Răng và bộ răng là một nhóm các bộ phận có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng và bộ răng nhé.

daydreaming distracted girl in class

BỘ RĂNG

Giới thiệu về cơ quan răng và bộ răng

Cơ quan răng cấu tạo gồm răng và nha chu (ở quanh răng). Đây là đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng. Răng là bộ phận có chức năng trực tiếp nghiền thức ăn, được giữ và nâng đỡ bởi nha chu. Ngoài ra nha chu còn là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai.

Răng có cấu tạo gồm: men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm). Nha chu cấu tạo gồm xê măng (còn gọi là xương chân răng, men chân răng), dây chằng, xương ổ răng, nướu (lợi). Xê măng thường dính chặt vào ngà chân răng và có các bệnh lý giống với các mô cứng khác của răng (men, ngà), căn cứ về giải phẫu lâm sàng, xê măng được xem  là thành phần thường được mô tả cùng với răng .

Bộ răng có cấu tạo là một thể thống nhất nằm trong hệ thống nhai, được hình thành bởi sự sắp xếp một cách có tổ chức của các cơ quan răng. Xét về mặt phôi thai học và mô học, của răng nói riêng và của cơ quan răng nói chung, các cơ quan răng có nhiều nguồn gốc:

  • Men răng hình thành từ  ngoại bì, cấu tạo từ c tế bào, khoáng hóa cao độ và cứng nhất cơ thể. Có các thành phần hữu cơ là các protein của khuôn men.

  • Ngà và xê măng là những mô khoáng hóa đặc biệt có nguồn gốc từ  trung bì. Trong đó, khung sợi có nguồn gốc từ collagen

  • Tủy có nguồn gốc trung mô của nhú răng.

  • Dây chằng răng, xương ổ răng thuộc mô liên kết, được tạo thành từ túi răng.

  • Nướu gồm biểu mô phủ và thành phần mô liên kết phụ thuộc.

Răng sữa

Khi vừa mới ra đời, trẻ em không có răng trong miệng. Nhưng khi chụp x quang, ta có thể thấy được các mầm răng của trẻ em trong các giai đoạn phát triển khác nhau . Trong giai đoạn  nhũ nhi, trẻ em thường ăn thức ăn lỏng và sệt nên răng chưa thực sự cần thiết ở giai đoạn này. Bộ răng sữa là bộ răng mang tính tạm thời, bắt đầu phát triển lúc 6 tháng tuổi,  hoàn thiện lúc 24 – 36 tháng

Răng sữa ở trẻ em 

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển lúc trẻ 6 tuổi. Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc ra đó là răng số 6 (răng sáu tuổi, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn 1). Sau đó các răng sữa sẽ bị thay thế dần bởi các răng vĩnh viễn. Bộ răng vĩnh viễn phát triển hoàn thiện ở tuổi 18 – 25. Trong thời kỳ từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi , trong miệng trẻ có hai loại răng cùng tồn tại. Chúng được gọi là bộ răng hỗn hợp .

 

Lịch mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em 

Sơ đồ răng

Là sơ đồ biểu diễn của  răng theo vị trí trên các phần tư hàm của hai hàm. Ngoài ra sơ đồ răng còn có thể là hình vẽ cung răng hoặc các mặt răng đơn giản hóa dùng trong mô tả, chẩn đoán, điều trị. 

Sơ đồ răng

Sơ lược cấu trúc bộ răng

Các phần của răng

Răng có cấu tạo gồm thân răng và chân răng. Giữa chân răng và thân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), đây là  một đường cong, có tên gọi khác là đường nối men – xê măng. Thân răng được che phủ bởi men răng, chân răng được xê măng bao phủ.

Phần răng thấy được trong miệng gọi là  thân răng lâm sàng. Nướu răng viền xung quanh cổ răng tạo thành một bờ, có tên gọi là cổ răng sinh lý. Cổ răng sinh lý thay đổi tùy theo nó  nơi bám vào và theo bờ của viền nướu. Vị trí bám này ngày càng di chuyển dần về phía chóp răng khi tuổi càng cao. Nhiều trường hợp bệnh lý, nướu răng có thể bị sưng hoặc tụt dẫn tới làm làm thân răng lâm sàng bị ngắn lại hoặc dài ra.

Cấu tạo của răng

Bao gồm men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm).

Men răng

Men răng bao bọc mặt ngoài ngà thân răng, bắt nguồn từ ngoại bì, đây là  mô cứng nhất trong cơ thể, có cấu tạo từ 96% chất vô cơ

Hình dáng và độ dày của men được chỉ định từ trước khi răng mọc ra. Bình thường, men răng không dày thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng.

Ngà răng

Bắt nguồn  từ trung bì, mềm hơn men răng, chứa tỉ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%). Ngà răng gồm có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà. Độ dày của ngà răng có sự thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, dẫn tới ống tuỷ bị hẹp dần.

Tủy răng

Là mô liên kết mềm, nằm ở  trong hốc tủy gồm tủy chân và tùy thân. Tủy răng nằm trong buồng tủy gọi là tùy thân, tuỷ buồng, tủy răng nằm trong ống tủy gọi là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy. Tủy răng chính là nguồn sống  của răng, cụ thể đây là  sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, bộ phận nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần kinh.

Bộ phận nâng đỡ răng (nha chu, quanh răng)

Bao gồm xương ổ răng, xê măng, dây chằng nha chu và nướu (lợi) răng.

Xương ổ răng

Đây là  mô xương xốp, có lớp ngoài là màng xương, là nơi nướu răng bám vào. Xương ổ răng tạo thành một hố sâu, đảm bảo sao cho  hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng. Bề mặt ổ răng, phần đối diện với chân răng, là mô xương đặc biệt và có nhiều lỗ thông để cho các mạch máu và dây thần kinh từ xương xuyên qua nhằm  nuôi sống dây chằng nha chu, gọi là xương ổ chính danh hay lá sàng.

