PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong cơ thể sau khi được thận lọc, có thể cần thực hiện phẫu thuật vì một số lý do, bao gồm cả ung thư bàng quang. Bàng quang của bạn có thể cần phải được loại bỏ, hoặc bạn có thể cần một thủ thuật tái tạo bàng quang. Có nhiều loại phẫu thuật bàng quang khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

TỔNG QUÁT

Phẫu thuật bàng quang là gì?

Phẫu thuật bàng quang là một thủ thuật trên bàng quang - cơ quan bên dưới thận nhưng ở trên niệu đạo, nơi chứa nước tiểu của chúng ta. Loại phẫu thuật bàng quang phụ thuộc vào những tình trạng nào đang được điều trị. Các tình trạng có thể cần phẫu thuật bao gồm:

  • Ung thư bàng quang.

  • Sa bàng quang.

  • Tiểu không kiểm soát (mất kiểm soát bàng quang).

Các loại phẫu thuật bàng quang là gì?

Hầu hết các ca phẫu thuật bàng quang được thực hiện bằng robot, có nghĩa là bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ chỉ thực hiện một số vết rạch nhỏ và sau đó đặt các cổng cho phép sử dụng cánh tay robot để thực hiện phẫu thuật. Rất ít ca phẫu thuật mở có một vết cắt dài. Các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Điều trị lộn bàng quang: Phương pháp này giúp sửa chữa một dị tật bẩm sinh mà bàng quang của bạn bị lộn ở trong ra ngoài và dính vào thành bụng.

  • Sửa chữa phần trước bàng quang: Sa bàng quang có thể yêu cầu thực hiện phương pháp này. Trong loại phẫu thuật này, một vết rạch (vết cắt) được tạo trên thành âm đạo và mô ngăn cách bàng quang với âm đạo. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể cấy ghép thiết bị lưới vĩnh viễn làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc sinh học để cải thiện việc hỗ trợ âm đạo.

  • Phẫu thuật đặt túi giữ nước tiểu: Đôi khi, phẫu thuật này là cần thiết hoặc mong muốn đối với những người đã mất bàng quang. Trong thủ thuật này, một đoạn ruột sẽ được cắt bỏ và gắn với niệu quản của bạn. Quá trình này sẽ dẫn nước tiểu từ thận của bạn đến một lỗ mở gần rốn. Một túi sẽ được gắn vào lỗ thoát để lấy nước tiểu. Túi có thể được làm trống khi cần thiết.

  • Một đoạn ruột của bạn cũng có thể được tạo hình thành một túi nhỏ. Túi sẽ được đặt trong khoang bụng tại vị trí bàng quang ban đầu và có chức năng lưu trữ nước tiểu. Một ống dẫn, một lần nữa được làm từ ruột của bạn, dẫn đến một túi trong bụng nhưng trong trường hợp này, một van cho phép túi thoát nước tiểu ra bất cứ khi nào bạn muốn. Một túi có thể được gắn vào niệu đạo của bạn để cho phép nước tiểu thoát ra ngoài bình thường.

Ung thư bàng quang là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mọi người phải phẫu thuật bàng quang. Tùy thuộc vào giai đoạn và sự tiến triển của ung thư bàng quang, phẫu thuật có thể được áp dụng kết hợp với các liệu pháp khác như hóa trị hoặc xạ trị. Để điều trị ung thư bàng quang, nhiều loại thủ thuật khác nhau có thể được thực hiện. Các thủ thuật đó bao gồm:

  • Cắt bỏ bàng quang hoàn toàn: Thủ thuật này bao gồm việc cắt bỏ hoàn toàn bàng quang của bạn. Một vết rạch được thực hiện ở bụng, bàng quang và các cơ quan lân cận được kiểm tra cẩn thận để xác định tình trạng ung thư và xem liệu nó có thể đã lan sang các bị trí khác hay không. Bàng quang của bạn được loại bỏ cùng với bất kỳ cơ quan bị ảnh hưởng nào khác.

