BẢO VỆ DA CỦA TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN TRƯỚC ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

Tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng, tổn thương da, tổn thương mắt, ung thư da và hệ thống miễn dịch suy yếu. Các biện pháp phòng ngừa an toàn và bảo vệ trước ánh nắng mặt trời đơn giản có thể giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc.

daydreaming distracted girl in class

BẢO VỆ DA CỦA TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN TRƯỚC ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

Những điểm chính

  • Tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng, tổn thương da, tổn thương mắt, ung thư da và hệ thống miễn dịch suy yếu.

  • Các biện pháp phòng ngừa an toàn và bảo vệ trước ánh nắng mặt trời đơn giản có thể giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc.

  • Các tiêu chí an toàn dưới ánh nắng mặt trời bao gồm thời gian, bóng râm, quần áo bảo hộ và kem chống nắng.

  • Bạn có thể là một hình mẫu về bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời.

An toàn trước ánh nắng mặt trời: tại sao nó quan trọng

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng, tổn thương da, tổn thương mắt, ung thư da và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Cơ thể của con trẻ cần một chút ánh nắng mặt trời để giúp tạo ra vitamin D, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và cơ bắp chắc khỏe. Điều này có thể chỉ cần diễn ra một vài phút mỗi ngày. Nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần được bảo vệ khi ra ngoài nắng.

Chống ánh nắng mặt trời vào các thời điểm khác nhau trong năm và trong ngày

Nhu cầu bảo vệ làn da dưới ánh nắng thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong năm cũng như các thời điểm khác nhau trong ngày. Đó là vì bức xạ tia cực tím (UV) thay đổi trong năm và tùy theo mùa.

Mức bức xạ tia cực tím cao nhất trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tùy thuộc vào nơi bạn ở và thời gian trong năm. Khi mức bức xạ UV từ 3 trở lên:

  • giữ trẻ dưới 12 tháng tránh xa ánh nắng trực tiếp

  • đảm bảo trẻ em trên 12 tháng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

Và lưu ý rằng bạn có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ tia cực tím ngay cả khi đó không phải là một ngày trời nắng. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể bị bỏng vào một ngày nhiều mây hoặc mát mẻ, hoặc nếu mặt trời phản chiếu lên cơ thể từ các tòa nhà, nước, cát hoặc tuyết.

Bạn có thể kiểm tra mức độ tia cực tím tại khu vực của mình thông qua ứng dụng điện thoại hoặc trên trang thông tin điện tử.

Vào mùa hè, tốt nhất là đến sân vui chơi, công viên hoặc bãi biển vào lúc sáng sớm và chiều muộn.

Bóng râm

Bóng râm cung cấp cho làn da khả năng bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím. Bóng râm dày đặc tạo ra bóng tối là tấm lá chắn tốt nhất.

Nhưng tia cực tím vẫn có thể tiếp cận làn da của bạn trong bóng râm. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang ngồi trong bóng râm, hãy đảm bảo rằng bạn và con trẻ mặc quần áo bảo hộ, bao gồm kính râm và mũ rộng vành. Sử dụng kem chống nắng trên bất kỳ vùng da nào có nguy cơ tiếp xúc.

Nếu bạn không thể tìm thấy bóng râm, hãy tự tạo cho mình thông qua một chiếc ô hoặc tấm che nắng.

Nếu bạn đang sử dụng xe đẩy, hãy che nó bằng mái che hoặc vải che nắng, nhưng đảm bảo rằng không khí có thể lọt vào cho con bạn. Không bao giờ bọc xe đẩy bằng màng bọc hoặc chăn vì những thứ này có thể hạn chế luồng không khí và làm tăng nhiệt độ của xe đẩy đến mức nguy hiểm.

Khi bạn đi cùng trẻ nhỏ trong xe ô tô, hãy dán các tấm che nắng lên các cửa sổ bên để bảo vệ con bạn.

Quần áo bảo hộ, mũ và kính râm

Dưới đây là một số thông tin cần suy nghĩ khi bạn đang tìm kiếm quần áo chống nắng:

  • Quần áo chống nắng có chỉ số chống tia cực tím (UPF) từ 50 trở lên giúp con bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi ánh nắng mặt trời.

  • Vải dệt đan chặt chẽ giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Đưa vải ra ánh sáng để xem lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua. Nếu vải cho nhiều ánh sáng xuyên qua, thì có lẽ nó cũng sẽ cho nhiều tia UV xuyên qua.

  • Tay áo dài và quần dài che nhiều vùng da hơn. Tay áo dài đến khuỷu tay và quần đùi dài đến đầu gối là tốt nhất nếu trời quá nóng để mặc quần áo dài.

  • Đồ bộ ôm sát người và áo chống nắng là một cách tuyệt vời để bảo vệ con bạn và chính bạn khỏi ánh nắng mặt trời khi bơi lội hoặc thực hiện các hoạt động dưới nước khác.

  • Quần áo cotton mát hơn quần áo làm từ sợi acrylic.

  • Quần áo rộng sẽ mát hơn.

Mũ giúp bảo vệ mặt, cổ và tai của con trẻ khỏi tia cực tím của mặt trời. Mũ bucket, mũ rộng vành có hiệu quả giúp bảo vệ tốt nhất. Mũ lưỡi trai không được khuyến khích sử dụng để chống nắng.

Đối với trẻ sơ sinh, hãy tìm một chiếc mũ mềm mà bé có thể đội thoải mái khi nằm. Có dây đai sẽ giúp giữ mũ trên đầu bé. Nếu mũ được cố định bằng một dây đeo dài và có nút gài, hãy đảm bảo rằng mũ có chốt an toàn. Bạn có thể buộc dây đai dài hoặc dây đai có nút gài phía sau đầu bé, hoặc cắt bớt dây đai dài để chúng không trở thành mối nguy hiểm gây nghẹt thở hoặc bó cổ của trẻ.

Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thích đội mũ – hãy tiếp tục cố gắng và biến việc đội mũ trở thành một phần thói quen của con bạn.

Kính râm

Đeo kính râm cũng như đội mũ có thể giúp bảo vệ mắt của con bạn. Hãy tìm loại kính râm phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn. Tiếp xúc kéo dài với tia cực tím là một yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể.

Khi con bạn lớn hơn, việc chống nắng có thể trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, con bạn có thể cảm thấy mũ rộng vành và quần áo chống nắng không mát mẻ. Bạn có thể giải quyết vấn đề thông qua việc lắng nghe quan điểm của con trẻ. Cho trẻ một số lựa chọn trong những gì bé có thể mặc để bảo vệ trước ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) 30 trở lên, phổ rộng, chống thấm nước trên mặt, tay và bất kỳ bộ phận nào khác của da không được che phủ bởi quần áo. Đảm bảo sử dụng đủ lượng kem chống nắng – nhiều người không sử dụng đủ nên không nhận được sự bảo vệ cần thiết.

Thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ, ngay cả khi trên tuýp hoặc chai có ghi 4 giờ.

Đảm bảo kem chống nắng còn hạn sử dụng và bảo quản ở nơi thoáng mát dưới 30°C.

Hãy nhớ rằng kem chống nắng lọc bức xạ tia cực tím, nhưng không ngăn chặn hoàn toàn nó. Bạn và con trẻ cũng cần ẩn mình dưới bóng râm và mặc quần áo chống nắng.

Kem chống nắng cho em bé

Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi, không nên dùng kem chống nắng. Khi không thể giữ em bé của bạn tránh ánh nắng trực tiếp, bóng râm, quần áo và mũ là những cách tốt nhất để bảo vệ trẻ.

Kem chống nắng được dán nhãn 'dành cho trẻ sơ sinh' hoặc 'nhạy cảm' ít gây kích ứng da hơn. Luôn thử kem chống nắng trên một vùng da nhỏ của bé để kiểm tra xem có bất kỳ phản ứng nào trên da không.

Kem chống nắng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên

Bạn cần mua vài tuýp kem chống nắng nhỏ hơn để con cho vào cặp, đảm bảo trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có thể bảo vệ bản thân trong các hoạt động ngoài trời như đi đến bãi biển, hồ bơi hoặc công viên.

Một số thanh thiếu niên mong muốn được sử dụng một số nhãn hiệu kem chống nắng tốt hơn cho da dễ bị mụn trứng cá. Các sản phẩm được dán nhãn 'không gây mụn' hoặc 'không chứa dầu' sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Nếu con bạn đi nhà trẻ, trường mầm non hoặc trường học, bạn nên cho con mình bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà và nhắc trẻ thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài vào giờ giải lao, ăn trưa hoặc chơi thể thao.

Hãy là một tấm gương

Bạn là hình mẫu quan trọng nhất của con trẻ và con bạn sẽ bắt chước những gì bạn làm. Nếu bạn tự mình thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn dưới ánh nắng mặt trời, con bạn cũng có nhiều khả năng sẽ làm như vậy.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẺ GIAO TIẾP VÀ NÓI CHUYỆN: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA

TRẺ GIAO TIẾP VÀ NÓI CHUYỆN: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA

Trẻ sơ sinh giao tiếp từ khi mới sinh thông qua tiếng khóc và giao tiếp bằng mắt, sau đó là những âm thanh và cử chỉ đơn giản. Nói chuyện và đối đáp với trẻ sơ sinh giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
administrator
SÂU RĂNG Ở TRẺ

SÂU RĂNG Ở TRẺ

Sâu răng có thể gây đau hoặc nhiễm trùng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Các dấu hiệu sâu răng bao gồm các mảng trắng hoặc đốm nâu trên răng, xuất hiện lỗ trên răng hoặc răng bị gãy.
administrator
CẢM LẠNH Ở TRẺ EM

CẢM LẠNH Ở TRẺ EM

Các triệu chứng cảm lạnh bao gồm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và tai, ho và đau đầu. Không có phương pháp điều trị nào có thể làm cho bệnh cảm biến mất nhanh hơn. Nhưng paracetamol hoặc ibuprofen, bổ sung nước và nước muối xịt mũi có thể giúp giảm các triệu chứng.
administrator
ĐỌC SÁCH CÙNG BÉ TỪ SƠ SINH

ĐỌC SÁCH CÙNG BÉ TỪ SƠ SINH

Bắt đầu đọc cho bé nghe từ sớm – từ khi mới sinh nếu bạn thích. Đọc và kể chuyện giúp trẻ học về âm thanh, từ ngữ và ngôn ngữ. Đọc chậm cho bé nghe. Chỉ ra các từ và hình ảnh. Thay đổi giọng điệu khi bạn đọc.
administrator
QUÁ KHÍCH: TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

QUÁ KHÍCH: TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị kích thích quá mức khi ở xung quanh quá nhiều tiếng ồn hoặc các hoạt động. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị kích thích quá mức có thể quấy khóc hoặc cáu kỉnh. Trẻ mới biết đi có thể nổi cơn giận dữ. Giúp trẻ đối phó với sự kích thích quá mức bằng cách giảm tiếng ồn và hoạt động hoặc thiết lập một hoạt động yên tĩnh. Trẻ sơ sinh và trẻ em cần sự kết hợp giữa sự kích thích và thời gian yên tĩnh.
administrator
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VUI CHƠI TỚI PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Ở TRẺ SƠ SINH

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VUI CHƠI TỚI PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Ở TRẺ SƠ SINH

Vui chơi rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Thông qua vui chơi, em bé sẽ tìm hiểu về bạn, thế giới của chúng và các khái niệm như chuyển động và màu sắc.
administrator
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ SƠ SINH

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ SƠ SINH

Hầu hết những chiếc răng đầu tiên xuất hiện ở tháng thứ 6 - 10, nhưng thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau. Khi mọc răng, cần đánh răng hai lần một ngày bằng nước và bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ sơ sinh.
administrator
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM

TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM

Chủng ngừa giúp bảo vệ trẻ em và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiêm chủng ở trẻ em nhé.
administrator