PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

Phục hồi nhịp tim (Cardioversion) là một thủ thuật y tế giúp khôi phục nhịp tim đều đặn như bình thường. Đây là phương pháp điều trị một số tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bao gồm cả rung tâm nhĩ (A-fib). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phục hồi nhịp tim nhé.

daydreaming distracted girl in class

PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

Tổng quan

Phục hồi nhịp tim (Cardioversion) là một thủ thuật y tế sử dụng cú sốc năng lượng thấp và nhanh để khôi phục nhịp tim đều đặn như bình thường. Đây là phương pháp điều trị một số tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bao gồm cả rung tâm nhĩ (A-fib). Đôi khi phương pháp làm giảm nhịp tim được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc.

Cardioversion thường được lên lịch trước khi thực hiện nhưng đôi khi được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Thông thường, quá trình này giúp nhanh chóng phục hồi nhịp tim bình thường.

Cardioversion khác với khử rung tim, một quy trình khẩn cấp được thực hiện khi tim ngừng đập hoặc đánh từng nhịp vô ích. Khử rung tim là thủ thuật bao gồm cú sốc mạnh hơn tác động lên tim để điều chỉnh nhịp tim.

Tại sao cần thực hiện

Cardioversion được thực hiện để điều chỉnh khi nhịp tim quá nhanh hoặc không đều (loạn nhịp).

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị thủ thuật phục hồi nhịp tim nếu bạn mắc phải một số tình trạng rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Những tình trạng này xảy ra khi các tín hiệu điện thông thường không truyền đúng cách qua các buồng trên ở tim.

Có hai loại cardioversion chính.

  • Phục hồi nhịp tim bằng điện sử dụng một thiết bị và các cảm biến (điện cực) để gây ra các cú sốc có năng lượng thấp và nhanh đến ngực. Thủ thuật này cho phép bác sĩ thấy rõ ngay lập tức xem liệu quy trình này đã khôi phục lại nhịp tim bình thường hay chưa.

  • Phục hồi nhịp tim bằng hóa chất (dược lý) là thủ thuật sử dụng thuốc để phục hồi nhịp tim. Nó mất nhiều thời gian để có tác dụng so với phương pháp phục hồi nhịp tim bằng điện.

Rủi ro

Các biến chứng của quá trình phục hồi nhịp tim là không phổ biến. Bác sĩ của bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc phải. Rủi ro tiềm ẩn của quá trình phục hồi nhịp tim bao gồm:

  • Làm vỡ cục máu đông. Một số người có nhịp tim không đều, chẳng hạn như A-fib, có hình thành cục máu đông trong tim. Quá trình gây sốc cho tim có thể khiến các cục máu đông này di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc cục máu đông di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi).

    Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra các cục máu đông trước khi thực hiện quá trình phục hồi nhịp tim. Một số người có thể được sử dụng thuốc chống đông máu trước khi làm thủ thuật.

  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim). Hiếm khi, một số người gặp phải nhịp tim không đều khác trong hoặc sau khi thực hiện quá trình phục hồi nhịp tim. Nếu xảy ra, tình trạng này thường xuất hiện vài phút sau khi làm thủ thuật. Có thể dùng thuốc hoặc các biện pháp sốc bổ sung để điều chỉnh nhịp tim.

  • Bỏng da. Hiếm khi, một số người bị bỏng nhẹ trên da do cảm biến (điện cực).

Việc phục hồi nhịp tim có thể được thực hiện trong khi mang thai, nhưng bạn nên theo dõi nhịp tim của em bé trong suốt quá trình này.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Cardioversion thường được lên lịch trước. Nếu các triệu chứng nhịp tim không đều diễn tiến nghiêm trọng, có thể tiến hành phục hồi nhịp tim trong trường hợp khẩn cấp.

Trước khi thực hiện quá trình điều chỉnh nhịp tim, bạn có thể cần làm xét nghiệm hình ảnh gọi là siêu âm tim qua thực quản để kiểm tra các cục máu đông trong tim. Quá trình phục hồi nhịp tim có thể làm cho cục máu đông di chuyển, gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ của bạn sẽ quyết định xem bạn có cần thực hiện các xét nghiệm này trước khi làm thủ thuật hay không.

Nếu bạn có một hoặc nhiều cục máu đông trong tim, quá trình phục hồi nhịp tim thường được trì hoãn từ 3 đến 4 tuần. Trong thời gian đó, bạn sẽ thường được sử dụng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ biến chứng.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Bạn thường không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong khoảng 8 giờ trước khi thực hiện phục hồi nhịp tim. Bác sĩ sẽ cho bạn biết có nên dùng bất kỳ loại thuốc nào trước khi làm thủ thuật hay không.

Trong quá trình

Cardioversion thường được thực hiện trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ đưa ống truyền tĩnh mạch vào vị trí cẳng tay của bạn và tiêm thuốc an thần để giúp bạn thoải mái trong quá trình làm thủ thuật.

Nếu bạn đang thực hiện phục hồi nhịp tim bằng hóa chất, bạn sẽ được sử dụng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch.

Nếu bạn đang thực hiện phục hồi nhịp tim bằng điện, bác sĩ sẽ đặt một số miếng dán lớn (được gọi là cảm biến hoặc điện cực) trên ngực và đôi khi là lưng của bạn. Dây sẽ kết nối các cảm biến với một thiết bị. Thiết bị này sẽ ghi lại nhịp tim của bạn. Nó cung cấp các cú sốc năng lượng thấp và nhanh đến tim nhằm giúp khôi phục nhịp tim đều đặn.

Quá trình phục hồi nhịp tim bằng điện thường chỉ mất vài phút để hoàn thành.

Sau khi làm thủ thuật

Bạn sẽ cần dành 1 giờ hoặc lâu hơn trong phòng hồi sức để được theo dõi chặt chẽ về các biến chứng tiềm ẩn.

Nếu bạn được lên lịch trước để thực hiện thủ thuật phục hồi nhịp tim bằng điện, bạn thường có thể về nhà ngay trong ngày. Bạn sẽ cần một người khác chở về nhà. Sau khi thực hiện thủ thuật này, khả năng đưa ra quyết định của bạn có thể bị ảnh hưởng trong vài giờ tiếp theo.

Bạn thường được sử dụng thuốc chống đông máu trong vài tuần sau khi thực hiện thủ thuật phục hồi nhịp tim để ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông. Bạn sẽ cần sử dụng thuốc chống đông máu ngay cả khi không tìm thấy cục máu đông trong tim trước khi làm thủ thuật.

Kết quả

Đối với hầu hết mọi người, quá trình phục hồi nhịp tim có thể nhanh chóng khôi phục lại nhịp tim bình thường. Một số người cần các thủ thuật bổ sung để giữ nhịp tim đều như bình thường.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa cũng như điều trị các tình trạng - chẳng hạn như huyết áp cao - có thể gây ra nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).

Hãy thử những biện pháp thay đổi lối sống có lợi cho tim sau:

  • Hạn chế hoặc ngừng uống rượu

  • Ăn ít muối hơn, có thể giúp giảm huyết áp

  • Chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau quả

  • Hạn chế sử dụng đường và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa

  • Tăng cường hoạt động thể chất

  • Duy trì cân nặng hợp lý

  • Bỏ hút thuốc

  • Cố gắng hạn chế hoặc kiểm soát tình trạng căng thẳng và tức giận

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XẠ PHẪU LẬP THỂ

XẠ PHẪU LẬP THỂ

Xạ phẫu lập thể (SRS) là phương pháp sử dụng nhiều chùm bức xạ hội tụ để điều trị khối u và các vấn đề khác ở não, cổ, phổi, gan, cột sống và các bộ phận khác của cơ thể.
administrator
PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

Phẫu thuật giảm thể tích phổi được sử dụng để cải thiện nhịp thở ở một số người bị khí phế thũng nặng, một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật giảm thể tích phổi nhé.
administrator
PHẪU THUẬT TIM XÂM LẤN TỐI THIỂU

PHẪU THUẬT TIM XÂM LẤN TỐI THIỂU

Phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu được thực hiện để điều trị nhiều loại bệnh lý tim mạch khác nhau, có nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật tim hở. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật tim xâm lán tối thiểu nhé.
administrator
PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

Phẫu thuật thay khớp gối có thể được sử dụng để giúp giảm đau cũng như phục hồi chức năng khớp gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cách thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM HPV

XÉT NGHIỆM HPV

Xét nghiệm vi rút u nhú ở người (HPV) giúp phát hiện một loại vi rút có thể dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục, tế bào cổ tử cung bất thường hoặc ung thư cổ tử cung. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm HPV.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ THẬN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ THẬN

Phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện để điều trị ung thư thận hoặc để loại bỏ khối u không phải ung thư (lành tính). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ thận nhé.
administrator
CẤY GHÉP ỐC TAI ĐIỆN TỬ

CẤY GHÉP ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Ốc tai điện tử là một thiết bị điện tử giúp cải thiện thính giác. Nó có thể là một lựa chọn cho những người bị mất thính lực nghiêm trọng do tổn thương tai trong, những người không thể nghe tốt bằng máy trợ thính.
administrator
CHÂM CỨU

CHÂM CỨU

Châm cứu là một phương pháp điều trị nhiều bệnh lý rất hiệu quả của Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về kỹ thuật châm cứu nhé
administrator