  • Cắt bàng quang một phần: Phẫu thuật cắt bàng quang một phần là thủ thuật chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, nơi có các tế bào ung thư. Phẫu thuật này có thể được thực hiện ở những người có một khối u giai đoạn thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang của họ nhưng chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định. Vì chỉ cắt bỏ một phần bàng quang nên họ vẫn có thể đi tiểu bình thường sau khi hồi phục. Cắt bỏ một phần bàng quang của bạn là một lựa chọn khả thi khi một khối u xâm lấn, nhưng tất cả các bằng chứng đều chỉ ra rằng đó là một khối u đơn độc giới hạn trong một vùng xác định của bàng quang.

  • Cắt bỏ khối u qua ống thông (TUR), đốt điện: Đây là một phẫu thuật trong đó một ống soi bàng quang được đưa vào bàng quang của bạn qua niệu đạo. Một dụng cụ ở đầu ống thông được sử dụng để loại bỏ ung thư hoặc đốt khối u bằng điện năng lượng cao. Quá trình này được gọi là fulguration.

  • Chuyển hướng nước tiểu: Đây là một phẫu thuật nhằm tạo ra một phương thức mới để cơ thể chúng ta có thể lưu trữ và thải nước tiểu.

Bàng quang có nhiệm vụ gì?

Bàng quang (không nên nhầm lẫn với túi mật) có chức năng lưu trữ nước tiểu của bạn sau khi thận lọc nó. Nước tiểu đi từ thận xuống niệu quản và vào bàng quang, nơi nó được lưu trữ trước khi thoát ra ngoài cơ thể qua niệu đạo.

Bàng quang của bạn được cấu tạo từ các mô cơ, linh hoạt, có thể nở to hơn hoặc thu nhỏ hơn tùy thuộc vào lượng nước tiểu mà nó chứa. Các cơ trong bàng quang co lại khi chúng đẩy nước tiểu của bạn qua niệu đạo.

Phẫu thuật bàng quang phổ biến như thế nào?

Gần 85.000 người dự kiến ​​sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang vào năm 2021. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 ở Hoa Kỳ và ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới. Phẫu thuật bàng quang thường là một phần của kế hoạch điều trị ung thư bàng quang. Cắt bàng quan hoàn toàn là loại phẫu thuật bàng quang được sử dụng cho bệnh ung thư bàng quang xâm lấn cơ (MIBC).

Phẫu thuật bàng quang là thủ thuật nội trú hay ngoại trú?

Điều này phụ thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn được thực hiện. Hỏi bác sĩ xem rằng liệu bạn có cần phải ở lại bệnh viện. Thời gian nằm viện có thể là vài ngày, hoặc có thể là vài tuần.

Chúng ta có thể sống mà không có bàng quang không?

Nếu không có bàng quang, bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép túi hoặc phẫu thuật tái tạo túi niệu quản.

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Điều gì xảy ra trước khi phẫu thuật bàng quang?

Bác sĩ của bạn có thể khuyên ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào có nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật bàng quang. Bạn nên ngừng các loại thuốc sau đây khoảng một tuần trước khi thực hiện:

NSAID, bao gồm:

  • Ibuprofen (Advil®).

  • Naproxen (Aleve®).

Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như:

  • Warfarin (Coumadin®).

  • Clopidogrel (Plavix®).

  • Axit acetylsalicylic (Aspirin).

Một số thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp và thuốc thảo dược hoặc thực phẩm chức năng cũng có thể bị hạn chế. Bạn cũng sẽ được yêu cầu ngừng hút thuốc và sử dụng các sản phẩm từ  thuốc lá. Bên cạnh những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe mà việc hút thuốc gây ra, việc sử dụng thuốc lá có thể dẫn đến những rủi ro cao hơn cả trong và sau khi phẫu thuật. Thuốc lá đã được chứng minh là làm chậm quá trình hồi phục và giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch.