Trên hình ảnh tia X, phần xương ổ chính danh trông cản tia hơn, gọi là lá cứng. Nền xương ổ không tách biệt được với xương hàm. Tuỳ theo độ tuổi và sự lành mạnh trong cuộc sống hay bệnh lý của mô nha chu mà chiều cao của xương ổ răng có sự thay đổi. Răng, xương ổ răng và các thành phần của nha chu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu răng không còn thì xương ổ răng và các thành phần của nha chu cũng bị tiêu mất.

Xê măng

Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng,  che phủ mặt ngoài ngà chân răng.

Xê măng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bù đắp cho sự mòn mặt nhai, được coi là hiện tượng “mọc răng suốt đời” hay “trồi mặt nhai”. Tuy nhiên, xê măng không tồn tại mãi mãi, nó cũng có thể bị tiêu mất do các bệnh lý gây nên..

Dây chằng nha chu

Đây là  những bó sợi liên kết, có độ dày khoảng 0,25 mm, một đầu bó sợi bám vào xê măng, còn đầu kia bám vào xương ở chính danh. Cả xê măng, dây chằng nha chu và xương ổ chính danh đều bắt nguồn từ túi răng chính danh. Dây chằng nha chu thực hiện nhiệm vụ giữ cho răng gắn vào xương ổ răng. Ngoài ra, nó còn có chức năng làm vật đệm, làm cho mỗi răng có sự xê dịch nhẹ độc lập với nhau trong khi ăn nhai, giúp lưu thông máu, truyền cảm giác áp lực và truyền lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và nha chu.

Nướu răng

Là phần niêm mạc miệng phủ lên xương ổ răng (nướu dính) và cổ răng (nướu rời).

Cấu trúc răng

 

Xương ổ răng

Vai trò của răng và hệ thống nhai

Hệ thống nhai là một thể thống nhất, một đơn vị chức năng. Hệ thống nhai bao gồm: răng,xương hàm, nha chu, cơ hàm, hệ thống môi – má – lưỡi, tuyến nước bọt, khớp thái dương hàm, hệ thống mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng và chi phối các cơ quan đó.

Ngoài việc đảm nhiệm chức năng nhai thì hệ thống nhai còn thực hiện hoặc tham gia thực hiện nhiều chức năng khác: bú, nuốt, nói… Hệ thống nhai đóng vai trò quan trọng trong đời sống (chức năng giao tiếp và biểu cảm). Vì vậy, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống, hoạt động xã hội, sức khỏe và hạnh phúc của con người.

Răng và hệ thống răng giúp chúng ta nói chuyện

 

Có thể bạn quan tâm?
OXYTOCIN

OXYTOCIN

Oxytocin là một loại hormone tự nhiên. Oxytocin quản lý các nhiệm vụ chính của hệ thống sinh sản nam, nữ như chuyển dạ, sinh nở hay cho con bú và các quản lý các hành vi của con người.
administrator
TUYẾN ỨC

TUYẾN ỨC

Tuyến ức là một tuyến nhỏ trong hệ thống bạch huyết tạo ra, huấn luyện các tế bào bạch cầu đặc biệt gọi là tế bào T. Tế bào T giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Tuyến ức là cơ quan sản xuất hầu hết các tế bào T trước khi sinh. Phần còn lại được tạo ra trong thời thơ ấu và bạn sẽ có tất cả các tế bào T cần thiết cho cuộc sống vào thời điểm bước vào tuổi dậy thì.
administrator
ĐỘNG MẠCH ĐÙI

ĐỘNG MẠCH ĐÙI

Động mạch đùi là mạch máu chính cung cấp máu cho phần dưới cơ thể của bạn. Nó bắt đầu ở đùi trên, gần háng của bạn và chạy xuống phía sau đầu gối. Chức năng của động mạch đùi và các nhánh của nó là cung cấp máu cho phần dưới cơ thể. Các mô trong phần dưới của cơ thể chúng ta cần máu để lấy oxy và chất dinh dưỡng.
administrator
TINH HOÀN

TINH HOÀN

Tinh hoàn là một phần của hệ thống sinh sản ở nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng và nội tiết tố. Tinh hoàn của bạn có thể bị tổn thương do chấn thương thực thể, bao gồm tai nạn xe cơ giới, ngã hoặc đánh nhau.
administrator
MẠCH MÁU

MẠCH MÁU

Mạch máu là một mạng lưới có chức năng dẫn máu đi khắp cơ thể, tạo thành một vòng khép kín. Tim và mạch máu cùng nhau tạo thành hệ thống tuần hoàn, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể.
administrator
DÂY THẦN KINH BỊT

DÂY THẦN KINH BỊT

Dây thần kinh bịt nằm trong háng của chúng ta. Dây thần kinh này đảm nhận chức năng cảm nhận cảm giác và chuyển động cơ bắp ở đùi trong của bạn. Chấn thương thể thao và các biến chứng trong thủ thuật y tế có thể làm tổn thương dây thần kinh.
administrator
HẦU HỌNG

HẦU HỌNG

Hầu, thường được gọi là cổ họng, là một phần của hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận mang không khí, thức ăn và chất lỏng từ mũi và miệng đi xuống. Hầu họng là nơi phát sinh của các bệnh lý thông thường, trong đó có viêm họng hạt và viêm amidan.
administrator
ADRENALINE

ADRENALINE

Adrenaline là một hormone có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tim hiểu về adrealine nhé.
administrator