Bàn chân là cơ quan mà bạn sử dụng hàng ngày. Vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu cấu tạo, chức năng của bàn chân và cách giữ gìn sức khỏe bàn chân

daydreaming distracted girl in class

BÀN CHÂN

Cấu tạo của bàn chân

- Bàn chân của con người  được tính bắt đầu từ dưới hai mắt cá chân  tới đầu các ngón chân bao gồm có hai phần là mu bàn chân và gan bàn chân.  Bàn chân kết hợp với cổ chân tạo nên một hệ thống phức tạp gồm 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên các phân đoạn. Mọi khớp bàn chân phải kết hợp với nhau một cách hài hòa và tương hỗ lẫn  nhau để  con người vận động đi lại một cách trơn tru.

Bàn chân con người

- Bàn chân bao gồm 03 phần chính đó là bàn chân trước, bàn chân sau và bàn chân giữa. Trong các bộ phận này chính là các khớp, dây chằng, cơ, xương. Chúng cấu tạo cụ thể như sau:

  • Cơ co và nhả để di chuyển bàn chân, nhờ đó mà con người có thể đi lại.

  • Gân là những sợi dai, dẻo kết nối cơ với xương.

  • Dây chằng là sợi xơ kết nối xương, giúp chúng ta có thể co, duỗi chân

  • Dây thần kinh có mặt khắp bàn chân, tạo cảm giác.

  • Móng bảo vệ đầu ngón chân.

  • Đốt ngón là xương ngón chân.

  • Xương bàn chân là xương ở giữa ngón chân và vòng cung bàn chân.

  • Xương cổ chân là xương bàn chân sau (chân sau) hoặc chân giữa (chân giữa).

  • Móng là một trong các xương mắt cá chân.

  • Xương gót là xương gót chân.

  • Vòng cung được hình thành từ xương và được giữ cố định bằng dây chằng.

  • Khớp nối là điểm kết nối giữa hai xương. Chúng được đệm bằng sụn. Khớp nối được đi cùng với sụn mô mềm cho phép chúng di chuyển một cách dễ dàng.

  • Màng gân lót co giãn là một dạng lớp mô  sợi có chức năng đỡ vòng cung và bao quanh các cơ


Cấu tạo của bàn chân

Chức năng của bàn chân

Bàn chân của con người là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của con người, chúng đảm nhiệm các chức năng vô cùng quan trọng nhằm giúp cơ thể con người vận hành một cách trơn tru:

Truyền trọng lượng

Trọng lượng của toàn bộ cơ thể con người sẽ được truyền vào mặt đất thông qua các ngón chân, vòm bàn chân và gót chân. Giúp con người có thể đứng vững được trên mặt đất.

  • Vòm bàn chân: Đóng vai trò giống  như một chiếc lò xo vì chúng có tính đàn hồi nhờ phần gân và dây chằng. Phần lớn trọng lượng khi đứng sẽ được truyền vào xương bàn chân và ngón chân cái.

  • Ngón chân: Thường chịu trọng lượng tại các tư thế khi  chạy bộ thường hoặc đi nhanh

  • Gót chân: Hỗ trợ ở phía sau cho vòm bàn chân

Giữ thăng bằng cho cơ thể

Sự thăng bằng của cơ thể đa phần là nhờ sự giúp sức của bàn chân. Cấu tạo của bàn chân giúp cho cơ thể con người hạn chế được những nguy cơ té ngã và duy trì sự ổn định cho con người. Chính cơ lưng và cơ chân là 02 loại cơ thực hiện chức năng quan trọng này.

Hoạt động thường ngày của con người

Vấn đề sức khỏe liên quan đến bàn chân:

Bàn chân là một trong những bộ phận gần như là hoạt động liên tục trong quá trình sinh sống của con người. Theo các thống kê của giới khoa học, một con người sẽ di chuyển khoảng 194 nghìn km tính tới 50 tuổi. Chính vì sự hoạt động liên tục và bền bỉ này cũng khiến cho cấu trúc của chân dễ bị tổn thương.

