PHẪU THUẬT NÂNG MÔNG

Nâng mông là một thủ thuật giúp cải thiện vẻ bề ngoài của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện phẫu thuật nâng mông nhé

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT NÂNG MÔNG

Tổng quan

Nâng mông là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện hình dạng của mông. Thủ thuật này có thể được thực hiện bao gồm thắt đai lưng hoặc nâng phần dưới cơ thể nhằm tạo đường nét cho mông, bẹn, đùi và bụng.

Chỉ riêng thủ thuật nâng mông sẽ không làm tăng thêm khối lượng của mông. Nhưng đôi khi, nâng mông được kết hợp với thủ thuật khác để thay đổi hình dạng hoặc kích thước của mông thông qua cấy ghép mô mỡ.

Trong quá trình nâng mông, da và mỡ thừa sẽ được lấy ra. Phần da còn lại sau đó sẽ được thay đổi vị trí để tạo ra góc nhìn săn chắc hơn.

Tại sao cần thực hiện

Khi bạn già đi, làn da sẽ thay đổi và trở nên nhăn nheo, lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, tác hại của ánh nắng mặt trời, sự gia tăng cân nặng và các yếu tố di truyền có thể góp phần khiến da kém đàn hồi. Những yếu tố này có thể khiến mông cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bị chảy xệ.

Thủ thuật nâng mông thường được thực hiện kết hợp với các thủ thuật khác tạo đường nét cơ thể. Bạn có thể cân nhắc thủ thuật nâng mông nếu:

  • Đã giảm được một cân nặng đáng kể và trọng lượng của bạn đã ổn định trong ít nhất 6 – 12 tháng

  • Thừa cân và không thể giảm cân thông qua các hoạt động thể chất hay thay đổi chế độ ăn uống của bạn

  • Có cân nặng bình thường, nhưng muốn cải thiện ngoại hình của phần dưới cơ thể

  • Có cân nặng bình thường, nhưng da của bạn sẽ không co lại sau khi hút mỡ do tính đàn hồi kém liên quan đến quá trình lão hóa

Hãy nhớ rằng thủ thuật nâng mông sẽ không làm thay đổi chất lượng da của bạn.

Nâng mông không phải thủ thuật dành cho tất cả mọi người. Bác sĩ của bạn thường thận trọng với thủ thuật nâng mông nếu bạn:

  • Mắc các tình trạng mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim hay tiểu đường

  • Lên kế hoạch để giảm một lượng cân nặng đáng kể

  • Có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 32

  • Có hút thuốc

  • Có tình trạng sức khỏe tâm thần không ổn định

Rủi ro

Nâng mông có nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm:

  • Sự tích tụ chất lỏng bên dưới da (tụ dịch). Ống dẫn lưu để lại sau quá trình phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ tụ dịch. Bác sĩ của bạn cũng có thể loại bỏ lượng dịch sau khi phẫu thuật bằng kim và ống tiêm.

  • Vết thương lâu lành. Đôi khi các vùng dọc theo đường rạch sẽ kém lành lại hoặc bắt đầu bị tách rời. Bạn có thể được cho sử dụng thuốc kháng sinh nếu vết thương có vấn đề.

  • Sẹo. Sẹo vết mổ do nâng mông tồn tại vĩnh viễn, nhưng chúng thường nằm ở những vùng không dễ để nhìn thấy.

  • Thay đổi cảm giác da. Trong quá trình nâng mông, việc định vị lại các mô của bạn có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh cảm giác bề ngoài. Bạn có thể sẽ cảm thấy giảm cảm giác hay bị tê. Tình trạng này thường giảm dần trong vài tháng đến năm sau khi thực hiện thủ thuật.

  • Tương tự như bất kỳ phẫu thuật lớn nào khác, nâng mông có nguy cơ bị chảy máu, nhiễm trùng và gặp các phản ứng bất lợi với thuốc gây mê.

Ngoài ra, nếu bạn đang thực hiện thủ thuật nâng mông kèm theo thủ thuật cấy ghép, hãy thảo luận về những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng mỡ của bản thân, chẳng hạn như biến chứng nhiễm trùng hay thậm chí tử vong.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Ban đầu, bạn sẽ cần nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về việc nâng mông. Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn có thể sẽ:

  • Xem lại bệnh sử của bạn. Hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi về những tình trạng y tế hiện tại và trong quá khứ. Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng hoặc đã dùng gần đây, cũng như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào mà bạn đã thực hiện. Nếu mong muốn nâng mông của bạn liên quan tới việc giảm cân, bác sĩ có thể sẽ hỏi những câu hỏi chi tiết về quá trình tăng và giảm cân cũng như chế độ ăn uống của bạn.

  • Kiểm tra sức khỏe. Để xác định các lựa chọn điều trị, bác sĩ có thể cần làm xét nghiệm máu, kiểm tra mông, da và phần dưới cơ thể của bạn. Bác sĩ cũng có thể chụp ảnh mông để làm hồ sơ bệnh án.

  • Thảo luận về những mong muốn của bạn. Giải thích lý do tại sao bạn muốn nâng mông và điều bạn hy vọng về ngoại hình của mình sau thủ thuật. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những lợi ích và rủi ro, bao gồm cả vết sẹo.

Trước khi nâng mông, bạn cũng có thể cần:

  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu trong da và từ đó có thể làm chậm quá trình chữa bệnh. Hút thuốc cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng. Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng hút thuốc trước khi phẫu thuật và kể cả trong quá trình hồi phục.

  • Tránh sử dụng một số loại thuốc. Bạn có thể cần tránh sử dụng aspirin, thuốc kháng viêm và các chất bổ sung có nguồn gốc từ thảo dược, có thể làm gia tăng chảy máu.