Không ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống vào một ngày trước khi phẫu thuật và thực hiện theo một chế độ ăn lỏng bắt đầu từ buổi sáng trước khi phẫu thuật. Thực đơn bao gồm nước trái cây không có bã, nước dùng súp và Jell-O. Điều quan trọng nữa là sắp xếp để ai đó chăm sóc mình sau khi phẫu thuật vì bạn không nên trở lại thực hiện các hoạt động bình thường ngay lập tức.

Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật bàng quang?

Không có một cách cụ thể nào để tiếp cận tất cả các ca phẫu thuật bàng quang. Mỗi tình trạng điều trị bằng phẫu thuật bàng quang đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau hoặc phẫu thuật khác nhau. Khi bạn nói chuyện với bác sĩ về việc trải qua phẫu thuật bàng quang, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu và cảm thấy thoải mái với những gì bác sĩ giải thích cho bạn.

Ngày nay, hầu hết các ca phẫu thuật bàng quang đều được thực hiện bằng robot. Điều này có nghĩa là thay vì phẫu thuật "mở", đòi hỏi một vết rạch lớn, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ sử dụng một vài vết rạch nhỏ hơn nhiều. Thực hiện phẫu thuật theo cách này giúp giảm thời gian nằm viện, các yếu tố nguy cơ và giảm sẹo trong quá trình hồi phục.

Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật bàng quang?

Chi tiết cụ thể của việc hồi phục sau phẫu thuật bàng quang phụ thuộc rất nhiều vào loại phẫu thuật bàng quang được thực hiện. Ví dụ, trong một cuộc phẫu thuật cắt bỏ qua ống thông, ít mô bị loại bỏ hơn nhiều so với khi phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ. Do đó, thời gian phục hồi sau thủ thuật của bạn có thể khác nhau.

Không lâu sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để tái khám. Báo cáo bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải kể từ khi làm thủ thuật. Nếu bạn đã bị ung thư bàng quang, họ có thể cần đưa một ống thông vào bàng quang của bạn để kiểm tra nó.

RỦI RO / LỢI ÍCH

Những rủi ro của phẫu thuật bàng quang là gì?

Tất cả các cuộc phẫu thuật đều đi kèm với rủi ro. Chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương bên trong thường là rủi ro trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.

Các biến chứng có thể có của phẫu thuật bàng quang là gì?

Có thể có các biến chứng của phẫu thuật bàng quang. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bạn trên 60 tuổi hoặc là phụ nữ. Các vấn đề có thể xảy ra bao gồm:

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Các cuộc phẫu thuật ở vùng bụng có thể gây trở ngại cho chức năng ruột của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về cách xử lý các vấn đề gặp phải ở đường tiêu hóa.

  • Sức khỏe sinh sản ở nam giới: Ung thư bàng quang có thể di căn đến tuyến tiền liệt của bạn. Trong quá trình phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt của bạn cũng có thể bị cắt bỏ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

  • Sức khỏe sinh sản ở phụ nữ: Nếu tử cung của bạn bị cắt bỏ như một phần của phẫu thuật ung thư bàng quang, bạn sẽ không thể mang thai.

  • Chuyển hướng nước tiểu: Nếu bạn thực hiện thủ thuật định chuyển hướng nước tiểu (ví dụ từ niệu quản vào túi), bạn có thể mắc phải các biến chứng. Nước tiểu có thể bị rò rỉ từ lỗ thông trên cơ thể và có thể gây ra nhiễm trùng.

  • Thay đổi nội tiết tố: Nếu ung thư bàng quang di căn đến buồng trứng, chúng có thể cần được loại bỏ. Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ sẽ bắt đầu.

  • Không có khả năng đi tiểu: Một số người, đặc biệt là phụ nữ đã cắt bỏ bàng quang sẽ không thể đi tiểu ngay. Điều này thường kéo dài không quá một tuần. Bạn sẽ được cung cấp một ống thông tiểu (được đưa vào bàng quang hoặc niệu quản của bạn) và một túi đựng nhỏ để hứng nước tiểu. Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các dụng cụ này.

PHỤC HỒI VÀ TRIỂN VỌNG

Thời gian phục hồi là bao lâu? Khi nào có thể trở lại các hoạt động hàng ngày?

Điều này phụ thuộc vào thủ thuật mà bạn được thực hiện. Hỏi bác sĩ của bạn về các vấn đề này.

Tôi có phải giới hạn hoạt động của mình không?

Không tập thể dục hoặc nâng vật nặng trong ít nhất một vài tuần.

Tôi có thể ăn và uống gì sau khi phẫu thuật bàng quang?

Đảm bảo uống nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Tôi sẽ cần dùng những loại thuốc nào?

Bác sĩ có thể sẽ cung cấp cho bạn thuốc giảm đau. Hỏi về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn cần dùng trước khi về nhà.

KHI NÀO NÊN GỌI CHO BÁC SĨ

Khi nào tôi nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của mình?

Liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của bạn nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau dữ dội, đặc biệt là khi bạn đi tiểu.

  • Bạn không thể đi tiểu.

  • Sốt 38 oC.

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Khi nào tôi nên liên hệ với bác sĩ của mình?

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của bất kỳ bệnh lý nào cần thực hiện phẫu thuật bàng quang để điều trị. Các triệu chứng ung thư bàng quang bạn nên báo cáo bao gồm:

  • Tiểu ra máu. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang. Nước tiểu của bạn có thể có màu đỏ, có thể có màu hồng hoặc nâu sẫm.

  • Muốn đi tiểu khẩn cấp.

  • Đi tiểu thường xuyên.

  • Đau khi đi tiểu.

  • Đau ở bụng dưới hoặc lưng.

 

Có thể bạn quan tâm?
DINH DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

DINH DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

Dinh dưỡng đường tĩnh mạch cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể được thực hiện ở những người có hệ tiêu hóa không thể hấp thụ hoặc không thể dung nạp đầy đủ thức ăn qua đường miệng
administrator
GIÁM SÁT TÍCH CỰC UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

GIÁM SÁT TÍCH CỰC UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Giám sát tích cực ung thư tuyến tiền liệt giúp quản lý tốt bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt.
administrator
THỦ THUẬT KHÂU ÂM ĐẠO

THỦ THUẬT KHÂU ÂM ĐẠO

Thủ thuật khâu âm đạo là một phẫu thuật được sử dụng để sửa chữa những vị trí suy yếu trong thành âm đạo đang gây ra các triệu chứng khó chịu. Không giống như nhiều phẫu thuật tái tạo khác được sử dụng để điều trị sa cơ quan vùng chậu (POP), bác sĩ của bạn có thể thực hiện thủ thuật mà không cần phải rạch (thực hiện vết cắt) trên bụng của bạn.
administrator
ĐO HUYẾT ÁP

ĐO HUYẾT ÁP

Đo huyết áp là một hoạt động có thể giúp bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, là một phần của không thể thiếu trong mỗi cuộc khám sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đo huyết áp đúng cách nhé
administrator
XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

Xét nghiệm hemoglobin nhằm đo lượng hemoglobin trong máu của bạn, từ đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm hemoglobin nhé.
administrator
CHỤP PET CHOLINE C-11

CHỤP PET CHOLINE C-11

Chụp PET choline C-11 là một xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để giúp phát hiện vị trí của ung thư tuyến tiền liệt tái phát.
administrator
ĐIỆN CƠ (EMG)

ĐIỆN CƠ (EMG)

Điện cơ (EMG) là một thủ thuật chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và các tế bào thần kinh có chức năng điều khiển chúng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật điện cơ nhé.
administrator
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm được sử dụng để tìm kiếm những thay đổi - chẳng hạn như các mô bị sưng, bị kích thích, polyp hoặc ung thư - trong ruột già (ruột kết) và trực tràng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nội soi đại tràng nhé.
administrator