ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẢNG SÂM

Đặc điểm tự nhiên

Đẳng sâm là một loại cây thuốc quý. Dược liệu sống lâu năm, chúng xuất hiện với dạng thân cỏ, leo bằng thân quấn. Dược liệu có rễ hình tru dài, phân nhánh, có đường kính khoảng 1,5 – 2cm. Phần đầu rễ phình to, trên rễ có nhiều vết sẹo lồi của phần thân cũ. Dược liệu thường có một rễ trụ mà không xuất hiện rễ phân nhánh, càng về phía đuôi càng nhỏ. Lúc tươi rễ có màu trắng, rễ sẽ chuyển sang màu vàng khi khô. Đồng thời xuất hiện nếp nhăn. Vào mùa xuân, thân mọc thành từng cụm. Chúng thường bò trên mặt đất hoặc leo và bám vào những cây khác. Dược liệu có thân màu tím được bao phủ bởi một lớp lông thưa. Phần ngọn không có lông.

Dược liệu Đẳng sâm có lá mọc cách hình trứng hoặc hình trứng tròn. Phần gần cuống có hình tim, đuôi lá nhọn, mép nguyên. Lá có màu xanh hơi pha vàng, có chiều dài khoảng 3 – 8cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm. Mặt dưới của lá có màu trắng xám, có lông rải rác hoặc nhẵn. Mặt trên của lá có lông nhung.

Dược liệu có hoa màu xanh nhạt. Chúng mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài từ 2 – 6cm. Đài hoa hình chuông gồm 5 cánh có vân màu tím ở họng, 5 phiến hẹp. Khi gần rụng chuyển sang màu vàng nhạt, chia thành 5 thùy, nhụy 5. Bao phấn đính gốc, chỉ nhụy hơi dẹt. Quả bổ đôi có hình chùy tròn, 3 tâm bì, phần đầu hơi bằng, có đài ngắn, nứt ra khi chín. Bên trong quả có nhiều hạt nhẵn bóng và có màu nâu.

Đẳng sâm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Dược liệu phần lớn mọc hoang ở các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Vân Nam, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hồ Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Ninh Hạ, Liêu Ninh, Thanh Hải. Ở Việt Nam, dược liệu được phát hiện ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong thời gian từ năm 1961 – 1985. Dược liệu tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Gia Lai, Quảng Nam, Kon Tum, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây đảng sâm được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Vào mùa đông, lúc cây đã héo, đã úa vàng, rụng lá hoặc đến đầu xuân năm sau khi cây chưa đâm chồi nảy lộc. Tốt nhất người dùng nên thu hoạch vào nửa tháng trước và sau khi tiết Bạch lộ. Thời gian này phẩm chất dược liệu là tốt nhất, mang sản lượng cao. Vì rễ rất dài nên khi thu hoạch cần phải đào sâu trên 0,7m để tránh làm trầy xước phần rễ.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, loại bỏ phần đất cát và mang dược liệu rửa sạch. Phân loại rễ to và rễ nhỏ để riêng. Sau khi phân loại, phơi riêng trên giàn cho đến khi rễ bẻ không thể gãy là tốt. Bó chặt từng bó mang đi phơi. Khi đó, phần rễ sẽ mềm hơn, phẳng, vỏ cứng lại và không bị bong ra ngoài. Ở nhiều nơi, người ta dùng chỉ hoặc lạt xâu rễ tạo thành chuỗi ở đầu củ mang treo ở những nơi thoáng gió, cuộn lại thành bó sau khi phơi khô.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu hóa sinh cho thấy thành phần hóa học của Đảng sâm chủ yếu là polyacetylen, phenylpropanoids, alkaloids, triterpenoids và polysacarit… Ngoài ra còn có các acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều hợp chất khác. Tổng cộng có đến 126 hợp chất đã được báo cáo.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khối u: Polysaccarit từ C. pilosula có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người và tế bào ung thư biểu mô tế bào gan. Tác dụng hạ đường huyết: Uống polysaccarit từ C. pilosula được coi là có tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin. 

+Tác dụng chống lão hóa: Sử dụng bằng đường uống polysaccarit từ C. pilosula trong 8 tuần trì hoãn tình trạng lão hóa. Tác động này của nó có thể liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do.

+Tác dụng lên niêm mạc dạ dày: Phần hòa tan trong nước từ rễ của C. pilosula có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu.

+Ảnh hưởng đến hệ thống máu: Chiết xuất dung dịch C. pilosula có tác dụng bảo vệ đối với tổn thương tái tưới máu thiếu máu cục bộ sau ghép thận.

+Tác dụng tăng khả năng miễn dịch: 6 ngày uống polysaccarit từ C. pilosula có tác dụng đối với chuột bị ức chế miễn dịch do cyclophosphamide gây ra.

+Tác dụng chống oxy hóa: Chiết xuất cồn từ C. lanceolata cho thấy tác dụng chống oxy hóa đáng kể. Các tác dụng chống oxy hóa là kết quả của việc thu gom các gốc tự do.

+Tác dụng Bảo vệ gan: Sau khi chuột bị tổn thương gan do rượu được sử dụng bằng đường uống chiết xuất cồn của C. lanceolata trong 8 tuần, đã thấy tác dụng bảo vệ.

Công dụng

Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, không độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị viêm phế quản mạn, bệnh lao phổi.

+Điều trị khí hư, tiêu chảy, thoát giang.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Điều trị miệng lở loét ở trẻ em.

+Điều trị xuất huyết tử cung cơ năng.

+Điều trị ho, hư lao, cơ thể suy nhược.

+Điều trị đau lưng, thận suy, đái lắt nhắt, mỏi gối.

+Điều trị ăn kém ngon, cơ thể mệt mỏi, đại tiện lỏng.

+Điều trị người già suy yếu lâu ngày, những người làm việc nhiều hao trí óc và sức lao động.

Liều dùng

Dùng tươi, sấy hoặc phơi khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để dùng dần. Dùng 8 – 20 gram/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng Đẳng sâm chung với Lê lô.

+Nếu dùng mỗi liều quá 63g Đảng sâm sẽ gây khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết.

+Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên dùng.

+Không nên sử dụng dược liệu kèm với hải sản, củ cải, trà xanh.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
KHỔ SÂM

KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).
administrator
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator