Xương mác là xương dài thứ ba trong cơ thể. Nó không có chức năng chịu trọng lượng của cơ thể nhưng xương mác hỗ trợ cơ bắp, gân và dây chằng. Nếu xương mác bị suy yếu do loãng xương, bạn có thể tăng nguy cơ gãy xương mà thậm chí bạn có thể không biết.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG MÁC

Tổng quan

Xương mác là gì?

Xương mác hay còn gọi là xương bắp chân, là xương tạo nên các cấu trúc của bắp và mắt cá chân. Xương mác cũng hỗ trợ rất nhiều cơ, gân, dây thần kinh và dây chằng quan trọng.

Xương mác không chắc bằng các xương khác ở chân như xương đùi hoặc xương chày, nên xương mác dễ gãy hơn so với các xương khác.

 

Xương mác cũng giống như tất cả các xương khác, có thể bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương. Nếu bị gãy xương, bạn có thể cần phẫu thuật để phục hồi xương và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và khả năng di chuyển.

Vị trí

Xương mác chạy từ ngay dưới đầu gối đến mắt cá chân. Nó gần với bên ngoài cơ thể hơn xương chày. Xương mác có một đầu hình nêm, nơi giao với xương chày ngay dưới đầu gối. Ngoài ra xương mác có một trục dài ở giữa và một rãnh ở dưới cùng tạo thành mắt cá chân.

Chức năng của xương mác

Xương mác có một số chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Hình thành cấu trúc của bắp chân và cấu trúc bên ngoài cẳng chân

  • Hỗ trợ mắt cá chân 

  • Hỗ trợ cơ, gân ở chân

  • Kết nối dây chằng đầu gối với bộ phận còn lại của phần dưới cơ thể

Các tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến xương mác 

Các vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến xương mác là gãy xương và loãng xương.

Gãy xương mác

Gãy xương là một tình trạng y tế nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng bao gồm:

  • Đau chân

  • Sưng tấy

  • Không có khả năng di chuyển chân như bình thường

  • Bầm tím hoặc tụ màu

  • Dị dạng hoặc vết sưng bất thường ở vị trí chấn thương

Các xương mác đôi khi bị vỡ không ổn định được gọi là gãy xương do giật. Điều này xảy ra khi các cơ hoặc dây chằng gắn liền với nó bị tổn thương đột ngột. 

Cần cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị chấn thương hoặc có các triệu  chứng của tình trạng gãy xương.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng sức khỏe làm suy yếu xương, khiến chúng dễ bị gãy xương đột ngột chỉ với những chấn thương nhẹ. Nhiều người không biết mình bị loãng xương cho đến khi những vấn đề về xương như gãy xương đến đột ngột chỉ với những chấn thương không quá nghiêm trọng. Loãng xương là tình trạng thương không có những triệu chứng rõ ràng.

Phụ nữ và người lớn trên 50 tuổi có nguy cơ phát triển loãng xương cao hơn so với nam giới. Chính vì vậy mọi người cần lưu ý về việc kiểm tra sức khỏe xương khớp để biết được rằng mình có bị loãng xương hay không.

Những xét nghiệm nào được thực hiện trên xương mác?

Xét nghiệm phổ biến nhất được thực hiện để kiểm tra sức khỏe của xương mác là kiểm tra mật độ xương (đôi khi được gọi là phương pháp quét DEXA hoặc DXA). Kiểm tra mật độ xương đo mức độ chắc khỏe của xương bằng tia X nhằm đo lường sự tiêu xương khi bạn già đi.

Nếu bạn từng bị gãy xương mác, bác sĩ có thể cần các xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Chụp X-quang 

  • Chụp ảnh cộng hưởng Từ (MRI) 

  • Chụp cắt lớp 

Để có được những hình ảnh về tình trạng xương, từ đó đưa ra được các chẩn đoán chính xác.

Phương pháp điều trị phổ biến cho các vấn đề bệnh liên quan đến xương mác

Thông thường, xương mác sẽ không cần điều trị trừ khi tình trạng đó là gãy xương hoặc được chẩn đoán mắc chứng loãng xương.

Điều trị gãy xương mác

Cách điều trị gãy xương mác tùy thuộc vào loại gãy và nguyên nhân gây ra nó. Bạn sẽ cần một số hình thức cố định xương như sử dụng nẹp hoặc bó bột. Ở một số trường hợp có thể cần phẫu thuật để sắp xếp lại (đặt) xương về đúng vị trí và cố định nó vào đúng vị trí để có thể lành lại được.

Điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương có thể bao gồm tập thể dục, bổ sung vitamin và khoáng chất và sử dụng thuốc.

Tập thể dục và uống thuốc bổ sung thường là những biện pháp phổ biến mà người bệnh cần để ngăn ngừa loãng xương.

Các biện pháp giữ xương mác được khỏe mạnh

Thực hiện theo một chế độ ăn uống và thiết lập một kế hoạch tập thể dục tốt. Ngoài ra, ở những người lớn tuổi cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe xương và cả tổng thể của bản thân. 

Nếu bạn trên 50 tuổi hoặc có tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm như quét mật độ xương.

Ngoài ra, để phòng tránh các tình trạng bệnh liên quan đến xương mác cần thực hiện theo các biện pháp an toàn chung sau để giảm nguy cơ chấn thương:

  • Luôn luôn đeo dây an toàn 

  • Mang thiết bị bảo hộ phù hợp cho tất cả các hoạt động và thể thao

  • Đảm bảo nhà và không gian làm việc không có sự lộn xộn có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc những người khác

  • Luôn sử dụng các công cụ hoặc thiết bị thích hợp ở nhà để tiếp cận mọi thứ. Không nên đứng trên ghế, bàn hoặc mặt bàn

  • Thực hiện theo một chế độ ăn phù hợp và có kế hoạch tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe xương tốt

  • Sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu đi lại khó khăn hoặc có nguy cơ bị té ngã

 

Có thể bạn quan tâm?
HẦU HỌNG

HẦU HỌNG

Hầu, thường được gọi là cổ họng, là một phần của hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận mang không khí, thức ăn và chất lỏng từ mũi và miệng đi xuống. Hầu họng là nơi phát sinh của các bệnh lý thông thường, trong đó có viêm họng hạt và viêm amidan.
administrator
MÀNG NHĨ

MÀNG NHĨ

Màng nhĩ là một bộ phận có chức nưng thính giác và bảo vệ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về màng nhĩ và các biện pháp bảo vệ sức khỏe màng nhĩ nhé.
administrator
MÀO TINH HOÀN

MÀO TINH HOÀN

Mào tình hoàn là một bột phận quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mào tinh hoàn nhé.
administrator
CÂN TRƯỚC THẬN

CÂN TRƯỚC THẬN

Gerota’s fascia (cân trước thận) là mô liên kết mỏng (collagen) bao quanh thận và tuyến thượng thận của bạn. Mô này kết hợp với cân sau thận để tách thận khỏi các cơ quan khác. Ung thư thận và túi mủ (áp-xe) có thể ảnh hưởng đến Gerota’s fascia. Chụp CT và xét nghiệm chức năng thận giúp chẩn đoán tình trạng này.
administrator
BUỒNG TRỨNG

BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng là cơ quan sản xuất trứng và các nội tiết tố phục vụ cho chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Buồng trứng được tìm thấy ở hai bên tử cung. Một số tình trạng hoặc bệnh lý ở buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng đau đớn và cần được điều trị y tế.
administrator
LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

Củng mạc hoặc lòng trắng của mắt, là vùng mô chắc chắn bao bọc xung quanh nhãn cầu. Nó giúp duy trì hình dạng nhãn cầu của bạn và bảo vệ nó khỏi bị thương. Một số tình trạng có thể làm cho toàn bộ củng mạc thay đổi màu sắc hoặc gây ra các đốm màu. Nhiều tình trạng xơ cứng sẽ tự khỏi sau vài tuần, nhưng một số bệnh cần được chăm sóc y tế.
administrator
XƯƠNG CHÀY

XƯƠNG CHÀY

Xương chày là xương dài thứ hai trong cơ thể chúng ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Xương chày thường chỉ tổn thương khi gặp các chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn mà bạn có thể không biết.
administrator
CƠ TỨ ĐẦU

CƠ TỨ ĐẦU

Cơ tứ đầu của chúng ta nằm ở mặt trước của đùi. Chúng giúp bạn duỗi thẳng đầu gối để bạn có thể đá, chạy và nhảy. Nhưng những cơ này dễ gặp phải các tình trạng chấn thương chẳng hạn như căng cơ và co cứng.
administrator