BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠC HÀ

Đặc điểm tự nhiên

Bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây có thân và cành hình vuông, xốp, dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Cây cao nhất có thể phát triển từ chiều dài 50-60cm.

Lá bạc hà mọc đối từng lá đơn, hình bầu dục, đầu nhọn, xung quanh mép lá có hình răng cưa. Khi đưa lên mũi ngửi lá cây bạc hà thường có mùi thơm hắc, vị cay và tê nhẹ.

Hoa bạc hà có kích thước nhỏ và có thể có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, hồng, tím hay màu tím hồng. Quả cho 4 hạt.

Cây thường ra hoa và quả vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.

Cây bạc hà thường phân bố ở các vùng Âu, Á có khí hậu ôn đới. Cây ưa sáng, ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt. Cây bạc hà mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang cả ở miền đồng bằng và ở miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến.

Bộ phận dùng: Lá hay cây đã bỏ rễ phơi khô được sử dụng để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8 và tháng 11 khi cây vừa ra hoa.

Chế biến: Cây được chặt thành những đoạn dài tối đa là 30 cm. Loại bỏ tạp chất, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, sấy khô ở nhiệt độ thấp. Trước khi dùng có thể sao ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành phần hóa học

Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5-1%. Tinh dầu không màu hay vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát. Tinh dầu bạc hà di thực vào Việt Nam chứa sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthol, isomenthol, menthyk acetat, neomenthol, menthol, isomenthol, pulegon.

Tác dụng

+Khi dùng tinh dầu bạc hà tạo cảm giác mát về tê tại chỗ.

+Tác dụng giảm đau dây thần kinh.

+ Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.

+Tác dụng giảm nôn trong say tàu xe.

+Tác dụng sát trùng mạnh thường giúp giảm ngứa trong các bệnh ngoài da, khi xông trực tiếp có thể làm sạch và thông xoang mũi.

+Tinh dầu bạc hà hay mentol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, tăng bài tiết mồ hôi, làm giảm thân nhiệt chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu.

+Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.

+Tác dụng xua đuổi côn trùng.

+Tác dụng giảm căng thẳng, đau đầu.

+Tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

+Tác dụng ngăn ngừa hội chứng đa nang.

+Tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương.

+Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Công dụng

Bạc hà có vị cay, the, tính mát/lạnh sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh và chống say xe.

+Điều trị ngứa và làm sạch xoang mũi

+Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

+Điều trị sốt, nhức đầu, ho.

+Điều trị cảm lạnh, cảm cúm.

+Hỗ trợ điều trị lao hạch, nhọt có mủ và gây đau.

+Điều trị chảy máu cam.

+Điều trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.

+Điều trị ban sởi giai đoạn đầu.

Liều dùng

Ngày uống từ 4-8g dưới dạng thuốc pha.

Tinh dầu và menthol: Một liều 0,02 đến 0,2 ml, một ngày 0,06 đến 0,6 ml.

Còn dùng dưới hình thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.

Lưu ý khi sử dụng

Đặc biệt không sử dụng bạc hà cho những trường hợp sau: Trẻ em, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, người bị sốt do âm hư, người bị suy nhược, táo bón kéo dài, huyết áp cao, người mắc bệnh lý về tim mạch.

 

Có thể bạn quan tâm?
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
CỐT KHÍ CỦ

CỐT KHÍ CỦ

Cốt khí củ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Điền thất, nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co hớn hườn, mèng kéng, hồng liu. Cốt khí củ là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
HỔ PHÁCH

HỔ PHÁCH

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator
CÂY THẦN KỲ

CÂY THẦN KỲ

Cây thần kỳ (synsepalum dulcificum) là một loại cây thuộc nhóm thân gỗ nhỏ, có quả mọng màu đỏ tươi và kích thước bằng hạt cà phê. Cây thần kỳ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator