫn đến thủng tim (hiếm gặp)

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Trước khi bạn được cấy ghép ICD, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Điện tâm đồ là một xét nghiệm nhanh chóng và không đau giúp đo các tín hiệu điện bên trong tim. Các miếng dán (điện cực) được đặt trên ngực và đôi khi là ở cánh tay, chân. Dây điện sẽ kết nối các điện cực với máy tính, nơi hiển thị kết quả xét nghiệm. Điện tâm đồ có thể cho biết liệu tim có đập quá nhanh, quá chậm hay không.

  • Siêu âm tim. Xét nghiệm không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim đang chuyển động. Nó cho thấy kích thước, cấu trúc của tim và cách dòng máu chảy qua tim.

  • Thiết bị Holter. Holter là một thiết bị nhỏ, được đeo trên cơ thể để theo dõi nhịp tim. Nó có thể phát hiện tình trạng nhịp tim không đều mà điện tâm đồ bỏ sót. Bạn thường cần đeo thiết bị Holter trong 1 – 2 ngày. Dây từ các cảm biến trên ngực sẽ kết nối với thiết bị ghi bằng pin được bỏ trong túi, đeo trên thắt lưng hoặc dây đeo trên vai.

    Trong khi đeo thiết bị, bạn có thể được yêu cầu ghi lại nhật ký về các hoạt động và triệu chứng của mình. Bác sĩ thường sẽ so sánh nhật ký với các bản ghi từ thiết bị để cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

  • Máy ghi sự kiện (event recorder). Nếu bạn không có bất kỳ tình trạng nhịp tim bất thường nào trong khi đeo thiết bị theo dõi Holter, bác sĩ có thể đề xuất máy ghi sự kiện, có thể đeo trong thời gian dài hơn. Có nhiều số loại máy ghi sự kiện khác nhau. Máy ghi sự kiện tương tự như thiết bị Holter và thường yêu cầu bạn nhấn một nút khi xuất hiện các triệu chứng.

  • Nghiên cứu sinh lý điện tim (nghiên cứu EP). Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều ống mềm (ống thông) và dẫn qua mạch máu tới tim. Các cảm biến trên đầu mỗi ống thông sẽ gửi tín hiệu và ghi lại điện tim. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để xác định khu vực gây ra tình trạng nhịp tim không đều.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Nếu bạn được lên lịch cấy ghép ICD, bạn sẽ được yêu cầu tránh ăn và uống ít nhất 8 giờ trước khi làm thủ thuật.

Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng và liệu bạn có nên tiếp tục dùng chúng trước khi làm thủ thuật cấy ghép ICD hay không.

Trong quá trình

Bác sĩ sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch tại vị trí cẳng tay của bạn. Bác sĩ có thể đưa thuốc an thần qua đường truyền này để giúp bạn thư giãn.

Bạn có thể sẽ được gây mê toàn thân (ngủ hoàn toàn).

Trong quá trình phẫu thuật cấy ghép ICD, bác sĩ sẽ đưa một hoặc nhiều dây dẫn (dây dẫn) mềm dẻo, cách điện vào các tĩnh mạch gần xương đòn đến tim thông qua sử dụng xét nghiệm hình ảnh X-quang. Các đầu của dây dẫn sẽ gắn vào tim. Các đầu còn lại gắn vào một thiết bị (máy phát xung điện) được cấy dưới da, thường là bên dưới xương đòn. Quy trình cấy ghép ICD thường mất vài giờ.

Khi ICD được đặt xong, bác sĩ sẽ kiểm tra nó và lập trình cho nhu cầu đúng nhịp tim cụ thể của bạn. Kiểm tra ICD có thể bao gồm làm tăng tim và sau đó trở lại bình thường.

Tùy thuộc vào tình trạng nhịp tim bạn mắc phải, ICD có thể được lập trình cho:

  • Phóng năng lượng thấp. Bạn có thể không cảm thấy gì hoặc bị rung nhẹ (không đau) trong lồng ngực khi ICD phản ứng với những thay đổi đối với nhịp tim.

  • Một cú sốc năng lượng cao hơn. Đối với các vấn đề về nhịp tim nghiêm trọng hơn, ICD có thể gây ra cú sốc năng lượng cao hơn. Cú sốc này có thể gây đau đớn, có thể khiến bạn cảm thấy như thể bị đá vào ngực. Cơn đau thường chỉ kéo dài 1 giây và không có cảm giác khó chịu sau đó.

Thông thường, chỉ cần một cú sốc là có thể phục hồi nhịp tim bình thường. Một số người có thể cần hai cú sốc trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ.

Cần ba cú sốc trở lên trong một khoảng thời gian ngắn được gọi là cơn bão rối loạn nhịp tim. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp để xem liệu ICD có hoạt động bình thường hoặc bạn có tình trạng nhịp tim không đều hay không.

Nếu cần, ICD có thể được điều chỉnh để giảm số lượng, tần suất các cú sốc. Có thể cần dùng thuốc để làm cho tim đập đều và giảm nguy cơ mắc cơn bão rối loạn nhịp tim ICD.

Sau khi làm thủ thuật

Bạn thường có thể về nhà vào đúng ngày thực hiện thủ thuật cấy ghép ICD. Bạn sẽ cần sắp xếp để có người chở về nhà và hỗ trợ trong quá trình hồi phục.

Khu vực cấy ghép thiết bị ICD có thể sưng và mềm trong vài ngày hoặc vài tuần. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giảm đau. Aspirin và ibuprofen không được khuyến nghị vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thông thường, bạn sẽ cần tránh các cử động đột ngột nâng cánh tay trái lên cao hơn vai trong tối đa 8 tuần để các dây dẫn ở tim không di chuyển cho đến khi khu vực này lành lại. Bạn có thể cần phải hạn chế việc lái xe của mình, tùy thuộc vào loại ICD được cấy ghép. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về thời điểm an toàn để có thể lái xe và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác.

Trong khoảng 4 tuần sau khi phẫu thuật, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn tránh:

  • Các hoạt động hoặc bài tập vận động mạnh, cao hơn vai, bao gồm chơi gôn, quần vợt, bơi lội, đi xe đạp, chơi bowling...

  • Nâng vật nặng

  • Các bài tập thể dục nặng

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tránh tham gia các môn thể thao vô thời hạn. Việc vận động mạnh nhiều có thể làm hỏng thiết bị hoặc làm đứt dây.

Các lưu ý dài hạn

Các vấn đề với ICD do tín hiệu điện (nhiễu điện) là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy đề phòng với những điều sau:

  • Điện thoại di động và các thiết bị di động khác. Nói chuyện trên điện thoại di động là an toàn, nhưng tránh đặt điện thoại di động trong phạm vi 6 inch (khoảng 15 cm) so với vùng cấy ghép ICD khi điện thoại được bật. Mặc dù khó xảy ra nhưng ICD có thể nhầm tín hiệu của điện thoại di động với nhịp tim và làm chậm nhịp tim, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi đột ngột.

  • Hệ thống an ninh. Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ nhận được một chiếc thẻ cho biết mình có cấy ghép ICD. Xuất trình thẻ của bạn cho nhân viên sân bay vì ICD có thể gây báo động an ninh sân bay.

    Ngoài ra, máy dò kim loại cầm tay thường chứa một nam châm có thể gây nhiễu ICD. Giới hạn thời gian quét bằng máy dò cầm tay dưới 30 giây trên vùng cấy ghép ICD hoặc yêu cầu thực hiện thủ công.

  • Thiết bị y tế. Nói với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe rằng bạn có cấy ghép ICD. Một số thủ thuật, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) và thiết bị phát sóng vô tuyến hoặc phương pháp cắt bỏ bằng vi sóng có thể không được khuyến khích khi bạn có thiết bị ICD. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể cho bạn biết nếu cần thực hiện một xét nghiệm thay thế.

  • Thiết bị điện. Đứng cách thiết bị hàn, máy biến áp cao áp hoặc hệ thống động cơ-máy phát điện ít nhất 2 feet (0,6 mét). Nếu bạn làm việc xung quanh thiết bị như vậy, bác sĩ có thể sắp xếp một cuộc kiểm tra tại nơi làm việc của bạn để xem liệu thiết bị có ảnh hưởng đến ICD hay không.

  • Tai nghe và bộ sạc không dây. Tai nghe có thể chứa chất từ ​​tính có thể gây nhiễu ICD. Giữ tai nghe và bộ sạc không dây cách ICD ít nhất 6 inch (khoảng 15 cm).

  • Nam châm. Nam châm có thể ảnh hưởng đến ICD, vì vậy bạn nên giữ nam châm cách xa vị trí đặt ICD ít nhất 6 inch (15 cm).

Các thiết bị ít hoặc không gây rủi ro cho ICD bao gồm lò vi sóng, TV, điều khiển từ xa, đài AM / FM, máy nướng bánh mì, chăn điện, máy cạo râu, máy khoan điện, máy tính, máy quét, máy in và thiết bị GPS.

Hạn chế lái xe

Nếu bạn đặt ICD để điều trị rối loạn nhịp thất, việc lái xe có thể gây ra rủi ro cho chính bạn và những người khác. Sự kết hợp giữa tình trạng rối loạn nhịp tim và các cú sốc do ICD có thể gây ra ngất xỉu, rất nguy hiểm khi lái xe.

Nhiều quốc gia có quy định hạn chế lái xe đối với những người đặt thiết bị ICD. Nếu ICD của bạn được cấy ghép do ngừng tim hoặc rối loạn nhịp thất trước đó, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi vài tháng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Nếu bạn bị sốc, có hoặc không có ngất xỉu, hãy nói với bác sĩ. Thông thường, bạn sẽ được khuyến khích chỉ nên lái xe khi không bị sốc trong vài tháng.

Nếu được cấy ghép ICD nhưng không có tiền sử rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, bạn thường có thể tiếp tục lái xe khoảng 1 tuần sau khi làm thủ thuật nếu không bị sốc. Thảo luận về tình hình của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bạn thường không thể lấy bằng lái xe nếu bạn được cấy ghép ICD.

Kết quả

ICD là phương pháp điều trị chính cho những người sống sót sau khi bị ngừng tim. ICD ngày càng được sử dụng phổ biến ở những người có nguy cơ cao bị ngừng tim đột ngột. ICD làm giảm nguy cơ đột tử do ngừng tim hơn là sử dụng thuốc đơn thuần.

Mặc dù các cú sốc điện có thể gây ra những lo lắng, nhưng chúng là một dấu hiệu cho thấy ICD đang điều trị hiệu quả các vấn đề về nhịp tim và bảo vệ bạn khỏi đột tử.

Pin lithium trong ICD có thể kéo dài từ 5 - 7 năm. Pin thường được kiểm tra định kỳ, quá trình này sẽ diễn ra khoảng 6 tháng một lần. Khi pin gần hết, thiết bị sẽ được thay thế pin mới trong một thủ thuật nhỏ thực hiện ngoại trú.

ICD và các vấn đề cuối đời

Nếu bạn được đặt ICD và bị bệnh nan y, ICD vẫn sẽ gây sốc nếu nó không bị vô hiệu hóa. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện một thủ thuật đơn giản để tắt ICD, nếu muốn. Tắt thiết bị có thể ngăn ngừa những cú sốc không mong muốn và những tình trạng không đáng có.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về mong muốn của mình. Nói chuyện với các thành viên gia đình hoặc người được chỉ định để đưa ra quyết định y tế cho bạn về những gì bạn muốn làm trong trường hợp chăm sóc cuối đời.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ

PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ

Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện để điều trị bệnh đục thủy tinh thể, giúp cải thiện thị lực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật đục thủy tinh thể nhé.
administrator
PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng thường gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt là thủ thuật được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhé.
administrator
PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

Phẫu thuật thay khớp gối có thể được sử dụng để giúp giảm đau cũng như phục hồi chức năng khớp gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cách thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT LÁ LÁCH

PHẪU THUẬT CẮT LÁ LÁCH

Cắt lách là một thủ thuật phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng liên quan tới lá lách khác nhau. Thủ thuật này mang lại một số rủi ro nhất định. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phẫu thuật cắt lách nhé.
administrator
XẠ HÌNH XƯƠNG

XẠ HÌNH XƯƠNG

Xạ hình xương là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở xương. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm xạ hình xương nhé
administrator
SIÊU ÂM BỤNG

SIÊU ÂM BỤNG

Siêu âm bụng là xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về siêu âm bụng nhé
administrator
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

COVID-19 là một đại dịch toàn cầu được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc. Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có thể thực hiện xem liệu bạncó đang bị nhiễm vi rút gây bệnh coronavirus 2019 hay không. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 nhé.
administrator
THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

administrator