LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) là một thủ thuật, được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, có thể gây ra những thay đổi trong hóa học trong não và nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần.

daydreaming distracted girl in class

LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN (ECT)

Tổng quan

Liệu pháp sốc điện (ECT) là một thủ thuật, được thực hiện sau khi gây mê toàn thân, trong đó các dòng điện nhỏ được truyền qua não, cố ý gây ra một cơn co giật ngắn. ECT dường như sẽ gây ra những thay đổi trong hóa học não có thể nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần.

ECT thường được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không thành công và khi hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị, nhưng nó có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.

Phần lớn sự các rủi ro đối với thủ thuật ECT thường liên quan tới phương pháp điều trị ban đầu, khi đó sử dụng dòng điện liều cao mà không gây mê, dẫn đến mất trí nhớ, gãy xương và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

ECT ngày nay an toàn hơn nhiều. Mặc dù ECT vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng hiện nay nó sử dụng dòng điện được cung cấp một cách có kiểm soát để đạt được nhiều lợi ích nhất với ít rủi ro nhất có thể gặp phải.

Tại sao cần thực hiện?

Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể cải thiện nhanh chóng và đáng kể các triệu chứng nghiêm trọng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần. ECT được sử dụng để điều trị:

  • Trầm cảm nghiêm trọng, đặc biệt khi đi kèm với tình trạng xa rời thực tế (rối loạn tâm thần), muốn tự tử hoặc nhịn ăn.

  • Trầm cảm kháng trị, một chứng trầm cảm nặng không cải thiện bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

  • Chứng hưng cảm nghiêm trọng, trạng thái hưng phấn dữ dội, kích động hoặc tăng động xảy ra như một phần của rối loạn lưỡng cực. Các dấu hiệu khác của chứng hưng cảm bao gồm suy giảm khả năng ra quyết định, hành vi bốc đồng hoặc hành vi nguy hiểm, lạm dụng chất kích thích và rối loạn tâm thần.

  • Catatonia, được đặc trưng bởi tình trạng thiếu cử động, cử động nhanh hoặc lạ, không nói được và các triệu chứng khác. Nó liên quan đến tâm thần phân liệt và một số rối loạn tâm thần khác. Trong một số trường hợp, chứng catatonia là do bệnh lý gây ra.

  • Sự kích động và hung hăng ở những người bị sa sút trí tuệ, có thể khó điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

ECT có thể là một lựa chọn điều trị tốt khi thuốc không được dung nạp hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Trong một số trường hợp, ECT được sử dụng:

  • Trong thời kỳ mang thai, không được dùng thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển

  • Ở người lớn tuổi không chịu được tác dụng phụ của thuốc

  • Ở những người ưa thích phương pháp điều trị ECT hơn dùng thuốc

  • Khi đã điều trị với ECT thành công trong quá khứ

Rủi ro

Mặc dù ECT nói chung là an toàn, nhưng rủi ro và tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Sự hoang mang. Ngay sau khi điều trị, bạn có thể bị lú lẫn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bạn có thể không biết mình đang ở đâu hoặc tại sao bạn lại ở đó. Hiếm khi, sự lú lẫn có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn. Lú lẫn thường dễ gặp phải hơn ở người lớn tuổi.

  • Mất trí nhớ. Một số người gặp khó khăn khi nhớ các sự kiện xảy ra ngay trước khi điều trị hoặc trong vài tuần, vài tháng trước khi điều trị hoặc hiếm khi là xảy ra từ những năm trước. Tình trạng này được gọi là chứng hay quên ngược chiều. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi nhớ lại các sự kiện đã xảy ra trong những tuần điều trị. Đối với hầu hết mọi người, những vấn đề về trí nhớ này thường cải thiện trong vòng vài tháng sau khi quá trình điều trị kết thúc.

  • Tác dụng phụ về thể chất. Vào những ngày điều trị bằng ECT, một số người cảm thấy buồn nôn, nhức đầu, đau hàm hoặc đau cơ. Các triệu chứng này thường có thể được điều trị bằng thuốc.

  • Các biến chứng y khoa. Như với bất kỳ loại thủ thuật y tế nào, đặc biệt là thủ thuật liên quan đến gây mê, đều có nguy cơ xảy ra các biến chứng y tế. Trong thời gian thực hiện ECT, nhịp tim và huyết áp tăng lên, và trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim. Nếu bạn có vấn đề về tim, ECT có thể gây ra nhiều rủi ro hơn.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Trước lần điều trị ECT đầu tiên, bạn sẽ cần được đánh giá đầy đủ, thường bao gồm:

  • Tiền sử bệnh

  • Hoàn thành bài kiểm tra sức khỏe

  • Đánh giá tâm thần

  • Xét nghiệm máu cơ bản

  • Điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra sức khỏe tim của bạn

  • Thảo luận về rủi ro của gây mê

Các xét nghiệm này giúp đảm bảo rằng quá trình ECT là an toàn cho bạn.

Quá trình thực hiện

Quy trình ECT mất khoảng 5 đến 10 phút, có thêm cần thời gian để chuẩn bị và phục hồi. ECT có thể được thực hiện trong khi bạn đang nằm viện hoặc như một thủ thuật ngoại trú.

Trước khi làm thủ thuật

Để sẵn sàng cho thủ thuật ECT:

  • Bạn sẽ được gây mê toàn thân. Do đó, bạn có thể cần có những hạn chế về chế độ ăn uống trước khi làm thủ thuật. Thông thường, điều này có nghĩa là không được ăn thức ăn hoặc nước uống sau nửa đêm và chỉ sử dụng một ngụm nước để uống bất kỳ loại thuốc nào vào buổi sáng. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn trước khi làm thủ thuật.

  • Bạn có thể cần khám sức khỏe tổng quát, về cơ bản quá trình này là để kiểm tra tim và phổi của bạn.

  • Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch (IV). Y tá hoặc thành viên khác trong nhóm y tế sẽ đặt một ống IV vào cánh tay của bạn để qua đó có thể truyền thuốc hoặc dịch.

  • Bạn sẽ được đặt miếng đệm điện cực trên đầu. Mỗi tấm lót có kích thước bằng một đồng xu. ECT có thể được thực hiện một bên, khi đó các dòng điện chỉ tập trung vào một bên của não, hoặc hai bên khi cả hai bên của não đều nhận được các dòng điện tập trung.

Các loại thuốc được sử dụng

Khi bắt đầu quy trình, bạn sẽ nhận được những loại thuốc này qua IV:

  • Thuốc mê để làm cho bạn bất tỉnh và không có nhận thức về quy trình

  • Thuốc giãn cơ giúp giảm thiểu co giật và ngăn ngừa chấn thương

Bạn có thể được sử dụng các loại thuốc khác, tùy thuộc vào bất kỳ tình trạng sức khỏe nào bạn đang mắc phải hoặc phản ứng trước đó của bạn với ECT.

Thiết bị

Trong quá trình:

  • Vòng bít được đặt quanh một mắt cá chân sẽ ngăn không cho thuốc giãn cơ tới chân và ảnh hưởng đến các cơ ở đó. Khi quy trình bắt đầu, bác sĩ có thể theo dõi hoạt động co giật bằng cách theo dõi chuyển động của bàn chân.

  • Thiết bị sẽ kiểm tra hoạt động của não, tim, huyết áp và việc sử dụng oxy của bạn.

  • Bạn có thể được cung cấp oxy qua mặt nạ dưỡng khí.

  • Bạn cũng có thể được cung cấp dụng cụ bảo vệ miệng để giúp bảo vệ răng và lưỡi khỏi bị thương.

Gây ra một cơn co giật ngắn

Khi bạn đã ngủ do sử dụng thuốc mê và các cơ của bạn được thư giãn, bác sĩ sẽ nhấn một nút trên thiết bị ECT. Điều này làm cho một lượng nhỏ dòng điện đi qua các điện cực đến não của bạn, tạo ra một cơn co giật thường kéo dài dưới 60 giây.

Do đã sử dụng thuốc gây mê và thuốc giãn cơ, bạn vẫn sẽ thư thái và không nhận biết được cơn co giật. Dấu hiệu bên ngoài duy nhất cho thấy bạn đang bị co giật có thể là cử động của bàn chân nếu có vòng bít đặt quanh mắt cá chân.

Bên trong cơ thể, hoạt động trong não của bạn tăng lên đáng kể. Một xét nghiệm được gọi là điện não đồ (EEG) sẽ ghi lại hoạt động điện trong não của bạn. Hoạt động đột ngột và tăng lên trên điện não đồ báo hiệu sự bắt đầu của cơn động kinh, sau đó là sự chững lại cho thấy cơn động kinh đã kết thúc.

Vài phút sau, hiệu quả của thuốc gây mê tác dụng ngắn và thuốc giãn cơ bắt đầu giảm dần. Bạn sẽ được đưa đến khu vực phục hồi, nơi được theo dõi về mọi sự cố tiềm ẩn có thể gặp phải. Khi thức dậy, bạn có thể trải qua một giai đoạn trong sự bối rối kéo dài từ vài phút đến vài giờ hoặc hơn.

Chuỗi ngày điều trị

Tại Hoa Kỳ, các phương pháp điều trị ECT thường được thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần trong 3 – 4 tuần - tổng cộng là từ 6 – 12 lần điều trị. Một số bác sĩ sử dụng một kỹ thuật mới hơn được gọi là liệu pháp xung điện cực ngắn đơn phương bên phải (right unilateral ultrabrief pulse electroconvulsive therapy), được thực hiện hàng ngày vào các ngày trong tuần.

