MÁY TẠO NHỊP ĐỒNG BỘ HAI TÂM THẤT

Máy tạo nhịp đồng bộ hai tâm thất có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của những người bị suy tim liên quan đến rối loạn nhịp tim. Thiết bị này giúp điều phối các cơn co thắt để các buồng dưới của tim làm việc cùng nhau, giúp bơm máu giàu oxy đến cơ thể của chúng ta một cách hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

MÁY TẠO NHỊP ĐỒNG BỘ HAI TÂM THẤT

TỔNG QUÁT

Máy tạo nhịp đồng bộ hai tâm thất là gì?

Máy tạo nhịp đồng bộ hai tâm thất là một thiết bị cấy ghép cho những người bị suy tim tiến triển do nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hoặc suy chức năng. Thiết bị này bao gồm ba dây dẫn và một bộ tạo xung, chứa pin và một máy tính nhỏ. Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép thiết bị qua một thủ thuật.

Máy tạo nhịp đồng bộ hai thất có thể giúp gì?

Trong một trái tim khỏe mạnh, các tín hiệu điện giúp các buồng dưới của bạn (tâm thất) bơm máu đi cùng nhau. Đối với tình trạng suy tim, các tín hiệu bất thường khiến tâm thất co bóp không đồng bộ. Cũng có thể có sự thiếu phối hợp với buồng trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải).

Những vấn đề này làm giảm số lượng các cơn co thắt hiệu quả và do đó giảm lượng máu giàu oxy được bơm ra ngoài cơ thể, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Máy tạo nhịp đồng bộ hai thất giúp tim bạn hoạt động hiệu quả hơn. Phương pháp điều trị này còn được gọi là liệu pháp tái đồng bộ tim.

Máy tạo nhịp đồng bộ hai thất hoạt động như thế nào?

Khi có tín hiệu nhịp tim bất thường, thiết bị sẽ tạo ra các xung điện không gây đau. Chúng đi qua các dây dẫn đến các buồng tim, giúp tâm thất hoạt động bơm cùng nhau. Hầu hết mọi người sẽ không cảm thấy tim mình đập loạn nhịp.

Tại sao cần một máy tạo nhịp đồng bộ hai thất?

Các ứng cử viên cho cấy ghép máy tạo nhịp đồng bộ hai thất thường đang dùng thuốc điều trị suy tim nhưng các triệu chứng của họ vẫn tiếp tục tồi tệ hơn. Họ có nguy cơ cao bị ngừng tim.

Phương pháp điều trị này cũng dành cho những người có:

  • Tâm thất trái to bất thường: Điều này xảy ra khi tim của bạn phải làm việc nhiều hơn bình thường.

  • Phân suất tống máu giảm: Phân suất tống máu là đại lượng đo lượng máu mà tâm thất trái hoặc phải của bạn bơm ra cơ thể.

  • Rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng: Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim bạn đập không đều hoặc quá nhanh, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến phân suất tống máu.

  • Các triệu chứng suy tim nặng hoặc nghiêm trọng: Các vấn đề như mệt mỏi và khó thở cản trở các hoạt động hàng ngày.

Tôi có thể cần những phương pháp điều trị nào khác?

Nếu bạn có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, bạn có thể nhận được một máy tạo nhịp đồng bộ hai thất kết hợp và máy khử rung tim cấy ghép (ICD). Khi ICD phát hiện ra một nhịp tim nhanh nguy hiểm, nó sẽ tạo ra một cú sốc để ngăn chặn nó. Thiết bị này bảo vệ bạn khỏi các biến chứng như ngừng tim và đột tử.

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Những phương pháp phẫu thuật nào được sử dụng để cấy thiết bị tạo nhịp đồng bộ tâm thất?

Các bác sĩ có thể cấy ghép thiết bị thông qua một vết cắt (vết rạch) nhỏ trên ngực của bạn. Có hai kỹ thuật để đặt dây dẫn:

  • Phương pháp tiếp cận qua tĩnh mạch: Phương pháp này xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sẽ cấy ghép dây dẫn bằng cách rạch một đường nhỏ trên cánh tay của bạn. Sau đó, đưa các dây dẫn qua một mạch máu gần đó để đến tim của bạn.

