XÉT NGHIỆM BILIRUBIN

Xét nghiệm bilirubin giúp đánh giá tình trạng chức năng gan, mật và các vấn đề khác.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM BILIRUBIN

Tổng quan

Xét nghiệm bilirubin đo nồng độ của bilirubin trong máu của bạn. Bilirubin là sắc tố màu vàng được tạo thành qua quá trình phân hủy tế bào hồng cầu thông thường. Bilirubin được vận chuyển qua gan và được đào thải ra khỏi cơ thể.

Sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu có thể chỉ ra các loại vấn đề bệnh lý khác nhau ở gan và mật. Thỉnh thoảng, sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu có thể chỉ ra sự gia tăng phá hủy hồng cầu (chứng tan máu).

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm bilirubin?

Xét nghiệm bilirubin thường được áp dụng như một phần của nhóm các xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan. Xét nghiệm bilirubin có thể được chỉ định trong các trường hợp:

  • Kiểm tra tình trạng vàng da – khiến da và mắt của bạn có màu vàng bởi sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu. Công dụng phổ biến của xét nghiệm này là đo nồng độ bilirubin ở trẻ sơ sinh nhằm kiểm tra chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.

  • Xác định xem có thể có tình trạng tắc nghẽn trong đường mật, ở gan hoặc túi mật hay không.

  • Giúp phát hiện các bệnh lý ở gan, đặc biệt là bệnh viêm gan, hoặc theo dõi sự tiến triển của bệnh.

  • Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu do sự phá hủy hồng cầu.

  • Giúp theo dõi xem cách điều trị có hiệu quả hay không.

  • Giúp đánh giá độc tính của thuốc nghi ngờ.

Một số xét nghiệm phổ biến có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm bilirubin bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan. Xét nghiệm máu để đo nồng độ một số enzym hoặc protein trong máu của bạn.

  • Albumin và protein toàn phần. Nồng độ albumin - một loại protein được tạo ra bởi gan - và tổng số protein cho thấy hiệu quả hoạt động của gan tạo ra các protein mà cơ thể bạn cần để chống lại nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác.

  • Công thức máu toàn bộ. Xét nghiệm này giúp đo một số thành phần và đặc điểm của máu.

  • Thời gian prothrombin. Thử nghiệm này đo thời gian đông máu của huyết tương.

Quá trình thực hiện

Xét nghiệm bilirubin được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu. Thông thường, máu được lấy thông qua một cây kim nhỏ được đưa vào tĩnh mạch tại vị trí uốn cong của cánh tay bạn. Một ống nhỏ được gắn vào kim để lấy máu.

Bạn có thể cảm thấy cảm giác đau khi kim được đâm vào cánh tay và cảm thấy khó chịu trong thời gian ngắn sau khi rút kim ra. Máu để xét nghiệm bilirubin ở trẻ sơ sinh thường được lấy bằng cách sử dụng một chiếc kim nhọn để làm đâm vào vùng da của gót chân. Có thể xuất hiện vết bầm tím nhẹ tại vị trí đâm sau đó.

Máu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn thường có thể trở lại các hoạt động bình thường ngay lập tức.

Kết quả

Kết quả xét nghiệm Bilirubin được biểu thị bằng nồng độ bilirubin trực tiếp, gián tiếp hoặc toàn phần. Bilirubin toàn phần là sự kết hợp của bilirubin trực tiếp và gián tiếp. Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả cho bilirubin trực tiếp và toàn phần.

Kết quả bình thường đối với xét nghiệm bilirubin toàn phần là 1,2 miligam trên decilit (mg/dL) đối với người lớn và thường là 1 mg/dL đối với những người dưới 18 tuổi. Kết quả bình thường đối với bilirubin trực tiếp thường là 0,3 mg/dL.

Các kết quả này có thể khác nhau một chút giữa các phòng thí nghiệm. Kết quả bình thường có thể hơi khác đối với phụ nữ và trẻ em, và có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm, thuốc hoặc việc tập thể dục. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thực phẩm hoặc loại thuốc nào bạn đã dùng và mức độ hoạt động của bạn để kết quả của bạn có thể được diễn giải một cách chính xác.

Mức bilirubin thấp hơn bình thường thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Sự tăng cao có thể cho thấy gan bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý.

Nồng độ bilirubin trực tiếp trong máu cao hơn bình thường có thể cho thấy gan của bạn không đào thải bilirubin đúng cách. Nồng độ bilirubin gián tiếp tăng cao có thể chỉ ra các vấn đề khác.

Một nguyên nhân phổ biến và vô hại của sự tăng cao bilirubin là hội chứng Gilbert, sự thiếu hụt một loại enzyme giúp phân hủy bilirubin. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng của bạn. Kết quả xét nghiệm Bilirubin cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến triển của một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như vàng da.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

Cắt tuyến tiền liệt là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt, thường được sử dụng nhất để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
CẮT BỎ VÚ

CẮT BỎ VÚ

Cắt bỏ vú (mastectomy) là phẫu thuật để loại bỏ tất cả các mô vú khỏi vú như một cách để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư vú.
administrator
THỦ THUẬT KHÂU ÂM ĐẠO

THỦ THUẬT KHÂU ÂM ĐẠO

Thủ thuật khâu âm đạo là một phẫu thuật được sử dụng để sửa chữa những vị trí suy yếu trong thành âm đạo đang gây ra các triệu chứng khó chịu. Không giống như nhiều phẫu thuật tái tạo khác được sử dụng để điều trị sa cơ quan vùng chậu (POP), bác sĩ của bạn có thể thực hiện thủ thuật mà không cần phải rạch (thực hiện vết cắt) trên bụng của bạn.
administrator
XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

Xét nghiệm microalbumin được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu sớm của tổn thương thận ở những người có nguy cơ mắc phải bệnh thận. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm microalbumin niệu nhé.
administrator
CẬN XẠ TRỊ

CẬN XẠ TRỊ

Cận xạ trị là phương pháp liên quan đến việc đặt những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể. Đây là một trong những liệu pháp được sử dụng để chữa ung thư.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT VẠT DẠ DÀY

PHẪU THUẬT CẮT VẠT DẠ DÀY

Phẫu thuật cắt vạt dạ dày là một thủ thuật được thực hiện để giúp bạn giảm cân. Trong quá trình cắt vạt dạ dày, khoảng 80% dạ dày được cắt bỏ, từ đó hạn chế lượng thức ăn bạn có thể ăn.
administrator
CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ quan sát các cơ quan trong cơ thể, từ đó hỗ trợ chẩn đoán. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp cộng hưởng từ MRI nhé.
administrator
PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong cơ thể sau khi được thận lọc, có thể cần thực hiện phẫu thuật vì một số lý do, bao gồm cả ung thư bàng quang. Bàng quang của bạn có thể cần phải được loại bỏ, hoặc bạn có thể cần một thủ thuật tái tạo bàng quang. Có nhiều loại phẫu thuật bàng quang khác nhau.
administrator