ÁP LỰC TƯỚI MÁU

Áp lực tưới máu là yếu tố giữ cho máu lưu thông đến mọi bộ phận của cơ thể, ngay cả những nơi xa tim nhất. Khi bạn không có đủ áp lực tưới máu ở một số bộ phận của cơ thể, đó có thể là một lời cảnh báo sớm về các vấn đề về tim,tuần hoàn hoặc dẫn đến các tình trạng nguy hiểm và đe dọa tính mạng.

daydreaming distracted girl in class

ÁP LỰC TƯỚI MÁU

TỔNG QUÁT

Áp lực tưới máu là gì?

Áp lực tưới máu là áp lực cần thiết để đẩy máu qua tất cả các mạch máu trong một khu vực cụ thể. Miễn là áp suất này đủ cao, máu sẽ tiếp tục chảy qua các mạch đó. Điều đó có nghĩa là áp lực tưới máu là một phần quan trọng trong cách hệ thống tuần hoàn của cơ thể bạn hoạt động.

Khi áp suất tưới máu ở một số khu vực nhất định giảm xuống quá thấp, điều đó có thể dẫn đến các vấn đề lớn. Hai khu vực quan trọng nhất mà điều này có thể xảy ra là tim và não của bạn. Khi một trong hai cơ quan này không nhận đủ lưu lượng máu, nó có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

CHỨC NĂNG

Áp lực tưới máu hoạt động như thế nào?

Hoạt động bơm của tim liên tục đẩy máu đi khắp cơ thể, mỗi nhịp tim sẽ đẩy máu ra khỏi tim và vào động mạch của bạn. Sau đó, máu chảy từ động mạch và đến các mao mạch, nơi máu cung cấp oxy cho các tế bào của bạn. Khi công việc đó hoàn thành, máu trong mao mạch sẽ đi vào tĩnh mạch và trở về tim. Chu kỳ này lặp lại mỗi khi tim của bạn đập.

Cách xác định áp lực tưới máu như thế nào?

Các xét nghiệm tưới máu không liên quan đến các cơ quan nội tạng thường bắt đầu bằng đo độ bão hòa oxy qua mạch. Xét nghiệm này chiếu ánh sáng đỏ và hồng ngoại qua da của bạn. Hemoglobin, một phân tử trong máu của bạn có chức năng vận chuyển oxy, hấp thụ ánh sáng theo những cách khác nhau tùy thuộc vào việc nó có mang oxy vào thời điểm đó hay không. Điều đó cho phép máy đo oxy tính toán mức oxy trong máu của bạn và liệu có đủ lượng máu tưới trong một khu vực hay không.

Máy đo oxy thường trông giống như một chiếc kẹp gắn vào ngón tay của bạn hoặc một miếng dán có cảm biến có thể dính vào da ngón tay hoặc một vị trí nào khác, bao gồm dái tai hoặc trán của bạn.

Chỉ số tưới máu là gì?

Chỉ số tưới máu đo mức độ lưu thông máu trong một bộ phận cụ thể của cơ thể bạn. Chỉ số tưới máu được tính toán bằng cách so sánh lượng máu mang oxy trong khu vực với thể tích máu không mang oxy.

Sử dụng máy đo oxy tính toán nồng độ oxy trong máu cũng giúp ích cho chỉ số tưới máu. Việc đo lượng hemoglobin mang oxy giúp bạn có thể đo được lượng máu mới (vẫn mang oxy) đang chảy qua khu vực được đề cập.

Chỉ số tưới máu ngoại vi là một phương pháp mà nguyên tắc này giúp các bác sĩ đánh giá và điều trị một bệnh nhân nào đó có thể bị bệnh. Chỉ số thấp hơn có nghĩa là tim của bạn không bơm đủ máu hoặc một tình trạng nào đó đang khiến cho đủ máu khó đến các bộ phận của cơ thể ở vị trí xa tim nhất.

Sự khác biệt giữa chỉ số tưới máu và huyết áp là gì?

Chỉ số tưới máu và huyết áp đều là thước đo để kiểm hệ thống tuần hoàn của bạn hoạt động tốt như thế nào, nhưng chúng sử dụng các phương pháp khác nhau và chúng không đưa ra kết quả giống nhau.

  • Chỉ số tưới máu: Tỷ lệ này cho biết lượng máu đang chảy qua một khu vực. Chỉ số này càng cao, máu càng có thể lưu thông qua tốt hơn. Chỉ số thấp hơn có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe với tim hoặc mạch máu của bạn.

