Axit dạ dày có nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng thừa axit dạ dày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về axit dạ dày và các cách để giải quyết tình trạng thừa axit dạ dày nhé.

daydreaming distracted girl in class

AXIT DẠ DÀY

Axit trong dạ dày là gì?

Axit hình thành trong dạ dày được biết đến là chất dịch tiêu hóa. Chúng xuất hiện nhiều ở dịch vị và được tiết ra bởi lớp niêm mạc dạ dày. Axit dạ dày có thành phần chính là các Clohydric do tế bào Oxyntic sản sinh.

Thông thường, axit trong dạ dày ở trạng thái cân bằng dao động từ 0,0001 đến 0,001mol/l. Khi axit thấp hơn hoặc cao hơn mức cân bằng này thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Acid dạ dày mất cân bằng gây ra tình trạng bào mòn lớp niêm mạc dạ dày

Axit trong dạ dày quá cao hay quá thấp sẽ khiến các cơ quan của cơ thể bị ăn mòn, trong đó dạ dày là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp từ axit. Người mắc phải tình trạng axit cao hoặc thấp hơn mức bình thường có thể gặp phải những triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, cồn ruột, ợ chua,… Ở trường hợp nặng hơn có thể bị viêm dạ dày, thủng bao tử hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Theo các nghiên cứu, quá trình tiết axit dạ dày sẽ trải qua 3 giai đoạn chính, tương ứng với quá trình tiêu hóa lượng thức ăn được nạp vào trong mỗi bữa ăn của cơ thể. Bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 – Cephalic: Bắt đầu từ trung tâm não bộ của con người. Tại đây, cơ thể sẽ bắt đầu cảm nhận những mùi vị của thức ăn đi vào dạ dày thông qua các dây thần kinh phế vị. Phản ứng được kích thích gửi các tín hiệu về hệ thần kinh trung ương. Ở giai đoạn này, dạ dày tiết ra khoảng 30% lượng axit để chuẩn bị cho hoạt động tiêu hóa diễn ra.

  • Giai đoạn 2 – Xảy ra ở dạ dày: Bước vào giai đoạn này, axit sẽ được tiết ra nhiều hơn so với giai đoạn bắt đầu, lượng axit tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 60%. Cùng với đó, khi dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn, lượng axit cũng sẽ tiết ra liên tục.

  • Giai đoạn 3 – Quá trình xảy ra ở ruột: Sau khi được co bóp ở dạ dày, thức ăn lúc này sẽ chuyển dần xuống ruột. khoảng 10% lượng axit dạ dày cuối cùng được tiết ra để tiếp tục phục vụ quá trình tiêu hóa.

Đối với quá trình hoạt động của dạ dày diễn ra ổn định cũng như không làm dạ dày bị tổn thương, cần giữ nồng độ của axit dịch vị luôn ở trạng thái cân bằng. Nếu tình trạng axit dạ dày không được tiết ra ở mức cân bằng, một số triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

Đối với trường hợp nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l: Gây tình trạng đầy hơi, khó chịu, chướng bụng, khó tiêu,… Vi khuẩn có thể tăng sinh mạnh mẽ và gây ra bệnh ung thư.

Trường hợp nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l: Gây ợ hơi, đắng miệng, ợ chua, viêm loét dạ dày, trào ngược. Axit trong dạ dày nhiều lâu ngày có thể gây loét niêm mạc dạ dày.

Vai trò của acid dạ dày

Axit dạ dày là thành phần quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Khi thức ăn được đưa vào dạ dày, axit kết hợp với enzyme tiết ra để tiêu hóa, co bóp thức ăn, rồi tiếp tục chuyển thức ăn xuống ruột.

Axit dạ dày không những đảm nhiệm vai trò tiêu hóa, lượng dịch vị dạ dày còn được coi là chất xúc tác hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Do đó, việc cân bằng axit dạ dày đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân gặp phải vấn đề về dạ dày. 

Vai trò cụ thể của axit dạ dày bao gồm:

Kích thích hình thành Pepsin

  • Các nghiên cứu đã cho thấy đây là chức năng quan trọng nhất mà dịch tiết từ niêm mạc mang lại cho cơ thể. Dịch tiết axit dạ dày có vai trò:

  • Dịch tiết dạ dày hoạt hóa pepsinogen và tạo ra pepsin.

  • Tạo môi trường pH lý tưởng giúp pepsin có thể hoạt động hiệu quả hơn.