  • Phương pháp tiếp cận qua màng tim: Phương pháp này là phẫu thuật mở bao gồm thực hiện rạch một đường lớn hơn gần tim của bạn. Kỹ thuật này dành cho những người cần nhiều phương pháp điều trị tim trong một quy trình. Nó cũng dành cho những người không phải là ứng cử viên cho phương pháp tiếp cận qua tĩnh mạch.

Các thủ thuật sẽ khiến chúng ta cảm thấy như thế nào?

Những gì bạn cảm nhận được trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào cách tiếp cận của phương pháp:

  • Nội mạch (tiếp cận qua tĩnh mạch): Thuốc tiêm tĩnh mạch (IV) giúp cơ thể thư giãn và làm cho bạn có cảm giác buồn ngủ, nhưng bạn sẽ thực sự ngủ. Bạn cũng sẽ được sử dụng thuốc thuốc để làm tê khu vực điều trị. Bạn có thể cảm thấy cảm giác co kéo khi bác sĩ phẫu thuật cấy thiết bị vào, nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau.

  • Ngoại mạch: Bạn sẽ được gây mê toàn thân để đưa cơ thể vào giấc ngủ. Bạn không có cảm giác gì và bạn sẽ không nhớ gì về quy trình này.

Thiết bị được cấy ghép như thế nào?

Các bước của quy trình cấy ghép bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt (rạch) trên ngực của bạn.

  • Các đầu dò được đưa vào qua đường rạch ngực (ngoại mạch) hoặc qua tĩnh mạch ở cánh tay của bạn (nội mạch).

  • Các đầu dò được đưa tới tiếp xúc với tâm nhĩ phải, tâm thất phải và tâm thất trái của bạn.

  • Các xét nghiệm hình ảnh (nội soi huỳnh quang) sẽ giúp bác sĩ đưa các đầu dò đến đúng vị trí.

  • Máy phát xung được đưa vào qua vết rạch ở ngực và được giữ cố định bằng một túi mô ở gần đó.

Điều gì xảy ra sau khi cấy thiết bị vào cơ thể?

Khi các đầu dò đã được đưa vào, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện kiểm tra chức năng của chúng. Quá trình này giúp xác nhận rằng các đầu dò có:

  • Ở đúng vị trí.

  • Hoạt động đúng cách.

  • Có khả năng đồng bộ hóa hoạt động của tâm thất trái và phải.

Sau khi quá trình kiểm tra thành công, bác sĩ sẽ kết nối đầu dò với thiết bị. Sau quy trình cấy ghép, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện các điều chỉnh thêm khi cần thiết.

RỦI RO / LỢI ÍCH

Lợi ích của máy tạo nhịp đồng bộ hai thất là gì?

Máy tạo nhịp  đồng bộ hai thất giúp cải thiện các triệu chứng suy tim ở khoảng 50% số người được cấy ghép thiết bị. Các lợi ích khác bao gồm:

  • Chất lượng cuộc sống tốt hơn và khả năng duy trì một lối sống năng động, độc lập.

  • Ít nhập viện vì các lý do liên quan đến bệnh lý tim mạch hơn.

  • Cải thiện chức năng tim.

  • Sống lâu hơn.

Những rủi ro liên quan đến máy tạo nhịp đồng bộ hai thất là gì?

Như với bất kỳ phương pháp điều trị suy tim nào, máy tạo nhịp hai thất có nguy cơ biến chứng. Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Chảy máu.

  • Chèn ép tim, khiến máu lấy đầy nơi không gian xung quanh tim bạn.

  • Xẹp phổi (tràn khí màng phổi).

  • Sự nhiễm trùng.

  • Mất kết nối đầu dò với mô tim hoặc máy phát xung.

  • Lỗi khiến thiết bị không hoạt động như bình thường.

  • Tổn thương thần kinh.

PHỤC HỒI VÀ TRIỂN VỌNG

Tôi có phải ở lại bệnh viện sau khi làm thủ thuật không?

Mọi người thường bắt đầu hồi phục trong khi ở bệnh viện.

  • Phương pháp tiếp cận nội mạch (xâm lấn tối thiểu): Hầu hết mọi người có thể về nhà trong vòng một ngày sau khi làm thủ thuật.

  • Phương pháp tiếp cận ngoại mạch (phẫu thuật mở): Bạn có thể phải ở lại bệnh viện trong tối đa 5 ngày.

Quá trình phục hồi

Quá trình hồi phục có thể mất vài tháng. Bạn nên nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gắng sức liên quan đến phần trên của cơ thể trong thời gian này, đặc biệt là ở bên cơ thể cấy máy tạo nhịp tim.

Bạn cũng có thể cần đến cuộc hẹn tái khám định kỳ với bác sĩ của mình để:

  • Đảm bảo rằng quá trình phục hồi của bạn đang diễn ra đúng hướng.

  • Điều chỉnh cài đặt thiết bị theo nhu cầu của bạn.

Triển vọng cho những người trải qua phẫu thuật cấy ghép thiết bị đồng bộ thất là gì?

Nếu điều trị thành công, bạn có thể:

  • Cải thiện dần các triệu chứng và trở lại hầu hết các hoạt động hàng ngày.

  • Cải thiện phân suất tống máu.

  • Tâm thất trái có kích thước bình thường hoặc gần như bình thường.

  • Giảm nguy cơ ngừng tim.

KHI NÀO NÊN GỌI CHO BÁC SĨ

Khi nào tôi nên liên hệ với bác sĩ của mình sau khi cấy máy tạo nhịp đồng bộ hai thất?

Sau khi làm thủ thuật, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình nếu:

  • Chảy máu bất thường từ vị trí vết mổ.

  • Đau nặng hơn hoặc không đáp ứng với thuốc.

  • Tràn dịch màng ngoài tim, gây tức ngực và đau ở bên trái ngực.

  • Đỏ, ấm hoặc sưng tấy gần vết mổ.

  • Bầm tím nghiêm trọng (tụ máu).

  • Các dấu hiệu của lỗi thiết bị, có thể bao gồm các triệu chứng suy tim như chóng mặt và đánh trống ngực.

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh.

LƯU Ý

Máy tạo nhịp tim đồng bộ hai thất phù hợp cho những người có các triệu chứng suy tim từ mức độ trung bình đến nặng. Thiết bị này điều phối sự co bóp của các buồng dưới tim để cải thiện chức năng tim. Nhiều người cảm thấy tốt hơn đáng kể trong những tháng sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép.

 

Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT NỮ HÓA

PHẪU THUẬT NỮ HÓA

Phẫu thuật nữ hóa được thực hiện ở những người chuyển giới nữ nhằm đạt được vẻ bề ngoài như mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật nữ hóa nhé.
administrator
HORMONE SINH HỌC

HORMONE SINH HỌC

Hormone sinh học là hormone nhân tạo tương tự như hormone được sản xuất bởi cơ thể con người. Phương pháp này được sử dụng để điều trị cho những người có nồng độ nội tiết tố thấp hoặc mất cân bằng. Một số người được hưởng lợi từ hormone sinh học, nhưng có những rủi ro khi thực hiện điều trị.
administrator
PHẪU THUẬT MẮT LASIK

PHẪU THUẬT MẮT LASIK

Phẫu thuật mắt LASIK là phẫu thuật khúc xạ bằng laser được thực hiện phổ biến nhất để điều chỉnh các vấn đề về thị lực.
administrator
SOI CỔ TỬ CUNG

SOI CỔ TỬ CUNG

Soi cổ tử cung (colposcopy) là một thủ thuật để quan sát cổ tử cung, âm đạo và âm hộ của bạn để tìm các dấu hiệu của bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về soi cổ tử cung nhé.
administrator
THỦ THUẬT MAZE

THỦ THUẬT MAZE

Thủ thuật Maze được sử dụng để điều trị nhịp tim không đều (rung tâm nhĩ). Một bác sĩ phẫu thuật tạo ra một mẫu mô sẹo trong các buồng trên của tim (tâm nhĩ) bằng cách sử dụng một con dao mổ hoặc một thiết bị truyền năng lượng nhiệt hoặc lạnh.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG

PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG

Phẫu thuật cắt bàng quang là phương pháp giúp điều trị ung thư bàng quang rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bàng quang nhé
administrator
XÉT NGHIỆM ĐỘ LẮNG MÁU

XÉT NGHIỆM ĐỘ LẮNG MÁU

Độ lắng máu là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá các bệnh lý viêm trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm độ lắng máu nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

Cắt tuyến tiền liệt là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt, thường được sử dụng nhất để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator