Hô hấp ký (spirometry) là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp.

daydreaming distracted girl in class

HÔ HẤP KÝ

Tổng quan

Hô hấp ký (spirometry) là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của phổi bằng cách đo lượng không khí bạn hít vào, mức độ bạn thở ra và tốc độ thở ra.

Phép đo hô hấp ký được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp. Phương pháp hô hấp ký cũng có thể được sử dụng định kỳ để theo dõi tình trạng phổi của bạn và kiểm tra xem liệu phương pháp điều trị bệnh phổi mãn tính có giúp cải thiện khả năng thở tốt hơn hay không.

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm hô hấp ký nếu họ nghi ngờ các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bạn có thể do bệnh phổi mãn tính gây ra, chẳng hạn như:

  • Bệnh hen suyễn

  • COPD

  • Viêm phế quản mãn tính

  • Khí phế thủng

  • Xơ phổi

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổi mãn tính, phương pháp hô hấp ký có thể được sử dụng định kỳ để kiểm tra xem các loại thuốc của bạn đang đem lại hiệu quả tốt như thế nào và liệu các vấn đề về hô hấp của bạn có được kiểm soát hay không. Hô hấp ký có thể được chỉ định trước một cuộc phẫu thuật theo kế hoạch để kiểm tra xem chức năng phổi của bạn có đủ đáp ứng cho sự khắc nghiệt của một cuộc phẫu thuật hay không. Ngoài ra, hô hấp ký có thể được sử dụng để sàng lọc các rối loạn phổi liên quan đến nghề nghiệp.

Rủi ro

Hô hấp ký nói chung là một xét nghiệm an toàn. Bạn có thể cảm thấy khó thở hoặc chóng mặt trong giây lát sau khi thực hiện xét nghiệm.

Bởi vì xét nghiệm cần một số yêu cầu, nó không được thực hiện nếu bạn bị đau tim gần đây hoặc một số bệnh tim khác. Hiếm khi, xét nghiệm gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về việc bạn có nên tránh sử dụng thuốc dạng hít hoặc các loại thuốc khác trước khi xét nghiệm hay không. Các lưu ý khác bao gồm:

  • Mặc quần áo rộng rãi để không ảnh hưởng đến khả năng hít thở sâu của bạn.

  • Tránh ăn một bữa lớn trước khi làm xét nghiệm, như vậy bạn sẽ dễ thở hơn.

Quá trình thực hiện

Xét nghiệm hô hấp ký yêu cầu bạn thở vào một ống gắn với một thiết bị gọi là phế dung kế. Trước khi bạn làm xét nghiệm, y tá, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn. Lắng nghe cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có điều gì đó không rõ ràng. Làm xét nghiệm một cách chính xác là cần thiết để có kết quả đúng và có ý nghĩa.

Nói chung, bạn có thể gặp phải những điều sau đây trong quá trình xét nghiệm hô hấp ký:

  • Bạn có thể được ngồi trong quá trình kiểm tra.

  • Một chiếc kẹp sẽ được đặt trên mũi để giữ cho lỗ mũi của bạn đóng lại.

  • Bạn sẽ hít thở sâu và thở ra hết sức có thể trong vài giây vào ống. Điều quan trọng là môi của bạn phải tạo ra hình dạng kín xung quanh ống để không khí không lọt ra ngoài.

  • Bạn sẽ cần thực hiện bài kiểm tra ít nhất 3 lần để đảm bảo kết quả của bạn tương đối nhất quán. Nếu có quá nhiều khác biệt giữa 3 kết quả, bạn có thể cần phải lặp lại xét nghiệm một lần nữa. Giá trị cao nhất trong số 3 kết quả xét nghiệm gần nhau được sử dụng làm kết quả cuối cùng.

  • Toàn bộ quá trình thường mất ít hơn 15 phút.

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc dạng hít để làm giãn phế quản sau khi xét nghiệm ban đầu. Bạn sẽ cần đợi 15 phút và sau đó thực hiện một số các phép đo khác. Sau đó, bác sĩ có thể so sánh kết quả của hai phép đo để xem liệu thuốc giãn phế quản có cải thiện luồng khí của bạn hay không.

Kết quả

Các phép đo hô hấp ký chính bao gồm:

  • Dung tích sống gắng sức (FVC). Đây là lượng không khí lớn nhất mà bạn có thể thở ra sau khi hít vào sâu hết mức có thể. Chỉ số FVC thấp hơn bình thường cho thấy khả năng hô hấp bị hạn chế.

  • Thể tích thở ra tối đa trong 1 giây sau khi hít vào hết sức (FEV-1). Đây là lượng không khí bạn có thể đẩy ra khỏi phổi trong một giây. Kết quả này giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về hô hấp của bạn. Chỉ số FEV-1 thấp hơn cho thấy tình trạng tắc nghẽn đáng kể hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
DẪN LƯU MẬT

DẪN LƯU MẬT

Dẫn lưu mật là một thủ thuật được sử dụng để thoát dịch mật. Khi tắc nghẽn ống mật, mật có thể trào ngược vào gan và gây ra các triệu chứng như vàng da. Ống dẫn lưu đường mật (còn được gọi là đặt stent đường mật) là một ống mỏng, rỗng với nhiều lỗ dọc hai bên. Việc dẫn lưu này giúp mật chảy ra dễ dàng hơn.
administrator
CẤY GHÉP THÍNH GIÁC THÂN NÃO

CẤY GHÉP THÍNH GIÁC THÂN NÃO

Cấy ghép thính giác thân não là phương pháp đem lại khả năng nghe cho những người bị khiếm thính. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật cấy ghép thính giác thân não nhé.
administrator
CẤY GHÉP THIẾT BỊ TRỢ THÍNH THEO ĐƯỜNG XƯƠNG

CẤY GHÉP THIẾT BỊ TRỢ THÍNH THEO ĐƯỜNG XƯƠNG

Cấy ghép thiết bị trợ thính theo đường xương là thủ thuật cấy ghép một bộ phận giả thông qua phẫu thuật có thể khôi phục một phần thính lực cho những người bị mất thính giác dẫn truyền, mất thính giác hỗn hợp hoặc điếc một bên.
administrator
XÉT NGHIỆM C-REACTIVE PROTEIN

XÉT NGHIỆM C-REACTIVE PROTEIN

Xét nghiệm protein phản ứng C đặc biệt là hs-CRP có thể được sử dụng để xác định nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm CRP nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI SINH (XÉT NGHIỆM QUAD)

XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI SINH (XÉT NGHIỆM QUAD)

Xét nghiệm quad - còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc tam cá nguyệt thứ hai hay xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, được thực hiện để đo nồng độ của các chất hóa học trong máu. Xét nghiệm quad giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nhất định của thai nhi.
administrator
PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI BẰNG CÁCH KIÊNG GIAO HỢP GẦN THỜI GIAN RỤNG TRỨNG

PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI BẰNG CÁCH KIÊNG GIAO HỢP GẦN THỜI GIAN RỤNG TRỨNG

Phương pháp tránh thai bằng cách kiêng giao hợp gần thời gian rụng trứng bao gồm việc theo dõi tiền sử kinh nguyệt của mình để dự đoán thời điểm rụng trứng. Điều này giúp bạn xác định thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp nhịp điệu (rhythm method) nhé.
administrator
CHỌC HÚT VÀ SINH THIẾT TỦY XƯƠNG

CHỌC HÚT VÀ SINH THIẾT TỦY XƯƠNG

Chọc hút và sinh thiết tủy xương hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý bao gồm cả bệnh ung thư
administrator
PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

Phục hồi nhịp tim (Cardioversion) là một thủ thuật y tế giúp khôi phục nhịp tim đều đặn như bình thường. Đây là phương pháp điều trị một số tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bao gồm cả rung tâm nhĩ (A-fib). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phục hồi nhịp tim nhé.
administrator