  • Huyết áp: Xét nghiệm này đo áp lực lên các mạch máu của bạn tính bằng milimet thủy ngân (mmHg). Hai con số này là áp lực đặt lên động mạch với mỗi nhịp tim (tâm thu) và áp lực lên động mạch giữa các nhịp tim (tâm trương).

GIẢI PHẪU HỌC

Áp lực tưới máu trong tim 

Trái tim của bạn là một cơ bắp phải hoạt động không ngừng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Để làm được điều đó, tim của bạn cần nhận được nguồn oxy ổn định, được cung cấp từ các động mạch vành. Trái tim của bạn sử dụng khoảng 70% - 80% lượng oxy trong máu đi qua các động mạch đó. Không có cơ quan nào khác sử dụng nhiều oxy như vậy trong việc cung cấp máu.

Áp lực tưới máu động mạch vành giữ cho dòng máu qua các động mạch đó di chuyển. Khi áp suất thấp, tim của bạn không nhận đủ máu và oxy, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách đo áp lực tưới máu tim

Áp suất tưới máu mạch vành không sử dụng phương pháp đo oxy xung. Để xác định áp lực này, các bác sĩ phải thực hiện hai phép đo khác nhau, từ đó tính toán áp lực tưới máu vành của bạn. Có thể thực hiện các phép đo này bằng siêu âm tim hoặc đặt ống thông tim.

  • Áp lực tâm trương: Đây là áp lực tác động lên động mạch chủ giữa các nhịp tim. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể bạn, mang máu ra khỏi tim và đến phần còn lại của cơ thể. Quá trình này liên quan đến việc đo huyết áp của bạn. Chỉ thấp hơn trong kết quả đo huyết áp của bạn là huyết áp tâm trương của động mạch chủ.

  • Áp suất cuối tâm trương thất trái: Đây là áp suất bên trong tâm thất trái, một trong hai ngăn dưới của tim, được đo giữa các nhịp tim.

Để tính toán áp lực tưới máu vành, sử dụng công thức:

  • Áp lực tâm trương - áp lực cuối tâm trương thất trái = áp lực tưới máu vành.

Áp lực tưới máu trong não

Cơ quan có nhu cầu oxy cao nhất ngoài tim là não của bạn. Áp lực tưới máu não đảm bảo đủ lưu lượng máu đến tất cả các vùng của não. Nếu không có lưu lượng máu liên tục đến não, bạn sẽ bất tỉnh trong vài giây.

Cách đo áp lực tưới máu não

Tính toán áp lực tưới máu não bao gồm 2 xét nghiệm khác nhau.

  • Huyết áp: Đầu tiên là đo huyết áp, sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng để tính huyết áp động mạch trung bình. Áp lực động mạch trung bình là áp suất trung bình động mạch của bạn trong một chu kỳ tim (đây là một lần co bóp tim và lần nghỉ sau đó). Để tính áp suất động mạch trung bình, hãy lấy huyết áp tâm trương (số thấp hơn) và nhân đô, sau đó cộng với huyết áp tâm thu; lấy kết quả cuối cùng và chia nó cho 3.

  • Áp lực nội sọ: Nội sọ có nghĩa là “bên trong hộp sọ”. Giữa não và xương sọ là một lớp dịch não tủy. Áp lực nội sọ là tổng áp lực bên trong hộp sọ của bạn do não và máu cộng với dịch não tủy. 

Để tính toán áp lực tưới máu não, sử dụng công thức:

  • Áp lực động mạch trung bình - áp lực nội sọ = áp lực tưới máu não.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn thường gặp xảy ra do các vấn đề về áp lực tưới máu là gì?

Thiếu máu cục bộ là mối bận tâm chính khi không có đủ áp lực tưới máu ở một khu vực nào đó trong cơ thể bạn. Khi tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra trên một trong các chi của bạn, nó có thể khiến các vùng của chi ảnh hưởng bị chết. Điều đó có thể gây hoại tử, nhiễm trùng và hơn thế nữa. Nếu nó ảnh hưởng đến một cơ quan chính, cơ quan đó có thể bắt đầu chết dần, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn hoặc tử vong.

Các tình trạng xảy ra do hoặc liên quan đến các vấn đề về áp suất tưới máu bao gồm:

  • Đau tim.

  • Suy tim.

  • Bệnh động mạch vành.

  • Đột quỵ.

  • Sốc tim.

  • Thiếu oxy não (thiếu oxy dẫn đến tổn thương sọ não).

  • Xơ vữa động mạch.

  • Vết loét ở chân và bàn chân.

