PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG

Phẫu thuật cắt bàng quang là phương pháp giúp điều trị ung thư bàng quang rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bàng quang nhé

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG

Tổng quan

Phẫu thuật cắt bàng quang còn được gọi là cystectomy.

Thủ thuật để loại bỏ toàn bộ bàng quang được gọi là phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc (radical cystectomy). Ở nam giới, thủ thuật này thường bao gồm cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc thường bao gồm cắt bỏ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và một phần âm đạo.

Sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ phẫu thuật cũng cần có cách mới để dự trữ nước tiểu và đưa nó ra khỏi cơ thể bạn. Đây được gọi là chuyển hướng nước tiểu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận về các lựa chọn chuyển hướng nước tiểu có thể phù hợp với bạn.

Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc được thực hiện để điều trị ung thư đã xâm lấn mô của bàng quang hoặc ung thư bàng quang không xâm lấn tái phát. Cắt bàng quang một phần, mặc dù hiếm khi được thực hiện, có thể được sử dụng để loại bỏ khối u ung thư khi chỉ tồn tại ở một phần riêng biệt tại bàng quang. Phẫu thuật cắt bàng quang đơn giản - chỉ cắt bỏ bàng quang - có thể là một phương pháp điều trị các tình trạng không phải ung thư (lành tính).

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị phẫu thuật cắt bàng quang để điều trị:

  • Ung thư xuất hiện trong hoặc lan đến bàng quang

  • Bất thường trong hệ thống tiết niệu bẩm sinh

  • Rối loạn thần kinh hoặc viêm ảnh hưởng đến hệ tiết niệu

Việc cắt và tái tạo bàng quang loại nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như lý do phẫu thuật, sức khỏe tổng thể của bạn, lựa chọn và nhu cầu chăm sóc của bạn.

Rủi ro

Cắt bàng quang là một phẫu thuật phức tạp. Nó liên quan đến việc tác động nhiều cơ quan nội tạng trong bụng của bạn. Do đó, việc cắt bỏ bàng chỉ mang theo một số rủi ro nhất định, bao gồm:

  • Chảy máu

  • Cục máu đông ở chân

  • Cục máu đông di chuyển tới phổi hoặc tim

  • Nhiễm trùng

  • Vết thương lâu lành

  • Tổn thương cho các cơ quan hoặc mô lân cận

  • Tổn thương các cơ quan do cơ thể phản ứng quá mức với nhiễm trùng (nhiễm trùng huyết)

  • Hiếm khi tử vong liên quan t;tới các biến chứng do phẫu thuật

Các rủi ro khác liên quan đến chuyển hướng nước tiểu khác nhau tùy thuộc vào quy trình, nhưng các biến chứng có thể bao gồm:

  • Mất nước

  • Suy giảm chức năng thận

  • Mất cân bằng các khoáng chất thiết yếu

  • Thiếu vitamin B-12

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Sỏi thận

  • Mất kiểm soát bàng quang (tiểu không kiểm soát)

  • Sự tắc nghẽn khiến thức ăn hoặc nước không thể đi qua ruột của bạn (tắc ruột)

  • Sự tắc nghẽn ở một trong các ống dẫn nước tiểu từ thận (tắc nghẽn niệu quản)

Một số biến chứng có thể đe dọa tính mạng hoặc phải nhập viện. Bạn có thể cần một cuộc phẫu thuật khác để khắc phục các vấn đề này. Các bác sĩ của bạn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thời điểm cần liên hệ với nhóm chăm sóc sức khỏe hoặc khi nào cần đến phòng cấp cứu trong quá trình hồi phục.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi cắt bàng quang, bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các thành viên khác của nhóm chăm sóc về tình trạng sức khỏe của bạn và bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật. Những yếu tố này có thể bao gồm:

  • Các bệnh lý mạn tính

  • Dị ứng thuốc

  • Có tiền sử dị ứng với thuốc mê trước đây

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ việc sử dụng:

  • Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

  • Vitamin, thuốc thảo dược hoặc các chất bổ sung trong chế độ ăn uống khác

  • Rượu bia

  • Thuốc lá 

  • Thuốc kích thích thần kinh

  • Đồ uống có cồn

Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với các bác sĩ về về những trợ giúp bạn có thể cần để bỏ thuốc. Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bạn sau khi gây mê và phẫu thuật.

Chế độ ăn uống và thuốc trước khi phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể yêu cầu bạn có một chế độ ăn với thực phẩm lỏng trong 1 đến 2 ngày trước khi phẫu thuật. Bạn có thể cần phải ngừng ăn và uống sau nửa đêm vào đêm trước khi làm thủ thuật. Bạn sẽ được hướng dẫn về những loại thuốc không nên dùng trong những ngày trước khi phẫu thuật.

Quy trình chuyển hướng nước tiểu

Nhóm phẫu thuật của bạn sẽ nói chuyện với bạn về các loại thủ thuật chuyển hướng tiểu. Với việc chuyển hướng nước tiểu, nước tiểu được lưu trữ và thoát ra khỏi cơ thể bằng cách khác sau khi bàng quang đã được cắt bỏ. Mục tiêu của chuyển hướng nước tiểu là cho phép dự trữ nước tiểu an toàn và đào thải kịp thời. Các bác sĩ của bạn cũng sẽ muốn duy trì chất lượng cuộc sống của bạn tốt nhất có thể.

Các loại chuyển hướng nước tiểu khác nhau có thể yêu cầu các thiết bị khác nhau. Chúng có thể bao gồm ống hoặc túi lấy nước tiểu. Các thiết bị này cần được sử dụng và vệ sinh đúng cách. Y tá hoặc thành viên khác trong nhóm chăm sóc của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các thiết bị này. Điều này sẽ giúp bạn hoặc người chăm sóc bạn sẵn sàng về hoạt động này sau cuộc phẫu thuật của bạn.

Quá trình thực hiện

Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt bàng quang bao gồm:

  • Phẫu thuật mở. Phương pháp này sử dụng một vết rạch duy nhất trên bụng của bạn để bác sĩ có thể tiếp cận khung chậu và bàng quang.

  • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Với phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một số đường nhỏ ở bụng và đưa các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt vào để tiếp cận khoang bụng. Loại phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật nội soi.

  • Robot phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot là một loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ phẫu thuật ngồi tại một bàn điều khiển và vận hành từ xa các công cụ phẫu thuật bằng robot.

Trong quá trình thực hiện

Bạn sẽ được sử dụng thuốc mê toàn thân, từ đó giữ cho bạn ngủ trong quá trình phẫu thuật. Khi bạn đã ngủ, bác sĩ phẫu thuật thực hiện vết cắt tại bụng của bạn - một vết rạch lớn hơn để phẫu thuật mở hoặc một số vết rạch nhỏ hơn để phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật bằng robot.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ bàng quang khỏi các mô xung quanh. Nếu điều trị ung thư bàng quang, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó, là một phần của hệ thống miễn dịch. Các mẫu mô này sẽ được quan sát trong phòng thí nghiệm để xem liệu ung thư có di căn sang các vị trí khác hay không.

Ở nam giới, phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc bao gồm cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, thủ thuật này bao gồm cắt bỏ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và một phần của âm đạo. Việc bảo tồn bao nhiêu phần của niệu đạo phụ thuộc vào loại chuyển hướng tiết niệu mà bác sĩ sẽ sử dụng.

Sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một hệ thống dẫn nước tiểu mới để loại bỏ nước tiểu. Các lựa chọn bao gồm:

  • Ống dẫn hồi tràng. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một đoạn ruột non để tạo một ống dẫn. Các niệu quản trước đây nối với bàng quang sẽ được nối với ống dẫn. Nước tiểu chảy vào ống dẫn, đi ra ngoài cơ thể qua một lỗ trên thành bụng và đổ đầy một túi đựng dưới quần áo. Nước tiểu liên tục đọng lại trong túi, túi này cần được xả và thay mới thường xuyên.

  • Túi chứa nước. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một đoạn ruột để tạo một túi chứa bên trong bụng. Giống như ống dẫn hồi tràng, hồ chứa được nối với niệu quản và một lỗ thoát ở thành bụng. Để dẫn lưu, bạn sễ cần luồn một ống mỏng (ống thông) vào lỗ thoát.

  • Tái tạo Neobladder. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một phần ruột và định hình lại các mô thành một bàng quang hình cầu. Nó được đặt ở cùng vị trí với bàng quang ban đầu và gắn vào niệu quản và niệu đạo. Túi đựng cho phép bạn đi tiểu nhiều tương tự như khi bạn có bàng quang lúc ban đầu. Bạn có thể cần sử dụng một ống thông đưa vào niệu đạo để dẫn lưu bàng quang mới.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi gây mê toàn thân, bạn có thể mắc các tác dụng phụ như viêm họng, rùng mình, buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn và nôn. Bạn có thể cần sử dụng thuốc để giảm bớt các triệu chứng.

Bắt đầu từ buổi sáng sau khi phẫu thuật, các bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn thức dậy và đi bộ thường xuyên. Đi bộ thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi chức năng ruột, cải thiện lưu thông, đồng thời giúp ngăn ngừa cứng khớp và cục máu đông.

Sự phục hồi chậm của chức năng ruột điển hình cho việc hồi phục chậm của thủ thuật cắt bỏ bàng quang. Nếu bạn thực hiện phẫu thuật mở, bạn có thể sẽ phải ở bệnh viện từ 5 đến 7 ngày. Với thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thời gian bạn cần hồi phục trong bệnh viện có thể ngắn hơn.

Trước khi bạn rời bệnh viện, y tá hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác sẽ hướng dẫn bạn về cách chăm sóc vết thương và khi nào nên gọi nhóm chăm sóc của bạn hoặc cần dịch vụ chăm sóc khẩn cấp. Tùy thuộc vào loại thủ thuật dẫn lưu đường tiểu được thực hiện, bạn cũng sẽ có hướng dẫn về cách chăm sóc, vệ sinh và sử dụng các thiết bị.

Cuộc hẹn tái khám

Bạn có thể cần trở lại phòng khám để được chăm sóc theo dõi trong vài tuần đầu tiên sau khi cắt bàng quang và một lần nữa sau một vài tháng. Tại cuộc hẹn này, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng đường tiết niệu của bạn được thoát nước đầy đủ và bạn không bị mất cân bằng điện giải.

Bạn sẽ có một lịch trình tái khám định kỳ suốt đời để theo dõi chức năng của thủ thuật chuyển hướng tiết niệu. Nếu bạn thực hiện phẫu thuật cắt bàng quang để điều trị ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ đề nghị tái khám định kỳ để kiểm tra khả năng tái phát của ung thư.

Trở lại các hoạt động hàng ngày

Trong khoảng sáu tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần hạn chế các hoạt động như nâng vật nặng, lái xe, tắm rửa, đi làm hoặc đi học trở lại. Bạn sẽ có thể tắm ngay sau khi phẫu thuật.

Kết quả

Cắt bàng quang và chuyển hướng tiểu là những phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ quan trọng. Nhưng những phẫu thuật này gây ra sự thay đổi suốt đời về chức năng tiết niệu và đời sống tình dục, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Với sự hỗ trợ và theo thời gian, bạn có thể học cách làm quen với sự thay đổi này. Hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn nếu có các nguồn lực từ cộng đồng hoặc các nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn.

Hoạt động đào thải nước tiểu

Một túi đựng nước tiểu mới sẽ hoạt động giống như bàng quang lúc đầu của bạn. Nhưng có thể mất một thời gian để túi này có thể hoạt động tốt. Ngay sau khi phẫu thuật, bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang (gây són tiểu). Điều này có thể xảy ra cho đến khi túi mới căng đến kích thước thông thường và các cơ hỗ trợ nó trở nên khỏe hơn. Việc này sẽ giúp cho việc đi tiểu trơn tru hơn. Bạn có thể cần phải sử dụng một ống thông để dẫn lưu bàng quang mới của bạn.

Nếu bạn có stoma (lỗ mở ở đường tiết niệu), việc chăm sóc đúng cách giúp tránh các biến chứng. Bạn sẽ cần phải làm rỗng túi đựng nước tiểu hoặc sử dụng ống thông tiểu qua lỗ thoát nhiều lần trong ngày. Bạn cũng cần phải lưu ý cẩn trọng tới hướng dẫn bảo trì và loại bỏ thiết bị.

Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể hỗ trợ và trả lời các câu hỏi.

Thay đổi đời sống tình dục

Cắt bàng quang và chuyển hướng tiết niệu thường ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc một chuyên gia sức khỏe tình dục có thể giúp bạn giải quyết các mối quan tâm và đề xuất các cách để cải thiện đời sống tình dục giữa bạn và bạn tình.

Đối với phụ nữ, việc cắt bỏ một số mô âm đạo trong quá trình phẫu thuật có thể khiến việc kích thích tình dục hoặc giao hợp không thoải mái. Tổn thương dây thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự kích thích và khả năng đạt cực khoái.

Đối với nam giới, tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng. Cắt bỏ túi tinh và tuyến tiền liệt đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn có thể xuất tinh nữa. Mặc dù nam giới vẫn có thể đạt cực khoái nhưng cực khoái sẽ bị “khô hạn”.

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi gần gũi vì stoam hoặc túi đựng nước tiểu ngoài. Để giảm thiểu tình trạng rò rỉ có thể xảy ra, hãy đổ sạch túi trước khi quan hệ tình dục. Nắp túi, dây thắt lưng có thể giữ chặt túi và giúp túi không bị lộ ra ngoài. Bạn có thể muốn thử nghiệm các hoạt động hoặc tư thế quan hệ tình dục khác nhau để tìm cảm giác thoải mái cho mình.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CHỮA BÉO PHÌ

PHẪU THUẬT CHỮA BÉO PHÌ

Phẫu thuật chữa béo phì giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý khác.
administrator
XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

Xét nghiệm microalbumin được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu sớm của tổn thương thận ở những người có nguy cơ mắc phải bệnh thận. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm microalbumin niệu nhé.
administrator
CHỤP NHŨ ẢNH PHÂN TỬ

CHỤP NHŨ ẢNH PHÂN TỬ

Chụp nhũ ảnh phân tử là một xét nghiệm có thể thực hiện để tìm các dấu hiệu của ung thư vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp nhũ ảnh phân tử nhé.
administrator
NONG ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐẶT STENT

NONG ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐẶT STENT

Nong động mạch cảnh và đặt stent là thủ thuật giúp mở rộng các động mạch bị tắc nhằm khôi phục lưu lượng máu lên não. Những thủ thuật này thường được thực hiện để điều trị hoặc ngăn ngừa đột quỵ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật nong động mạch cảnh và đặt stent nhé.
administrator
PHẪU THUẬT NỐI ĐỐT SỐNG

PHẪU THUẬT NỐI ĐỐT SỐNG

Phẫu thuật nối đốt sống được thực hiện để cải thiện sự ổn định, sửa chữa một tình trạng biến dạng đốt sống hoặc giảm đau.
administrator
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH TAY

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH TAY

Tạo hình cánh tay là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện diện mạo của phần dưới cánh tay của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tạo hình cánh tay nhé.
administrator
SINH THIẾT BẰNG KIM

SINH THIẾT BẰNG KIM

Sinh thiết bằng kim có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý hiệu quả
administrator
KIỂM TRA CHẤN ĐỘNG

KIỂM TRA CHẤN ĐỘNG

Kiểm tra chấn động là hoạt động đánh giá chức năng não của bạn, có thể được sử dụng để đánh giá và quản lý sức khỏe của bạn sau chấn thương đầu.
administrator