  • Góp phần phá vỡ liên kết các mô bao bọc khối cơ, giải phóng pepsin đồng thời phân giải protid.

  • Trong đó, Pepsin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể, chúng tiêu hóa thức ăn bằng cách biến protein thành các thành phần cơ chất có liên kết dễ phá vỡ. Nhờ đó mà môi trường pH trong dạ dày được duy trì ở mức ổn định, giúp pepsin hoạt động dễ dàng, tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ tốt các dưỡng chất nhất có thể.

Axit dạ dày thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn

  • Ngoài vai trò kích thích hình thành pepsin, axit dạ dày còn có công dụng trung hòa các loại muối khó tan cũng như là chất xúc tác giúp thức ăn được thủy phân tốt hơn. Nhờ vào những phản ứng do axit dạ dày tạo ra, cơ thể sẽ hấp thụ những chất đạm, tinh bột dễ dàng do dịch vị biến chúng thành các chất đơn giản.

Giúp sát khuẩn đường ruột

  • Vai trò sát khuẩn đường ruột của dịch axit dạ dày không phải ai cũng biết. Chính tác dụng này mà đường ruột có thể loại bỏ những vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tóm lại, axit dạ dày giúp cơ thể sát khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP, loại là vi khuẩn gây nên những căn bệnh cho dạ dày. Nhờ đó mà cơ thể cân bằng cũng như kiểm soát được tốt hàm lượng axit dạ dày, giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu xảy ra tình trạng dư acid dạ dày

Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến ảnh hưởng tới dạ dày gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân thừa axit dạ dày

  • Sử dụng các chất kích thích, rượu, bia: Rượu, bia ức chế quá trình tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết axit dịch vị nhiều hơn bình thường nên dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Người uống quá nhiều rượu bia thường có lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày.

  • Ăn uống thất thường: Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày dẫn tới dư axit dạ dày;

  • Tình trạng căng thẳng thần kinh: Khiến dạ dày co bóp, tiết dịch axit nhiều, dẫn tới dư axit dạ dày gây đau;

  • Tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày làm tăng tiết axit, gây nhiều bệnh lý tại dạ dày

  • Thiếu ngủ: Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.

Triệu chứng thừa axit dạ dày

  • Đầy hơi, ợ chua, chua miệng, hôi miệng;

  • Đau và nóng rát thượng vị;

  • Tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu sẫm màu kéo dài;

  • Thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ;

  • Da khô, nổi nhiều mụn nhọt;

  • Buồn nôn, khó tập trung và căng thẳng thần kinh.

Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm do lượng dư thừa axit gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này khi được kéo dài, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như:

  • Đau dạ dày: Gây tổn thương niêm mạc, tạo các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày;

  • Viêm loét dạ dày: Các vết Viêm dạ dày lâu ngày sẽ bị axit dư thừa tấn công, gây các ổ loét trên niêm mạc dạ dày;

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị dư thừa có thể trào ngược lên thực quản, làm tổn thương cơ quan này;

  • Xuất huyết dạ dày: Các vết loét lâu ngày có thể gây chảy máu dạ dày;

  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Là các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh.

Ngoài ra, thừa axit dạ dày khiến cơ thể mất sức đề kháng, là nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...

Biện pháp điều trị chứng thừa axit dạ dày

Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày

  • Các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày giảm các ảnh hưởng của axit lên niêm mạc dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay là ranitidin, cimetidin, lansoprazol, omeprazol,... Ngoài ra, các loại thuốc làm tăng độ pH, giúp trung hòa lượng axit dư thừa gồm alusi, maalox, gastropulgite,...

  • Khi sử dụng thuốc, các hoạt chất trong thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu, buồn nôn,... Vì vậy, người bệnh chú ý không tùy tiện sử dụng thuốc giảm axit dạ dày mà cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Đối với các trường hợp mất cân bằng axit nhẹ, bạn có thể tự ổn định lại dịch vị dạ dày thông qua những biện pháp đơn giản:

  • Tránh xa chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,…đồ uống chứa cồn là những yếu tố khiến hàm lượng axit trong dạ dày bị rối loạn, mất ổn định. Do đó, để hạn chế sự mất cân bằng axit trong dạ dày cần tránh sử dụng những loại thức uống này. Thay vào đó nên uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung vitamin từ nước ép hoa quả tươi.

  • Loại bỏ các thói quen gây ảnh hưởng cơ thể: Chẳng hạn như ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm muối chua,…Đây là những loại thực phẩm khiến axit dạ dày tăng cao. Để ổn định, nên hạn chế ăn những thực phẩm này và thay vào đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại thịt, cá,…

  • Giữ cơ thể thoải mái, tránh áp lực: Một trong những yếu tố tăng nguy cơ rối loạn axit dạ dày là việc cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài. Chính vì vậy, axit dạ dày được cân bằng, bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, có thể tham gia một số bộ môn thể thao phù hợp, vận động cơ thể, giải tỏa căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Những trường hợp nhẹ ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo giúp giảm axit dạ dày sau đây:

Sử dụng gừng tươi

  • Gừng được nghiên cứu và khẳng định về công dụng trung hòa axit trong dạ dày và giúp cân bằng hàm lượng axit khá hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn từ 2 – 3 lát gừng tươi hoặc ngâm gừng cùng nước ấm để sử dụng mỗi ngày. 

Kết hợp mật ong và nghệ

  • Khi kết hợp mật ong và nghệ, lượng axit trong dạ dày sẽ được cân bằng bởi hàm lượng vitamin, dưỡng chất từ 2 nguyên liệu này. Ngoài ra, mật ong và nghệ cũng giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

  • Để sử dụng 2 nguyên liệu này một các hợp lý nhất, bạn có thể dùng bột nghệ trộn cùng mật ong ăn mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng nghệ giã lấy nước cốt pha cùng mật ong để uống.

Dùng baking soda

  • Có thể bổ sung baking soda khi chế biến các món ăn để giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày. Baking soda giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể nhanh hơn, hiệu quả hơn, tránh gây dư thừa hoặc thiếu hụt axit.

  • Ngoài chế biến cùng món ăn, bạn cũng có thể dùng baking soda pha cùng nước ấm để giảm lượng axit trong dạ dày hiệu quả và an toàn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HẦU HỌNG

HẦU HỌNG

Hầu, thường được gọi là cổ họng, là một phần của hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận mang không khí, thức ăn và chất lỏng từ mũi và miệng đi xuống. Hầu họng là nơi phát sinh của các bệnh lý thông thường, trong đó có viêm họng hạt và viêm amidan.
administrator
MÓNG TAY CHÂN

MÓNG TAY CHÂN

Móng tay chân có cấu tạo từ keratin, đảm nhiệm nhiều chức năng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về móng tay chân nhé.
administrator
XƯƠNG ĐÙI

XƯƠNG ĐÙI

Xương đùi là xương dài nhất, khỏe nhất trong cơ thể bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Nữ giới thường chỉ bị gãy do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương của bạn bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường.
administrator
DNA

DNA

DNA (ADN), hay axit deoxyribonucleic, là vật chất di truyền ở người và hầu hết tất cả các sinh vật. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ADN và các xét nghiệm nhé.
administrator
KHÍ QUẢN

KHÍ QUẢN

Khí quản là một ống dài nối thanh quản với phế quản của bạn. Phế quản của bạn gửi không khí đến phổi của chúng ta. Khí quản là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Khí quản được tạo bởi các vòng sụn. Nó được lót bằng các tế bào sản xuất chất nhầy. Chất nhầy này giữ các chất gây dị ứng, các hạt bụi hoặc các mảnh vụn khác ra khỏi phổi của bạn.
administrator
CƠ VUÔNG THẮT LƯNG

CƠ VUÔNG THẮT LƯNG

Cơ vuông thắt lưng là một trong những nhóm cơ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Chúng có một vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cơ vuông thắt lưng và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
RENIN

RENIN

Renin là một loại enzym giúp kiểm soát huyết áp của chúng ta và duy trì nồng độ của natri và kali ở mức bình thường trong cơ thể. Được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn, renin được giải phóng vào máu khi huyết áp của chúng ta giảm quá thấp.
administrator
ĐỘNG MẠCH KHOEO

ĐỘNG MẠCH KHOEO

Các động mạch khoeo phân nhánh từ động mạch đùi ở chân của bạn để cung cấp máu đến đầu gối và cẳng chân của chúng ta. Động mạch khoeo chạy phía sau xương bánh chè của bạn, nơi có thể cảm nhận được nhịp đập của xương bánh chè. Các tình trạng như chứng phình động mạch, cục máu đông và xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến động mạch, gây đau chân (đau cách hồi) và tăng nguy cơ mất chi.
administrator