Số lượng và loại phương pháp điều trị bạn sẽ cần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như mức độ cải thiện nhanh chóng của chúng.

Nhìn chung, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường một vài giờ sau khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, một số người có thể được khuyên không nên quay trở lại làm việc, đưa ra các quyết định quan trọng hay lái xe cho đến từ 1 – 2 tuần sau khi thực hiện thủ thuật ECT cuối cùng trong một chuỗi hoặc ít nhất 24 giờ sau 1 lần điều trị trong thời gian điều trị duy trì. Tiếp tục các hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào thời điểm mà tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn đã được giải quyết.

Kết quả

Nhiều người bắt đầu nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng của họ sau khoảng 6 lần điều trị bằng liệu pháp sốc điện. Quá trình hồi phục đầy đủ có thể mất nhiều thời gian hơn, mặc dù ECT có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. Trong khi đó đáp ứng với thuốc chống trầm cảm có thể mất vài tuần hoặc hơn.

Không ai biết chắc chắn về cách thức ECT giúp điều trị chứng trầm cảm nặng và các bệnh tâm thần khác. Tuy nhiên, điều được biết là những thay đổi hóa học bên trong não bị thay đổi trong và sau hoạt động sốc điện. Những thay đổi hóa học này có thể tác động lẫn nhau, bằng cách nào đó làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng hoặc các bệnh tâm thần khác. Đó là lý do tại sao ECT có hiệu quả nhất ở những người nhận đã thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị.

Ngay cả sau khi các triệu chứng của bạn được cải thiện, bạn vẫn cần điều trị trầm cảm liên tục để ngăn ngừa bệnh tái phát. Quá trình điều trị diễn ra có thể là thực hiện ECT với tần suất ít hơn, nhưng thường xuyên hơn, sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác hoặc tư vấn tâm lý (liệu pháp tâm lý).

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CẮT BỎ THỰC QUẢN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ THỰC QUẢN

Cắt bỏ thực quản là một phương pháp điều trị phổ biến trong ung thư thực quản tiến triển hoặc tình trạng thực quản Barrett. Tuy nhiên phẫu thuật cắt bỏ thực quản có thể mang lại một số rủi ro nhất định. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ thực quản.
administrator
XÉT NGHIỆM PSA

XÉT NGHIỆM PSA

Xét nghiệm PSA là một xét nghiệm máu được sử dụng chủ yếu để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm PSA nhé.
administrator
TẨY LÔNG BẰNG LASER

TẨY LÔNG BẰNG LASER

Tẩy lông bằng laser là một thủ thuật sử dụng chùm ánh sáng tập trung (tia laser) để loại bỏ lông tại một khu vực trên cơ thể trong một thời gian dài. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật tẩy lông bằng laser nhé.
administrator
LIỆU PHÁP THAY THẾ TRONG ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN

LIỆU PHÁP THAY THẾ TRONG ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN

Nhiều người chuyển sang dùng các loại thuốc bổ sung và thay thế (CAM) khi họ bị bệnh mãn tính. Thuốc bổ sung và thuốc thay thế là các phương pháp điều trị y tế khác với các phương pháp điều trị truyền thống mà bạn sẽ nhận được tại hầu hết các trung tâm y tế. Các phương pháp điều trị này bao gồm thảo mộc, thực phẩm chức năng, châm cứu, trị liệu thần kinh cột sống, xoa bóp và phản hồi sinh học. Các phương pháp điều trị thay thế thường được sử dụng một mình, trong khi các phương pháp điều trị bổ sung được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống mà bác sĩ kê đơn.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG ĐẦU GỐI

PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG ĐẦU GỐI

Cắt xương đầu gối là một thủ thuật phẫu thuật được sử dụng để điều trị tổn thương viêm khớp chỉ ở một vùng của đầu gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt xương đầu gối nhé.
administrator
NHỔ RĂNG KHÔN

NHỔ RĂNG KHÔN

Nhổ răng khôn là một thủ thuật phẫu thuật được thực hiện để điều trị tình trạng đau, nhiễm trùng, các vấn đề răng miệng khác hoặc đôi khi được chỉ định trong khi không có triệu chứng gì.
administrator
XẠ PHẪU LẬP THỂ

XẠ PHẪU LẬP THỂ

Xạ phẫu lập thể (SRS) là phương pháp sử dụng nhiều chùm bức xạ hội tụ để điều trị khối u và các vấn đề khác ở não, cổ, phổi, gan, cột sống và các bộ phận khác của cơ thể.
administrator
PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

Phục hồi nhịp tim (Cardioversion) là một thủ thuật y tế giúp khôi phục nhịp tim đều đặn như bình thường. Đây là phương pháp điều trị một số tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bao gồm cả rung tâm nhĩ (A-fib). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phục hồi nhịp tim nhé.
administrator