SINH THIẾT BẰNG KIM

Sinh thiết bằng kim có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý hiệu quả

daydreaming distracted girl in class

SINH THIẾT BẰNG KIM

Tổng quan

Sinh thiết bằng kim là một thủ thuật để lấy một mẫu mô từ cơ thể của bạn để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các thủ thuật sinh thiết bằng kim thông thường bao gồm chọc hút bằng kim nhỏ và sinh thiết bằng kim lõi. Sinh thiết kim có thể được sử dụng để lấy mẫu mô hoặc chất lỏng từ cơ, xương và các cơ quan khác, chẳng hạn như gan hoặc phổi.

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết bằng kim để giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý hoặc để loại trừ một bệnh khác.

Mẫu lấy từ sinh thiết bằng kim của bạn có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra:

  • Một khối u, mẫu mô rắn. Sinh thiết bằng kim có thể cho biết liệu một khối là u nang, nhiễm trùng, khối u lành tính hay ung thư.

  • Nhiễm trùng. Phân tích từ sinh thiết kim có thể giúp bác sĩ xác định vi trùng nào đang gây nhiễm trùng để bác sĩ có thể lựa chọn các loại thuốc hiệu quả nhất.

  • Tình trạng viêm nhiễm. Mẫu sinh thiết bằng kim có thể cho biết nguyên nhân gây viêm và các loại tế bào nào có liên quan.

Bạn cũng có thể cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm, trước khi sinh thiết bằng kim. Đôi khi những xét nghiệm này được sử dụng trong quy trình sinh thiết bằng kim để xác định vị trí chính xác hơn khu vực cần sinh thiết.

Rủi ro

Sinh thiết bằng kim có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng nhỏ tại vị trí kim được đâm vào. Một số cơn đau nhẹ có thể xảy ra sau khi sinh thiết bằng kim, mặc dù nó thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp:

  • Sốt

  • Đau tại vị trí sinh thiết nặng hơn hoặc không được hỗ trợ bởi thuốc

  • Sưng ở vị trí sinh thiết

  • Dịch tiết ra từ vị trí sinh thiết

  • Chảy máu không ngừng khi đã dùng tay ấn vào hoặc băng bó

Bạn chuẩn bị những gì

Hầu hết các thủ thuật sinh thiết bằng kim không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị nào từ phía bạn.

Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin (Jantoven) hoặc aspirin, trong những ngày trước khi sinh thiết. Tùy thuộc vào phần vị trí cơ thể bạn sẽ được sinh thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trước khi làm thủ thuật.

Chuẩn bị sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân

Trong một số tình huống nhất định, bạn có thể được sử dụng thuốc an thần tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc thuốc gây mê toàn thân trước khi sinh thiết bằng kim. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn một ngày trước khi làm thủ thuật. Cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, vì bạn có thể phải ngừng dùng một số loại thuốc trước khi tiến hành gây mê.

Bạn sẽ không thể trở lại làm việc hoặc lái xe ngay lập tức nếu thủ thuật được thực hiện cùng với quá trình an thần qua đường tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Tùy thuộc vào công việc của bạn, bạn có thể trở lại làm việc sau khoảng 24 giờ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về thời điểm an toàn nhất có thể trở lại làm việc.

Sắp xếp hoặc nhờ bạn bè hoặc gia đình:

  • Đưa bạn về nhà

  • Ở bên bạn trong vòng 24 giờ

  • Giúp việc nhà trong một hoặc hai ngày

Quá trình thực hiện

Trong khi sinh thiết bằng kim

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ hướng dẫn tư thế để giúp bác sĩ có thể tiếp cận khu vực cần sinh thiết, từ đó sẽ thực hiện một cách an toàn. Bạn có thể được yêu cầu nằm thẳng trên bàn.

Bạn có thể được thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc siêu âm. Việc này giúp bác sĩ của bạn nhìn quan sát khu vực sinh thiết và lập kế hoạch cách tốt nhất để tiến hành thủ thuật. Các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh đôi khi được thực hiện trước khi sinh thiết bằng kim và đôi khi được thực hiện trong quá trình sinh thiết. Loại xét nghiệm bạn sẽ được thực hiện, nếu có, sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ thể đang được sinh thiết.

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ làm sạch khu vực cơ thể được sinh thiết. Thuốc gây tê có thể được tiêm vào vùng da xung quanh. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được sử dụng thuốc an thần qua đường tĩnh mạch hoặc các loại thuốc khác để giúp bạn thư giãn trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi gây mê toàn thân được sử dụng trong khi sinh thiết bằng kim. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được thuốc qua đường tĩnh mạch ở cánh tay từ đó giúp bạn thư giãn và đưa bạn vào trạng thái giống như đang ngủ.

Trong quá trình sinh thiết bằng kim, bác sĩ sẽ đưa một mũi kim xuyên qua da của bạn và vào tới vị trí cần sinh thiết. Một mẫu tế bào được thu thập và kim được rút ra. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi thu thập đủ số lượng tế bào.

Các loại kỹ thuật sinh thiết bằng kim phổ biến bao gồm:

  • Chọc hút kim nhỏ (fine-needle aspiration). Loại sinh thiết kim này sử dụng một cây kim mỏng, rỗng để lấy các tế bào từ cơ thể của bạn.

  • Sinh thiết kim lõi (core needle biopsy). Loại sinh thiết này sử dụng một cây kim lớn hơn so với hút kim nhỏ. Kim được sử dụng trong sinh thiết kim lõi là một ống rỗng có thể giúp bác sĩ lấy một mẫu mô để xét nghiệm.

Bạn có thể cảm thấy khó chịu nhẹ trong quá trình sinh thiết bằng kim. Nói với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn cảm thấy không thoải mái.

Sau khi sinh thiết bằng kim

Khi bác sĩ của bạn đã thu thập đủ các tế bào hoặc mô để phân tích, quy trình sinh thiết kim của bạn đã hoàn tất. Mẫu sinh thiết của bạn được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả có thể có sau một vài ngày, mặc dù nhiều thử nghiệm có thể đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Hãy hỏi bác sĩ rằng bạn có thể sẽ phải đợi bao lâu.

Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể sử dụng một miếng băng tại khu vực nơi kim được đâm vào. Bạn có thể được yêu cầu giữ tay ở vị trí băng trong vài phút để máu chảy ít nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể ra về khi thủ thuật sinh thiết bằng kim hoàn tất hoặc bạn sẽ cần ở lại để theo dõi phụ thuộc vào vị trí cơ thể bạn được sinh thiết. Trong một số trường hợp, nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể muốn theo dõi bạn trong vài giờ để đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc các biến chứng do quá trình sinh thiết. Nếu bạn được tiêm thuốc an thần qua đường tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân, bạn sẽ được thư giãn và đợi đến khi khi thuốc hết tác dụng.

Hãy lên kế hoạch để nghỉ ngơi thoải mái cho thời gian còn lại trong ngày. Bảo vệ vị trí cơ thể được sinh thiết kim bằng cách giữ băng lâu như hướng dẫn. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc khó chịu ở khu vực này, nhưng điều này sẽ giảm đi sau một hoặc hai ngày.

Kết quả

Các bác sĩ chuyên nghiên cứu các tế bào và mẫu mô để tìm dấu hiệu bệnh (bác sĩ giải phẫu bệnh) sẽ nghiên cứu mẫu sinh thiết trong phòng thí nghiệm và đưa ra chẩn đoán. Các bác sĩ này sẽ gửi một báo cáo bệnh lý cho bác sĩ của bạn. Khi bác sĩ của bạn nhận được báo cáo, họ sẽ liên hệ với bạn để thông báo kết quả.

Bạn có thể yêu cầu một bản sao báo cáo bệnh lý của bạn từ bác sĩ của bạn. Các báo cáo bệnh lý thường có các thuật ngữ chuyên môn, vì vậy bạn có thể nhờ bác sĩ giải thích về kết quả của mình.

Báo cáo bệnh lý của bạn có thể bao gồm:

  • Mô tả mẫu sinh thiết. Phần này của báo cáo bệnh lý mô tả chung về mẫu sinh thiết, đôi khi được gọi là mô tả tổng quát. Ví dụ, nó có thể mô tả màu sắc và tính đồng nhất của các mô hoặc chất lỏng được thu thập bằng quy trình sinh thiết bằng kim. 

  • Mô tả các mẫu mô. Phần này của báo cáo bệnh học mô tả việc quan sát các tế bào xuất hiện dưới kính hiển vi. Nó có thể bao gồm bao nhiêu tế bào và những loại tế bào đã được nhìn thấy. Thông tin về thuốc nhuộm đặc biệt được sử dụng để nghiên cứu tế bào có thể được trình bày ở đây.

  • Chẩn đoán của nhà giải phẫu bệnh. Phần này của báo cáo bệnh lý liệt kê chẩn đoán của bác sĩ giải phẫu bệnh. Nó cũng có thể bao gồm các nhận xét, chẳng hạn như liệu các thử nghiệm khác có được khuyến nghị hay không.

Kết quả sinh thiết bằng kim sẽ xác định các bước tiếp theo trong quá trình chăm sóc y tế của bạn. Hỏi bác sĩ về ý nghĩa của kết quả đối với bạn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT MẮT CÁ CHÂN

PHẪU THUẬT MẮT CÁ CHÂN

Phẫu thuật mắt cá chân là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp nặng hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật mắt cá chân nhé.
administrator
PHẪU THUẬT THAY THẾ KHUỶU TAY

PHẪU THUẬT THAY THẾ KHUỶU TAY

Khuỷu tay của bạn có thể bị tổn thương do các tình trạng khác nhau, từ viêm khớp đến gãy xương hoặc các chấn thương khác. Phẫu thuật thay thế khuỷu tay là một lựa chọn điều trị cho những tình trạng này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật thay thế khuỷu tay nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY BẰNG NỘI SOI

PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY BẰNG NỘI SOI

Phẫu thuật cắt dạ dày là một thủ thuật được sử dụng để giúp bạn giảm cân, trong đó nội soi là một trong những phương pháp thường được sử dụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt dạ dày bằng nội soi nhé.
administrator
PHẪU THUẬT SỨT MÔI VÀ HỞ HÀM ẾCH

PHẪU THUẬT SỨT MÔI VÀ HỞ HÀM ẾCH

Phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch sẽ được thực hiện để điều chỉnh môi trên và vòm miệng của trẻ. Sứt môi và hở hàm ếch là những rối loạn bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề về ăn, uống và nói. Phẫu thuật bắt đầu khi trẻ được 3 tháng tuổi và có thể được thực hiện tiếp tục cho đến hết tuổi thiếu niên.
administrator
LIỆU PHÁP HORMONE ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

LIỆU PHÁP HORMONE ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Liệu pháp hormone là một phương pháp rất hiệu quả có thể sử dụng trong điều trị ung thư vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp hormone trong điều trị ung thư vú nhé.
administrator
TÂM LÝ TRỊ LIỆU

TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Tâm lý trị liệu là thủ thuật điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng cách nói chuyện với bác sĩ tâm thần, từ đó bạn sẽ hiểu rõ v tình trạng, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình.
administrator
XÉT NGHIỆM NONSTRESS

XÉT NGHIỆM NONSTRESS

Xét nghiệm nonstress được các mẹ bầu thực hiện trước khi sinh để kiểm tra sức khỏe của bào thai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm nonstress nhé.
administrator
SỬA VAN HAI LÁ VÀ THAY VAN HAI LÁ

SỬA VAN HAI LÁ VÀ THAY VAN HAI LÁ

Sửa van hai lá và thay van hai lá là loại phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van hai lá bị rò rỉ hoặc cứng ở tim. Van hai lá nằm giữa các buồng tim trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái).
administrator