Giống như các bộ phận khác trên cơ thể thì bàn chân cũng xuất hiện các bệnh lý khác nhau. Và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sinh hoạt không khoa học, làm việc quá sức, chấn thương,… Ví dụ như:

  • Viêm gân

  • Bong gân

  • Gãy xương hoặc nứt vỡ

  • Căng cơ, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp

  • Ngoài ra còn xuất phát từ việc liên quan đến một số bệnh lý như tiểu đường, gout, nhiễm trùng

Bàn chân bị bong gân

Bàn chân người bệnh gout

Giữ gìn sức khỏe bàn chân

Ông cha ta có câu “ Cây khô thì rễ sẽ hỏng trước, còn người già thì chân sẽ yếu trước” do đó từ rất lâu, cha ông ta  đã biết quan tâm đến đôi chân của mình. Ngày nay, y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng việc giữ gìn đôi chân, massage chân, có thể ngăn ngừa lại nhiều bệnh lý khác nhau, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: ngâm chân, giữ ấm chân luôn có vai trò như một liệu pháp điều trị bệnh… Sau đây là một số phương pháp giúp đôi chân của chúng ta luôn chắc khỏe:

  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, hãy tận dụng  5-10 phút để đi lại, hoặc khi làm việc bạn có thể bỏ chân ra khỏi giày dép,guốc…. đồng thời duỗi thẳng chân cho máu dễ lưu thông.

  • Xoa bóp các ngón chân,và xoay các khớp cũng là biện pháp rất tốt để máu lưu thông và tạo chất dịch  bôi trơn cho các khớp để phòng tránh các bệnh về khớp 

  • Hãy ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với các loại lá thuốc nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn,trị các bệnh về viêm nhiễm ngón chân,hay đau nhức mỏi chân….

  • Sử dụng khoảng thời gian rảnh để tập luyện thể dục thể thao

 
Có thể bạn quan tâm?
CƠ BẮP CHÂN

CƠ BẮP CHÂN

Chân của bạn bao gồm tập hợp rất nhiều cơ bắp khỏe mạnh. Chúng cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn và nhỏ. Các cơ bắp chân cũng giúp gánh vác trọng lượng cơ thể và ổn định cơ thể để chúng ta có thể đứng thẳng. Các cơ ở chân trên của chúng ta bao gồm cơ tứ đầu và gân kheo. Cơ bắp chân của bạn hoạt động cùng các cơ khác của cẳng chân để giúp di chuyển bàn chân.
administrator
NÃO

NÃO

Não là một cơ quan tạo thành từ các mô thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ, đóng một vai trò đối với hoạt động hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
administrator
BAO MYELIN

BAO MYELIN

Bao myelin là lớp chất béo và protein bao bọc quanh dây thần kinh của bạn. Nó không chỉ bảo vệ dây thần kinh của bạn mà còn tăng tốc độ truyền tín hiệu dọc theo các tế bào thần kinh của chúng ta. Một số bệnh và tình trạng - bệnh đa xơ cứng được biết đến nhiều nhất - làm tổn thương hoặc phá hủy bao myelin. Các nghiên cứu đang tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu việc bảo vệ, sửa chữa hoặc tái tạo bao myelin.
administrator
DÂY CHẰNG TREITZ

DÂY CHẰNG TREITZ

Dây chằng Treitz là một dải mô ở bụng của chúng ta. Nó hỗ trợ và neo giữ ruột non và giúp vận chuyển các chất bên trong nó. Một dị tật bẩm sinh liên quan đến dây chằng có thể gây ra xoắn ruột.
administrator
HỆ TUẦN HOÀN

HỆ TUẦN HOÀN

Hệ thống tuần hoàn (hệ thống tim mạch) bơm máu từ tim đến phổi để lấy oxy. Sau đó, tim sẽ vận chuyển máu có oxy qua các động mạch đến phần còn lại của cơ thể. Các tĩnh mạch mang máu nghèo oxy trở lại tim để bắt đầu lại quá trình tuần hoàn. Hệ thống tuần hoàn của bạn rất quan trọng đối với các cơ quan, cơ và mô khỏe mạnh.
administrator
MŨI

MŨI

Mũi là một bộ phận trên khuôn mặt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ hô hấp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mũi và các bệnh lý có thể gặp phải ở mũi nhé.
administrator
XƯƠNG CỤT

XƯƠNG CỤT

Xương cụt là một xương được tạo thành từ sự hợp nhất của 3-5 (nhưng thường là 4) đốt sống cuối cùng của cột sống và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương cụt và các chấn thương liên quan đến xương cụt nhé.
administrator
ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

Đường trắng giữa là một dải mô liên kết chạy từ xương ức đến xương mu. Nó giúp ổn định và giữ các cơ cốt lõi bên trong cơ thể. Đường trắng giữa có thể trở nên hư và yếu đi do sử dụng quá nhiều. Các bác sĩ điều trị các tình trạng ở đường trắng giữa bằng các bài tập và vật lý trị liệu.
administrator