TANG DIỆP

Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.

daydreaming distracted girl in class

TANG DIỆP

Giới thiệu về dược liệu Tang diệp

- Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, Dâu tằm còn là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh khi toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Lá của cây Dâu tằm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để chữa trị nhiều chứng bệnh rất hiệu quả. Tác dụng điều trị nổi trội nhất của Tang diệp chính là hỗ trợ làm ổn định đường huyết ở người bị Đái tháo đường. 

- Tên khoa học: Morus alba L. hoặc Morus acidosa

- Họ khoa học: Moraceae (họ Dâu).

- Tên gọi khác: Tằm tang, cây Mạy môn,…

Tổng quan về dược liệu Tang diệp

Nguồn gốc của cây Dâu tằm được cho rằng xuất hiện đầu tiên ở đất nước Trung Hoa. Hiện nay, dược liệu này được trồng phổ biến nhiều ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Cây được người dân trồng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Lá của cây có thể sử dụng để nuôi tằm dệt lụa hoặc làm thức ăn cho gia súc. Quả của cây là một bộ phận có giá trị kinh tế cao khi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm. 

Đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến với tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng, xu hướng các dược liệu hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường đang ngày càng được quan tâm. Vì vậy lá cây Dâu tằm không phải ngoại lệ cũng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm, thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng được tiến hành để khẳng định tác dụng của lá cây đối với bệnh lý này.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tang diệp

- Đặc điểm thực vật:

  • Dâu tằm là một loại cây thân gỗ có thể có chiều cao lên đến 15 m. Tuy nhiên do thường xuyên được thu hoạch nên chiều cao của cây thực tế chỉ tầm 2 – 3 m. 

  • Tang diệp là phần lá được thu hoạch từ cây Dâu tằm. Khi quan sát từ bên ngoài, lá của cây có hình bầu dục, các lá mọc so le với nhau. Mép lá có răng cưa, nhọn về phần đầu của lá. Trên bề mặt có có nhiều lông tơ mịn. Khi sờ hơi nhám, ở mỗi lá cây đều có lá kèm. Mặt trên của lá có màu đậm và mặt dưới có màu nhạt. Chiều dài trung bình của lá cây Dâu tằm từ 5 – 7,5 cm.

- Phân bố dược liệu: ngày nay, dược liệu này được trồng phổ biến nhiều ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Cây được người dân trồng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: lá của cây Dâu tằm.

- Thu hái: có thể thu hái lá của cây Dâu tằm quanh năm, tuy nhiên để hàm lượng hoạt chất cao nhất người ta thường chọn thời điểm thu hái vào mùa thu. Chọn những lá vừa đạt độ chín, không chọn những lá quá già hay quá non. Lá thu hái phải còn nguyên hình vẹn, không héo úa, không bị sâu ăn hay bị vụn nát. 

- Chế biến: lá thu hái về cần phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và đất cát, sau đó phơi dưới bóng râm hoặc sấy nhẹ nhàng cho đến khô để bảo toàn hoạt chất và sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

- Các bài báo khoa học báo cáo tìm thấy trong lá của cây Dâu tằm các hoạt chất có cấu trúc thuộc nhóm flavonoid, điển hình như quercetin-3-(6-malonylglucoside), rutin, isoquercetin là các flavonoid glycosid.

- Ngoài ra, trong dịch chiết ethanol từ lá cây dâu Tằm tìm thấy các hoạt chất có cấu trúc khung 2-arylbenzofuran (moracin V,Y,N,P). Một số hoạt chất khác cũng được phân lập từ lá cây Dâu tằm như: isoquercitrin, astragalin, scopolin, skimmin, roseoside II và benzyl D-glucopyranosid. Flavonoid dường như là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong lá cây Dâu tằm.

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của Tang diệp

Dược liệu Tang diệp có các tác dụng dược lý sau:

- Chống oxy hóa: được chứng minh thông qua cơ chế kháng các gốc tự do và hoạt tính được báo cáo là mạnh hơn cả tác động của vitamin C – một chất chống oxy hóa điển hình. Hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất được báo cáo nằm ở các lá đang trưởng thành. Flavonoid và các hợp chất phenol là nhân tố chính cho tác dụng nói trên.

