XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

COVID-19 là một đại dịch toàn cầu được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc. Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có thể thực hiện xem liệu bạncó đang bị nhiễm vi rút gây bệnh coronavirus 2019 hay không. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 nhé.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN COVID-19

Tổng quan

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 để tìm hiểu xem liệu mình có đang bị nhiễm vi rút gây bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) hay không.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại xét nghiệm sau đây để chẩn đoán COVID-19:

  • Xét nghiệm RT-PCR. Còn được gọi là xét nghiệm phân tử, xét nghiệm COVID-19 này có thể phát hiện vật chất di truyền của virus bằng kỹ thuật phòng thí nghiệm được gọi là phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR). Bác sĩ hoặc y tá sẽ thu thập một mẫu bệnh phẩm của bạn bằng cách đưa một tăm bông vào lỗ mũi của bạn và lấy chất lỏng tại vị trí phía sau mũi của bạn. Trong một số trường hợp, nhân viên y tế sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu bệnh phẩm hầu họng. Hoặc bạn có thể khạc vào ống để lấy mẫu nước bọt.

    Kết quả xét nghiệm có thể có trong vài phút nếu được phân tích tại chỗ sau 1 đến 3 ngày - hoặc lâu hơn ở những khu vực có sự chậm trễ trong xử lý xét nghiệm (cần được gửi đến phòng thí nghiệm bên ngoài). Xét nghiệm RT-PCR rất chính xác khi được thực hiện đúng bởi chuyên gia, nhưng xét nghiệm nhanh có thể bỏ sót một số trường hợp.

  • Xét nghiệm kháng nguyên. Xét nghiệm COVID-19 này phát hiện một số protein nhất định trong virus. Sử dụng tăm bông để lấy mẫu bệnh phẩm, một số xét nghiệm kháng nguyên có thể cho kết quả sau vài phút. Đôi khi tại một số khu vực cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích.

    Kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính được coi là chính xác khi thực hiện cẩn thận các hướng dẫn. Nhưng vẫn có khả năng kết quả âm tính giả - có nghĩa là có thể bị nhiễm vi rút nhưng cho kết quả âm tính. Tùy thuộc vào tình hình, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm RT-PCR để xác nhận kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính.

Xét nghiệm RT-PCR có tên là Flu SC2 Multiplex Assay có thể phát hiện bất kỳ loại vi rút nào trong ba loại vi rút COVID-19, cúm A và cúm B, cùng một lúc. Chỉ cần một mẫu duy nhất để xét nghiệm cả ba loại virus. Xét nghiệm này có thể hữu ích trong mùa cúm. Nhưng kết quả âm tính không loại trừ khả năng mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong số này. Vì vậy, quá trình xét nghiệm có thể bao gồm nhiều bước hơn, tùy thuộc vào các triệu chứng, khả năng phơi nhiễm và đánh giá lâm sàng của bác sĩ.

Tại sao cần thực hiện

Bạn có thể cần xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 nếu:

  • Bạn có các triệu chứng COVID-19, chẳng hạn như sốt, ho, mệt mỏi hoặc khó thở.

  • Bạn đã tiếp xúc gần với một người nào đó mắc COVID-19. Tiếp xúc gần nghĩa là bạn đã ở trong phạm vi 6 feet (2 mét) với một người nhiễm COVID-19 hoặc bạn sống với người mắc COVID-19. Nếu bạn đã tiếp xúc gần với người có vi-rút COVID-19, hãy xét nghiệm ít nhất năm ngày sau khi bạn tiếp xúc với họ.

  • Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác hoặc sở y tế công cộng của bạn đề nghị xét nghiệm và bạn chưa được tiêm chủng đầy đủ.

  • Bạn phải thực hiện xét nghiệm cho các mục đích sàng lọc, chẳng hạn như tại một số trường học hoặc nơi làm việc.

Bạn không cần phải xét nghiệm nếu đã nhiễm COVID-19 trong ba tháng qua.

Một số nhóm người nhất định được coi là ưu tiên cao cho xét nghiệm chẩn đoán. Những người này bao gồm những người có dấu hiệu và triệu chứng COVID-19:

  • Làm việc trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe, tuyến đầu tiên

  • Sống hoặc làm việc trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, chẳng hạn như viện dưỡng lão hoặc những nơi khác mà mọi người ở gần nhau, chẳng hạn như nhà tù hoặc ký túc xá

  • Đang được chăm sóc trong bệnh viện

Những người khác có thể được ưu tiên xét nghiệm tùy thuộc vào hướng dẫn của sở y tế địa phương về việc giám sát COVID-19 trong từng cộng đồng.

Một số người mắc COVID-19 có thể không có triệu chứng. Nhưng họ vẫn có thể lây lan vi-rút COVID-19 cho người khác. Những người không có triệu chứng có thể được thực hiện xét nghiệm. Nếu những người không có triệu chứng có kết quả xét nghiệm dương tính, họ cần tuân theo các hướng dẫn về cách tự cách ly để giúp hạn chế sự lây lan của vi rút.

Tính khả dụng của xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và nơi thực hiện xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sống và các khuyến nghị của nhân viên y tế tại địa phương của bạn.

Rủi ro

Có khả năng xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 trả về kết quả âm tính giả. Điều này có nghĩa là xét nghiệm không phát hiện ra vi-rút, mặc dù bạn thực sự bị nhiễm. Nếu bạn có các triệu chứng, bạn có nguy cơ vô tình truyền vi-rút cho người khác nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp, chẳng hạn như đeo khẩu trang. Cũng có khả năng xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 trả về kết quả dương tính giả nếu bạn không làm theo đúng hướng dẫn. Kết quả dương tính giả có nghĩa là kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị nhiễm trong khi thực sự không có.

Rủi ro của kết quả xét nghiệm âm tính giả hoặc dương tính giả phụ thuộc vào loại và độ nhạy của xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, mức độ kỹ càng của việc thu thập mẫu và độ chính xác của phân tích trong phòng thí nghiệm.

Hãy cảnh giác với bất kỳ xét nghiệm COVID-19 tại nhà nào mà FDA không cho phép sử dụng. Chúng thường cho kết quả không chính xác.

Bạn cần chuẩn bị những gì

Cho dù bạn có các triệu chứng hay không, cần đeo khẩu trang đến và đi từ trung tâm y tế hoặc trung tâm xét nghiệm.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc COVID-19, hãy gọi trung tâm y tế hoặc sở y tế địa phương để xem xét các triệu chứng của bạn và hỏi về việc xét nghiệm trước khi bạn đi. Bằng cách này, nhân viên có thể chuẩn bị cho xét nghiệm của bạn và có biện pháp bảo vệ cá nhân.

Nếu bạn không có triệu chứng nhưng bạn đã tiếp xúc gần với người bị COVID-19, hãy làm theo lời khuyên về xét nghiệm của nhân viên y tế hoặc sở y tế công cộng của bạn. Tốt nhất nên xét nghiệm COVID-19 ít nhất 5 ngày sau khi bạn tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Nếu bạn xét nghiệm quá sớm có thể không phát hiện ra vi-rút.

Nếu bạn không có triệu chứng và không nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh COVID-19, nhưng bạn muốn đi xét nghiệm, hãy hỏi nhân viên y tế hoặc trung tâm xét nghiệm của bạn xem có thể thực hiện xét nghiệm hay không.

Quá trình thực hiện

Đối với xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu chất nhầy từ mũi hoặc cổ họng của bạn, hoặc mẫu nước bọt. Mẫu cần thiết để xét nghiệm chẩn đoán có thể được lấy tại trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc trung tâm xét nghiệm.

  • Ngoáy mũi hoặc ngoáy họng. Nhân viên y tế sẽ sử dụng tăm bông mỏng, dẻo vào mũi của bạn hoặc đưa tăm bông dọc theo phía sau cổ họng của bạn để lấy một mẫu chất nhầy. Điều này có thể hơi khó chịu.

    Đối với mẫu lấy từ mũi, việc ngoáy mũi có thể thực hiện ở cả hai lỗ mũi để thu thập đủ chất nhầy cho xét nghiệm. Tăm bông vẫn giữ nguyên vị trí trong một thời gian ngắn trước khi được xoay nhẹ và rút ra. Mẫu được niêm phong trong ống và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

  • Mẫu nước bọt. Một số trung tâm tế có sẵn xét nghiệm nước bọt. Mặc dù mẫu nước bọt có thể kém nhạy hơn một chút so với mẫu chất nhầy được lấy bằng tăm bông, nhưng xét nghiệm nước bọt dễ thực hiện hơn và thường ít gây khó chịu hơn. Bạn khạc vào một ống nhiều lần để cung cấp mẫu nước bọt phục vụ việc xét nghiệm. Ống được niêm phong trước khi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Nếu bạn bị ho có đờm, nhân viên y tế có thể lấy một mẫu đờm, có chứa dịch tiết từ phổi, một bộ phận của đường hô hấp dưới. Vi rút tập trung nhiều hơn ở mũi và họng trong giai đoạn đầu của bệnh nhiễm. Nhưng sau hơn 5 ngày xuất hiện các triệu chứng, virus có xu hướng tập trung nhiều hơn ở đường hô hấp dưới.

Ngoài xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, nhân viên y tế cũng có thể kiểm tra các tình trạng hô hấp khác, chẳng hạn như cúm, có các triệu chứng tương tự và có thể giải thích cho tình trạng bệnh của bạn.

FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho một số bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, bao gồm một bộ xét nghiệm cho cả COVID-19 và bệnh cúm. Một số xét nghiệm này yêu cầu đơn thuốc của bác sĩ. Bạn tự thu thập mẫu dịch mũi hoặc nước bọt ở nhà và sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để được phân tích. Một số xét nghiệm COVID-19 cho kết quả nhanh chóng tại nhà mà không cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.

Bạn có thể mua một số xét nghiệm kháng nguyên không cần kê đơn, mặc dù xét nghiệm kháng nguyên không được coi là đáng tin cậy như xét nghiệm PCR. Lợi ích của xét nghiệm tại nhà là bạn có thể thực hiện tại nhà và nhận được kết quả nhanh chóng. Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tự kiểm tra ngay khi bạn có các triệu chứng hoặc ít nhất năm ngày sau khi bạn tiếp xúc với người nhiễm vi-rút COVID-19. Đây cũng là một lựa chọn nếu bạn muốn đảm bảo rằng mình không có vi-rút trước khi họp nhóm với những người khác, để đảm bảo rằng bạn không vô tình gây lây lan vi-rút. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, việc thực hiện xét nghiệm lần thứ hai sau đó vài ngày có thể giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm của bạn là chính xác.

Bạn có thể mua một số xét nghiệm kháng nguyên không cần kê đơn, mặc dù xét nghiệm kháng nguyên không được coi là đáng tin cậy như xét nghiệm PCR. Lợi ích của xét nghiệm tại nhà là bạn có thể thực hiện tại nhà và nhận được kết quả nhanh chóng. Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tự kiểm tra ngay khi bạn có các triệu chứng hoặc ít nhất năm ngày sau khi bạn tiếp xúc với vi-rút COVID-19. Đây cũng là một lựa chọn nếu bạn muốn đảm bảo rằng mình không có vi-rút trước khi họp nhóm với những người khác, để đảm bảo rằng bạn không vô tình lây lan vi-rút. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, việc thực hiện xét nghiệm lần thứ hai sau đó vài ngày có thể giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm của bạn là chính xác.

Độ chính xác của mỗi xét nghiệm này khác nhau. Vì vậy, xét nghiệm âm tính không loại trừ hoàn toàn. Chỉ thực hiện xét nghiệm tại nhà được FDA cho phép hoặc được bác sĩ và sở y tế địa phương chấp thuận.

Kết quả

Một số cơ sở có các xét nghiệm nhanh để kiểm tra chẩn đoán COVID-19. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhận được kết quả sau chưa đầy một giờ hoặc vào cùng ngày bạn. Các cơ sở khác có thể phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm bên ngoài để phân tích. Nếu họ cần gửi mẫu, bạn có thể nhận kết quả một vài ngày sau đó.

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 của bạn có thể dương tính hoặc âm tính.

  • Kết quả dương tính. Điều này có nghĩa là bạn hiện đang bị nhiễm vi rút gây COVID-19. Thực hiện các bước thích hợp để chăm sóc cho bản thân. Tránh lây lan vi rút cho người khác.

    Bạn sẽ cần phải tự cách ly cho đến khi: Các triệu chứng của bạn đang cải thiện và đã 24 giờ kể từ khi bạn hết sốt và ít nhất năm ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng của bạn xuất hiện lần đầu tiên. Đeo khẩu trang trong 5 ngày nữa. Nếu bạn không bị sốt, bạn có thể đi xét nghiệm sau ít nhất 5 ngày nếu muốn. Nhưng nếu kết quả xét nghiệm của bạn là dương tính, hãy ở nhà trong năm ngày tiếp theo.

    Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 hoặc tình trạng sức khỏe làm giảm khả năng chống lại vi rút, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cách ly lâu hơn. Nếu bạn có kết quả dương tính nhưng không xuất hiện các triệu chứng, hãy cách ly trong năm ngày sau khi xét nghiệm và đeo khẩu trang trong năm ngày nữa.

  • Kết quả âm tính. Điều này có nghĩa là bạn có thể không bị nhiễm vi-rút COVID-19. Nhưng kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể xảy ra tùy thuộc vào thời gian và chất lượng của mẫu xét nghiệm. Nếu bạn có các triệu chứng, hãy cách ly với những người khác. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm lại nếu bạn vẫn còn triệu chứng.

Ngay cả khi xét nghiệm âm tính, bạn vẫn có thể bị nhiễm vi rút trong tương lai. Vì vậy, điều quan trọng là phải tuân theo các nguyên tắc như đeo khẩu trang trong tại nơi công cộng và rửa tay thường xuyên để tránh khả năng lây lan.

Truy vết

Nếu bạn có kết quả dương tính với vi rút COVID-19, bạn có thể được yêu cầu tham gia vào quá trình truy vết. Truy vết tiếp xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, do nó có thể giúp hạn chế sự lây lan của vi rút. Nhân viên y tế công cộng có thể yêu cầu bạn cung cấp danh sách những người mà bạn đã tiếp xúc gần trong thời gian bạn có thể bị nhiễm. Nhân viên y tế công cộng có thể liên hệ với những người này. Họ sẽ đề nghị những người này theo dõi các triệu chứng, thực hiện xét nghiệm COVID-19 hoặc ở nhà và cách ly với những người khác nếu họ không được tiêm chủng.

Khuyến nghị cách ly

Nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm COVID-19 và bạn chưa được tiêm chủng đầy đủ, hãy ở nhà và cách ly với những người khác trong năm ngày. Theo dõi xem bạn có mắc phải các triệu chứng COVID-19 hay không. Sau đó đeo khẩu trang trong năm ngày nữa. Nếu bạn không thể cách ly, hãy đeo khẩu trang trong vòng 10 ngày. Cố gắng cách ly với những người trong gia đình bạn. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy tự cách ly.

Nếu bạn đã tiêm chủng COVID-19 trong ba tháng qua hoặc đã tiêm tất cả các liều vắc-xin được khuyến nghị, bao gồm cả liều tăng cường và liều tiêm bổ sung chính, bạn thường không cần phải cách ly. Nhưng hãy đeo khẩu trang trong 10 ngày.

Nếu bạn đã được tiêm các liều vắc xin được đề nghị nhưng không phải là liều tiêm nhắc lại, hãy ở nhà trong năm ngày. Xét nghiệm lại sau ít nhất năm ngày. Và đeo khẩu trang trong năm ngày nữa. Nếu bạn không thể ở nhà, hãy đeo khẩu trang trong 10 ngày.

Thực hiện xét nghiệm ít nhất năm ngày sau khi bị phơi nhiễm, ngay cả khi bạn không có triệu chứng.

Liên hệ với trung tâm y tế hoặc sở y tế địa phương để được tư vấn về các khuyến nghị về xét nghiệm và kiểm soát dịch bệnh.

 
Có thể bạn quan tâm?
TÂM LÝ TRỊ LIỆU

TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Tâm lý trị liệu là thủ thuật điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng cách nói chuyện với bác sĩ tâm thần, từ đó bạn sẽ hiểu rõ v tình trạng, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình.
administrator
NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

Nghiệm pháp bàn nghiêng là thủ thuật giúp đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ngất xỉu không rõ nguyên nhân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp bàn nghiêng nhé.
administrator
NỘI SOI KHỚP

NỘI SOI KHỚP

Nội soi khớp là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật nội soi khớp nhé.
administrator
PHẪU THUẬT BẮC CẦU DẠ DÀY

PHẪU THUẬT BẮC CẦU DẠ DÀY

Phẫu thuật bắc cầu dạ dày là một trong những loại phẫu thuật giảm cân được thực hiện phổ biến nhất. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật bắc cầu dạ dày nhé.
administrator
CẤY GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

CẤY GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

administrator
PHẪU THUẬT CẮT DÂY THẦN KINH BẰNG SÓNG CAO TẦN

PHẪU THUẬT CẮT DÂY THẦN KINH BẰNG SÓNG CAO TẦN

Cắt dây thần kinh bằng sóng cao tần được sử dụng để tạm thời tắt khả năng gửi tín hiệu đau của chúng. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến nhất cho các cơn đau ở lưng, cổ, mông, đôi khi là đau khớp vai, đầu gối hoặc khớp háng trong thời gian dài.
administrator
THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP

THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được sử dụng trong trường hợp quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều có thể đem lại tác động xấu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp nhé.
administrator
DỤNG CỤ ĐẶT TỬ CUNG TRÁNH THAI CHỨA HORMONE

DỤNG CỤ ĐẶT TỬ CUNG TRÁNH THAI CHỨA HORMONE

Dụng cụ đặt tử cung tránh thai (IUD) chứa nội tiết tố là giải pháp ngừa thai lâu dài rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dụng cụ đặt tử cung tránh thai nhé.
administrator