  • Duy trì cân nặng ổn định. Lý tưởng nhất là bạn sẽ cần duy trì cân nặng ổn định ít nhất từ ​​6 đến 12 tháng trước khi nâng mông. Việc giảm cân đáng kể sau thủ thuật có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thủ thuật.

  • Sắp xếp để có sự giúp đỡ trong quá trình phục hồi. Lên kế hoạch để có ai đó chở bạn về nhà sau khi thực hiện phẫu thuật và ở bên chăm sóc khi bạn bắt đầu hồi phục.

Quá trình thực hiện thủ thuật nâng mông

Trước khi thực hiện thủ thuật

Thủ thuật nâng mông được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật ngoại trú. Trong quá trình nâng mông, bạn sẽ vẫn cảm thấy thoải mái với sự hỗ trợ của thuốc gây mê toàn thân – có thể khiến bạn bất tỉnh.

Một ống (ống thông) sẽ được đặt vào bàng quang của bạn nhằm lấy nước tiểu. Chân của bạn sẽ được đặt trong các thiết bị gọi là giày nén, được sử dụng để ngăn ngừa đông máu trong và sau khi phẫu thuật.

Trong quá trình thực hiện thủ thuật

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn sẽ rạch một đường dọc theo lưng dưới, từ hông xuống. Phần da thừa phía dưới vết mổ được kéo lên, sau đó thực hiện thủ thuật nâng mông. Da và mỡ thừa sau đó sẽ được loại bỏ.

Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Thủ thuật này thường mất từ ​​2 đến 5 giờ.

Sau khi thực hiện thủ thuật

Sau khi đã nâng mông, vết mổ của bạn có thể sẽ được băng lại bằng băng. Một hoặc nhiều ống dẫn lưu thường được đặt dưới vết thương và gần đường rạch để giúp dẫn lưu hết máu hay chất lỏng dư thừa.

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ giúp bạn có thể đi bộ sớm nhất vào ngay ngày đầu tiên sau khi nâng mông để giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

Bạn có thể sẽ có cảm giác đau vừa phải, ban đầu sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau đường tiêm tĩnh mạch. Hệ thống ống thông có thể được giữ nguyên trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật. Bạn sẽ được hướng dẫn cách để làm sạch và chăm sóc vết mổ của bạn.

Bạn có thể cần tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ngăn ngừa cục máu đông (thuốc chống đông máu) sau khi thực hiện thủ thuật nâng mông.

Sau một vài ngày, bạn sẽ bắt đầu mặc quần áo hỗ trợ (supportive garment) trong vài tuần. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng và hỗ trợ trong quá trình bạn chữa bệnh.

Việc quản lý sẹo có thể bao gồm sử dụng miếng dán silicon, kem trị sẹo và mát-xa. Vết sẹo của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian.

Trong những tháng đầu tiên sau khi nâng mông, bạn cần phải cẩn thận khi di chuyển - tăng mức độ hoạt động của bạn từ từ - và tránh những tư thế làm căng đường mổ để ngăn vết thương tái phát. Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết. Ngoài ra, bạn sẽ cần được tái khám với bác sĩ.

Kết quả

Bằng cách loại bỏ da và mỡ thừa ở mông, nâng mông có thể mang lại cho bạn vẻ ngoài săn chắc hơn.

Thủ thuật nâng mông thường đem lại kết quả lâu dài. Hãy nhớ rằng duy trì cân nặng ổn định là rất quan trọng trong việc có một kết quả như mong muốn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÁI TẠO KHÍ QUẢN

TÁI TẠO KHÍ QUẢN

Phẫu thuật tái tạo khí quản là quy trình giúp mở rộng khí quản nhằm cung cấp một đường thở an toàn và ổn định mà không cần sử dụng đến sự hỗ trợ của ống thở.
administrator
NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

Nghiệm pháp bàn nghiêng là thủ thuật giúp đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ngất xỉu không rõ nguyên nhân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp bàn nghiêng nhé.
administrator
LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) là một thủ thuật, được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, có thể gây ra những thay đổi trong hóa học trong não và nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần.
administrator
PHẪU THUẬT THU HẸP ÂM ĐẠO

PHẪU THUẬT THU HẸP ÂM ĐẠO

Phẫu thuật thu hẹp âm đạo là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị sa cơ quan vùng chậu (POP). Với thủ thuật này, bác sĩ của bạn sẽ khâu thành của âm đạo lại với nhau để giữ các cơ quan vùng chậu của chúng ta vào đúng vị trí. Phẫu thuật này phổ biến ở những phụ nữ bị POP nặng ở độ tuổi 80 - 90, những người không còn muốn giao hợp qua đường âm đạo.
administrator
KIỂM TRA TINH HOÀN

KIỂM TRA TINH HOÀN

Tự kiểm tra hay thăm khám tinh hoàn là một hoạt động nhằm kiểm tra bề ngoài và cảm giác của tinh hoàn, có thể giúp bạn nhận thức được rõ hơn về tình trạng và phát hiện những thay đổi nếu có.
administrator
NGỒI THIỀN

NGỒI THIỀN

administrator
LIỆU PHÁP HORMONE NỮ TÍNH HÓA

LIỆU PHÁP HORMONE NỮ TÍNH HÓA

Liệu pháp hormone nữ hóa là phương pháp được sử dụng ở những người chuyển giới nữ nhằm đạt được sự thay đổi về vẻ bề ngoài của họ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp hormone nữ hóa nhé.
administrator
CẮT BỎ VÚ

CẮT BỎ VÚ

Cắt bỏ vú (mastectomy) là phẫu thuật để loại bỏ tất cả các mô vú khỏi vú như một cách để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư vú.
administrator