MÓNG TAY CHÂN

Móng tay chân có cấu tạo từ keratin, đảm nhiệm nhiều chức năng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về móng tay chân nhé.

daydreaming distracted girl in class

MÓNG TAY CHÂN

Móng tay chân là gì?

Xét về thành phần, cấu tạo của móng gồm nhiều lớp chất đạm cứng như chất sừng (keratin). Keratin là 1 loại protein có cấu trúc dạng sợi, nó quan trọng trong quá trình hình thành những lớp bên ngoài của da người và là thành phần chính của tóc và móng tay. 

Kết cấu thành phần keratin chặt chẽ giúp cho những bộ phận như: móng tay, móng chân, răng và xương được xem là rắn chắc nhất trong cơ thể con người.

Xét về cấu trúc, cấu tạo của móng chân, móng tay người thường bao gồm 3 lớp:

  • Đĩa móng/ Bản móng: có thể nhìn thấy được của móng ở phần ngoài. Đĩa móng có màu hồng do nằm trên giường móng, nơi nhiều mạch máu nuôi dưỡng, cấu tạo bởi lớp sừng keratin và phát triển suốt đời.

  • Giường móng: là phần mô mềm nằm bên dưới đĩa móng, chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cho móng có màu hồng. 

  • Mầm móng: được coi là phần “rễ” của móng. Đây là nơi tập trung các mạch máu, nhiệm vụ nâng đỡ và phát triển móng.

Chức năng

Một số chức năng của móng tay, móng chân người như:

  • Giúp con người hoạt động: Móng hỗ trợ con người trong các hoạt động đào bới, leo trèo, cào, lấy đồ vật, gãi khi ngứa...

  • Bảo vệ chống lại chấn thương: Vai trò của móng bảo vệ giúp ngăn chặn tổn thương đến mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi. 

  • Tăng cường cảm giác: Các đầu dây thần kinh ở đầu các ngón tay và ngón chân giúp truyền tải thông tin lên não bộ mỗi khi chạm vào vật gì đó. Khi ấy móng hoạt động như một lực đối kháng, giúp làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân.

  • Giữ ẩm và ngăn vi khuẩn: Lớp biểu bì của móng giúp lưu giữ độ ẩm và ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn ngoài môi trường vào cơ thể.

  • Tăng thêm vẻ đẹp cho ngón tay, ngón chân.

  • Cấu trúc của móng thay đổi nhằm cảnh báo các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể.

Nấm móng tay là một bệnh lý không phổ biến tuy nhiên chúng gây nhiều ảnh hưởng đến bộ phận móng tay và cả da tay xung quanh

Những dấu hiệu bất thường của móng tay chân

Những triệu chứng thay đổi sau là do tình trạng bệnh lý cần được chú ý và thăm khám:

  • Đổi màu (màu móng thay đổi hoặc có vệt sẫm, vệt trắng)

  • Hình dạng thay đổi (uốn cong hoặc hình gậy)

  • Độ dày thay đổi (dày lên hoặc mỏng đi)

  • Móng trở nên giòn

  • Móng bị rỗ

  • Móng bị chảy máu xung quanh

  • Sưng hoặc đỏ quanh móng

  • Đau quanh móng

  • Móng tách khỏi da

Những bệnh và tình trạng khác nhau khi có những thay đổi trên móng, bao gồm:

Tróc móng

  • Đây là tình trạng có thể do chấn thương bên ngoài đối với móng khi ấn vào móng quá mạnh. Có thể móng bị bong tróc nếu ngâm tay chân quá lâu trong nước ẩm.

Móng nhấp nhô

  • Những đường gờ trông giống như những con sóng nhỏ ngang hoặc dọc trên móng tay chân và chạy từ đầu móng tay đến lớp biểu bì. Nếu chúng không đi kèm các triệu chứng khác như thay đổi màu sắc thì đó được coi là lành tính.

Móng có màu đen

  • Các đường màu đen, màu nâu hoặc đỏ sẫm và trông giống như các mảng còn được gọi là xuất huyết dạng mảng. Chúng có thể xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân có thể là do chấn thương ở móng tay chân, như vô tình bị cửa đập vào ngón tay chân.

  • Móng không có hình liềm ở gốc móng

  • Không phải ai cũng có những đường cong nhỏ tròn màu trắng ở gốc móng. Hầu hết sự có mặt hay không có chúng không có nghĩa lý gì và chúng có thể được ẩn dưới da. Nếu chúng biến mất, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng, trầm cảm hoặc thiếu máu.

Đường Beau

Đường Beau là các vết lõm trên móng. Những dấu hiệu bệnh gây ra đường Beau là:

  • Suy dinh dưỡng

  • Các bệnh gây sốt cao như sởi, quai bị và ban đỏ

  • Bệnh mạch máu ngoại vi

  • Viêm phổi

  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát

  • Thiếu kẽm

Hình dùi trống

Hình dùi trống xuất hiện khi móng dày lên và cong quanh đầu ngón, quá trình này thường mất nhiều năm nên có thể là kết quả của lượng oxy trong máu thấp và có liên quan đến:

  • Bệnh tim mạch

  • Viêm ruột

  • Bệnh gan

  • Bệnh phổi

  • AIDS

Hình thìa

Khi móng có gờ nổi lên và hất ra ngoài, giống như thìa. Đôi khi móng đủ cong để giữ một giọt nước. Tình trạng này có thể là một dấu hiệu cho thấy các bệnh:

  • Thiếu máu do thiếu sắt

  • Bệnh tim

  • Rối loạn ở gan khiến hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn (Hemochromatosis)

  • Lupus ban đỏ - một bệnh rối loạn tự miễn dịch gây viêm

  • Suy giáp

  • Bệnh Raynaud, một tình trạng hạn chế lưu thông máu

Leukonychia (đốm trắng)

Các đốm hoặc đường trắng không đồng nhất trên móng, thường là hậu quả của một chấn thương nhẹ và vô hại ở những người khỏe mạnh. Sự xuất hiện của đốm trắng có thể liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng. Các yếu tố có thể bao gồm bệnh truyền nhiễm, bệnh chuyển hóa hoặc bệnh toàn thân hoặc dùng một số loại thuốc.

Đường Mees

Đường Mees là các đường trắng ngang, là dấu hiệu của ngộ độc thạch tín. Nếu có triệu chứng này, bác sĩ sẽ lấy mẫu tóc hoặc mô để kiểm tra Asen trong cơ thể.

Rỗ

Các chỗ lõm nhỏ, hoặc vết rỗ nhỏ trên móng tay chân, phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến - một tình trạng khiến da khô, đỏ và kích ứng. Một số bệnh toàn thân cũng có thể gây rỗ.

Móng Terry

Khi đầu mỗi móng có một dải sẫm màu, nó được gọi là móng Terry và thường là do lão hóa hoặc có thể do suy tim sung huyết, bệnh tiểu đường hay bệnh gan

Hội chứng móng vàng

Khi móng dày hơn và không phát triển nhanh như bình thường, đó có thể là hội chứng móng vàng. Hội chứng này tương đối phổ biến và thường do một trong hai yếu tố gây ra: nhiễm trùng hoặc phản ứng từ sản phẩm đang sử dụng.

Đôi khi móng thiếu lớp biểu bì và thậm chí có thể kéo ra khỏi lớp móng, có thể là kết quả của tình trạng:

  • Khối u ác tính bên trong

  • Phù bạch huyết, sưng bàn tay chân

  • Tràn dịch màng phổi, tích tụ chất lỏng giữa phổi và khoang ngực

  • Bệnh đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính hoặc viêm xoang

  • Viêm khớp dạng thấp   

Cách chăm sóc móng tay chân

Có thể ngăn ngừa sự thay đổi bất thường về móng bằng cách chăm sóc móng tốt. Các nguyên tắc sau nên được thực hiện để giữ cho móng tay chân khỏe mạnh:

  • Không cắn hoặc xé móng

  • Luôn dùng kéo cắt móng tay chân và cắt tỉa chúng sau khi tắm, lúc móng vẫn còn mềm

  • Giữ móng khô và sạch.

  • Dùng kéo sắc bén cắt móng tay chân, cắt móng thẳng ngang, làm tròn các đầu móng một cách nhẹ nhàng.

  • Nếu gặp vấn đề với móng giòn hoặc yếu, hãy giữ chúng ngắn để tránh bị gãy. Sử dụng kem dưỡng lên móng tay và lớp biểu bì để giữ ẩm cho móng và dưỡng móng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BUỒNG TRỨNG

BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng là cơ quan sản xuất trứng và các nội tiết tố phục vụ cho chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Buồng trứng được tìm thấy ở hai bên tử cung. Một số tình trạng hoặc bệnh lý ở buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng đau đớn và cần được điều trị y tế.
administrator
TINH TRÙNG

TINH TRÙNG

Tinh trùng là tế bào được sản xuất ở tinh hoàn. Hai yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
administrator
THÙY ĐẢO

THÙY ĐẢO

Thùy đảo (Insula) còn được gọi là “Island of Reil”, là một trong những bộ phận thuộc não, không thể quan sát từ bên ngoài và là một trong 4 thùy não chính
administrator
ĐỘNG MẠCH VÀNH

ĐỘNG MẠCH VÀNH

Các động mạch vành phải và trái cung cấp máu cho tim của bạn. Chúng là những nhánh đầu tiên của động mạch chủ, là động mạch chính trong cơ thể bạn. Các động mạch này và các nhánh của chúng cung cấp máu cho tất cả các bộ phận của cơ tim.
administrator
AXIT DẠ DÀY

AXIT DẠ DÀY

Axit dạ dày có nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng thừa axit dạ dày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về axit dạ dày và các cách để giải quyết tình trạng thừa axit dạ dày nhé.
administrator
ĐẦU GỐI

ĐẦU GỐI

Đầu gối là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trên cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở đầu gối nhé.
administrator
VỎ THẬN

VỎ THẬN

Vỏ thận là một phần của thận, bản thân nó là một phần của đường tiết niệu. Vỏ thận là nơi bắt đầu các đơn vị lọc của thận.
administrator
LÔNG TRƯỞNG THÀNH

LÔNG TRƯỞNG THÀNH

Lông trưởng thành là phần lông dày và sẫm màu bao phủ cơ thể của chúng ta. Nó phát triển trên vị trí da đầu, mặt, nách, vùng mu và các khu vực khác trên cơ thể. Lông trường thành giúp bảo vệ cơ thể chúng ta theo nhiều cách. Nó giúp chúng ta điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, lông trường thành giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia nắng mặt trời. Nó cũng ngăn vi trùng và mảnh vụn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
administrator