  • Bệnh Reynaud.

CHĂM SÓC

Tôi có thể làm gì để đảm bảo áp lực tưới máu ở mức an toàn?

Áp lực tưới máu của bạn, đặc biệt là ở tim hoặc não, thường không phải là vấn đề trừ khi bạn mắc phải các tình trạng sức khỏe cụ thể liên quan đến tim và hệ tuần hoàn. Có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn những tình trạng này bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Đạt và duy trì cân nặng hợp lý.

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Bỏ các sản phẩm thuốc lá (bao gồm các sản phẩm thuốc lá không khói và vape).

Cách tốt nhất để biết bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến áp lực tưới máu là khám sức khỏe hàng năm. Còn được gọi là kiểm tra sức khỏe, cuộc thăm khám này thường bao gồm các xét nghiệm y tế đơn giản nhưng có thể phát hiện các vấn đề nghiêm trọng trước khi xuất hiện các triệu chứng. Phát hiện sớm đồng nghĩa là bạn có thể được điều trị và hành động sớm hơn để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn hoặc hạn chế tác động của nó.

Nếu bạn có các tình trạng ảnh hưởng đến áp lực tưới máu, hãy nhớ đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng của mình và điều trị nếu cần. Bạn cũng nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng quy định. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần thông tin, bác sĩ là người tốt nhất để giúp bạn.

LƯU Ý

Áp lực tưới máu là một phần quan trọng trong cách mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động. Nếu không có áp lực, máu sẽ không lưu thông đến tất cả những nơi cần thiết. Việc thiếu lưu lượng máu đó có thể gây ra những hậu quả lớn theo thời gian hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Nếu bạn muốn biết thêm về áp lực tưới máu và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ của mình. Họ là những người tốt nhất để xác định những gì bạn cần và cách bạn có thể hành động để chăm sóc sức khỏe bản thân. Bằng cách đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và dành thời gian cho những gì quan trọng nhất đối với mình.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRUNG BÌ

TRUNG BÌ

Trung bì là lớp ở giữa của vùng da trên cơ thể. trung bì có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn hại, hỗ trợ lớp biểu bì bạn, giúp cảm nhận các cảm giác khác nhau, tiết ra mồ hôi và mọc lông.
administrator
MÁU

MÁU

Máu là thành phần di chuyển khắp cơ thể để cung cấp cũng như vận chuyển các chất thải ra khỏi tế báo. Máu đảm nhiệm một chức năng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về máu và các tình trạng rối loạn máu nhé.
administrator
DÂY RỐN

DÂY RỐN

Dây rốn là bộ phận được hình thành trong cơ thể của thai nhi và có nhiều vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới dây rốn nhé.
administrator
BẮP CHÂN

BẮP CHÂN

Bắp chân của bạn là cơ nằm ở phía sau của cẳng chân. Nó bắt đầu từ dưới đầu gối và kéo dài đến mắt cá chân của bạn. Cơ bắp chân đảm nhiệm chức năng giúp bạn đi bộ, chạy, nhảy và chịu trách nhiệm cho sự linh hoạt của bàn chân. Cơ bắp chân cũng là cơ quan giúp bạn đứng thẳng.
administrator
BUỒNG TIM

BUỒNG TIM

Các buồng tim bao gồm bốn không gian rỗng nằm bên trong trái tim của bạn. Các buồng trên ở tim của bạn được gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Các buồng dưới của tim được gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các buồng tim làm việc cùng nhau để quản lý nhịp tim của bạn. Chúng cũng đưa máu tới phổi để lấy oxy trước khi tuần hoàn khắp cơ thể.
administrator
RENIN

RENIN

Renin là một loại enzym giúp kiểm soát huyết áp của chúng ta và duy trì nồng độ của natri và kali ở mức bình thường trong cơ thể. Được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn, renin được giải phóng vào máu khi huyết áp của chúng ta giảm quá thấp.
administrator
PURIN

PURIN

Purin là một hợp chất hóa học có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật và trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về purin và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
TUYẾN ỨC

TUYẾN ỨC

Tuyến ức là một tuyến nhỏ trong hệ thống bạch huyết tạo ra, huấn luyện các tế bào bạch cầu đặc biệt gọi là tế bào T. Tế bào T giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Tuyến ức là cơ quan sản xuất hầu hết các tế bào T trước khi sinh. Phần còn lại được tạo ra trong thời thơ ấu và bạn sẽ có tất cả các tế bào T cần thiết cho cuộc sống vào thời điểm bước vào tuổi dậy thì.
administrator