- Làm trắng da: dịch chiết từ lá của cây Dâu tằm cho tác dụng làm trắng da. Cơ chế được chứng minh thông qua việc ức chế enzym tyrosinase và tác dụng này thậm chí mạnh hơn cả acid kojic. Ngoài ra, Tang diệp còn có tác dụng ức chế sự hình thành các sắc tố melanin ở tế bào melan-A. Oxyresveratrol là hoạt chất cho tác dụng chính nói trên với hoạt tính mạnh gấp 32 lần acid kojic. Ngoài ra các hoạt chất cấu trúc flavonoid cũng góp phần vào tác dụng của Tang diệp.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường: tác dụng nổi bật của lá cây Dâu tằm khi có nhiều nghiên cứu in vitro lẫn in vivo và các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện. Với tác dụng làm giảm đường huyết đói và đường huyết sau ăn. Cơ chế được cho rằng thông qua hoạt tính ức chế enzym phân hủy tinh bột ở đường tiêu hóa. Ngoài ra dịch chiết từ lá cây Dâu tằm còn cho tác dụng tăng nồng độ và tác dụng của insulin.

- Chống xơ vữa tim mạch: thử nghiệm in vivo trên động vật thí nghiệm cho thấy khi sử dụng dịch chiết từ lá cây Dâu tằm cho tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa ở động mạch với tỉ lệ khoảng 40%. Ngoài ra do tác dụng chống oxy hóa mạnh nên hạn chế được sự phá hoại của các gốc tự do, từ đó phòng ngừa được tình trạng xơ vữa mạch máu.

Vị thuốc Tang diệp trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính hàn.

- Quy kinh: vào Phế và Can.

- Công năng: tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt, sơ biểu giải nhiệt, hạ sốt, giải cảm, hóa đờm, chỉ khái, bổ Can Thận,…

- Chủ trị:

  • Dùng để giải cảm, hạ sốt, chỉ khái, trừ đàm.

  • Chữa trị các trường hợp ngoại cảm, đau mắt, nhức đầu. 

  • Ngoài ra còn được sử dụng để bổ Can Thận và bổ mắt.

Cách dùng – Liều dùng của Tang diệp

- Cách dùng: có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác và thường chủ yếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc

- Liều dùng: liều sử dụng của Tang diệp là 6 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có Tang diệp

- Bài thuốc chữa các triệu chứng sốt nóng, ho và viêm đường hô hấp trên, hô hấp dưới:

  • Chuẩn bị: 12 g Tang diệp, 12 g Cúc hoa, 12 g Hạnh nhân, 16 g Liên kiều, 8 g khổ Cát Cánh, 4 g Cam thảo, 4 g Bạc hà và 6 g Vĩ căn.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống và dùng 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị ho khan, ho không đờm, đau đầu và nóng sốt:

  • Chuẩn bị: 6 g Tang diệp, 9 g Hạnh nhân, 6 g Bối mẫu, 3 g Đậu xị, 6 g Chi tử bì và Lê bì cùng Sa sâm 6 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: Tang diệp, Tang chi và Sung úy 20 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc đem đi sắc với 1 L nước đến khi cô lại còn 600 mL thì để ấm rồi đem ngâm chân từ 30 – 40 phút trước khi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng Tang diệp

- Tang diệp có tính hàn nên những người đang bị dương hư, hàn nhập hạn chế sử dụng.

- Những người quá mẫn với dược liệu cần thận trọng khi sử dụng.

- Các bài thuốc dân gian có Tang diệp còn có sự phối hợp với các dược liệu khác, vì vậy cần tránh tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
HỢP HOAN BÌ

HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...
administrator
BỒ BỒ

BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
CÚC HOA TRẮNG

CÚC HOA TRẮNG

Cúc hoa trắng (Chrysanthemum maximum) có nhiều công dụng cho sức khỏe như trị đau đầu, giảm huyết áp, chống suy nhược cơ thể… được sử dụng dưới dạng sắc uống, làm trà hoặc tán bột.
administrator
NẤM NGỌC CẨU

NẤM NGỌC CẨU

Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng.
administrator