Adrenaline là một hormone có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tim hiểu về adrealine nhé.

daydreaming distracted girl in class

ADRENALINE

Adrenaline là gì?

Adrenaline hay còn gọi là Epinephrine, là một loại hormone được giải phóng ra khỏi tuyến thượng thận và phóng thích trực tiếp vào máu. Tác dụng của adrenaline là phục vụ các chất trung gian và đồng thời truyền tải lượng xung thần kinh đến các cơ quan khác nhau.

Công dụng của Adrenaline

Adrenaline là một loại hormone tác dụng tại thần kinh giao cảm, chúng sản xuất bởi cơ thể khi cơ thể phản ứng với các vấn đề như sợ hãi, tức giận hay thích thú. Ngoài ra, adreanaline còn làm cho nhịp tim của đập nhanh hơn và giúp cơ thể chuẩn bị những phản ứng chống lại sự nguy hiểm. 

Quá trình kích thích này xảy ra tương đối nhanh chóng, chỉ từ 2 đến 3 phút khi bắt đầu gặp căng thẳng. Khi tình trạng căng thẳng kết thúc, xung thần kinh truyền tải đến tuyến thượng thận bị hạ xuống, lúc này tuyến thượng thận ngừng sản xuất adrenaline. 

Khi phóng thích vào cơ thể, Adrenaline liên kết với một số thụ thể Adrenergic và gây ra một số thay đổi về chuyển hóa, như ức chế sự bài tiết insulin và thúc đẩy tiết glucagon bởi tuyến tụy, kích thích sự tan trong glycogenolysis trong gan, cơ và kích thích quá trình glycolysis trong cơ. Những tác động này và những thay đổi khác cùng với nhau làm tăng lượng đường trong máu và axit béo trong cơ thể và sản xuất năng lượng trong tế bào của cơ thể. Việc giải phóng Adrenalin còn dẫn đến tăng nhịp tim và làm các mạch máu bị kẹp, các đường dẫn không khí giãn nở.

Hormone Adrenaline cùng với hormone có tên gọi noradrenaline được sản sinh bởi tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích làm tăng lượng ôxy cung cấp cho não và các cơ. 

Ngoài ra, đồng tử cũng sẽ bị giãn nở và ức chế các chức năng không cần thiết của cơ thể trong các trường hợp khẩn cấp, ví dụ trong cấp cứu sốc phản vệ.

Adrenaline tác dụng trong cơ thể con người làm kích thích một thụ thể được gọi là adrenoceptor. Thụ thể này mở rộng đường hô hấp, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nhiều oxy hơn. Cùng với đó, cơ thể sẽ phản ứng với việc hít thở nhanh, nhịp tim trở nên nhanh và huyết áp tăng lên, do đó có thể bơm máu nhiều hơn qua cơ thể. Vì vậy, các cơ quan như tim, não, phổi và cơ được kích thích làm việc mạnh mẽ hơn trong khi các cơ quan tiêu tốn nhiều năng lượng khác như đường tiêu hóa, da và các chi được giữ lại năng lượng một thời gian.

Adrenaline tăng tiết quá mức có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Những vấn đề cần lưu ý

Tình trạng căng thẳng: Người mắc phải các bệnh lý tổng quát nghiêm trọng, người vận động đòi hỏi sức lực cao (thể thao chuyên môn), chấn thương tâm lý (mất người thân, sợ chết) hay sự kích ứng quá mức (tiếng ồn).

Tâm sinh lý: Theo nghiên cứu của Henry về mô hình căng thẳng tâm sinh lý đã mô tả các phản ứng kích thích khác nhau tùy thuộc vào tình trạng căng thẳng khác nhau. Theo mô tả này mỗi căng thẳng trong vỏ não trước trán gây ra một phản ứng sinh lý cụ thể, gây ra những phản ứng sinh học tương ứng: nếu tình cảm hiện tại là sợ hãi, cùng với hành vi trốn chạy, lượng adrenaline tăng rõ ràng.

Adrenaline là một hormone rất quan trọng được tạo ra bởi tuyến thượng thận, chúng được phóng thích với lượng rất nhỏ với nghi nhận nồng độ đạt đỉnh vào lúc sáng và giảm dần trong ngày. Nếu không có loại hormone này, huyết áp sẽ thấp và cơ thể không thể hoạt động được. Tuy nhiên, Lượng adrenaline tăng cao sẽ ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm ảnh hưởng chức năng của tim.

Để giữ cân bằng với việc tiết hormone Adrenaline:

  • Cần tìm cách hạn chế các stress đối với bản thân bằng cách chơi thể thao, tập thở hoặc bơi lội.

  • Không tiếp xúc với môi trường quá ồn. Hãy tắt máy tính, radio, tivi và cả điện thoại. Tạo môi trường yên tĩnh và tập thở sâu.

  • Thay đổi cách suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực hơn đối với cuộc sống.

Hậu quả khi Adrenaline tăng tiết quá mức

Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề căng thẳng của cơ thể, Adrenaline có thể bị phản ngược lại nếu gặp phải căng thẳng vượt quá mức và gây ra tình trạng tăng tiết Adrenaline. Ví dụ như các triệu chứng về việc sợ hãi, phấn kích quá mức hay bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường có tiếng ồn…

Các bác sĩ đã khuyến cáo các rủi ro mà cơ thể gặp phải khi Adrenaline tăng tiết quá mức có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe con người, cụ thể như:

  • Nhịp tim thường xuyên tăng nhanh dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch như nguy cơ mắc suy tim, rối loạn nhịp tim

  • Hạn chế khả năng dung nạp đường Glucose

  • Có thể dẫn đến suy thoái tuyến thượng thận 

  • Cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn trong quá trình chuyển hóa các chất như lipid, protein, glucid…

  • Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng, nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng càng cao.

  • Hệ thần kinh sẽ thường xuyên trong trạng thái bị kích thích quá độ do sự tăng tiết của Adrenaline.Chính vì điều này làm cơ thể dễ dàng mắc các bệnh về suy nhược thần kinh, mệt mỏi, đau đầu liên miên…

 

Đây là tất cả những thông tin liên quan đến Adrenaline cần thiết cho người đọc. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp mọi người hiểu hơn về Adrenaline, tác dụng và vai trò của nó đối với cơ thể.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

Tĩnh mạch ngực trong nằm sâu bên trong lồng ngực của bạn. Nó thu thập máu từ thành ngực, ngực và đưa nó trở lại trái tim của bạn, nơi nó được bổ sung oxy. Tĩnh mạch ngực trong hoạt động cùng với nhiều tĩnh mạch khác trong cơ thể của bạn để giữ cho hệ tuần hoàn của bạn hoạt động liên tục.
administrator
GHRELIN

GHRELIN

Ghrelin là một loại hormone mà dạ dày của bạn sản xuất và tiết ra. Nó báo hiệu cho não của bạn khi dạ dày của bạn trống rỗng và đã đến lúc ăn. Nồng độ ghrelin tăng lên giữa các bữa ăn và giảm khi bạn no. Những người bị béo phì thường có mức ghrelin thấp, trong khi những người hạn chế đáng kể lượng calo nạp vào có mức ghrelin cao.
administrator
TUYẾN GIÁP

TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm thấp ở phía trước cổ với hai thùy bên, có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và nhiệt độ cơ thể.
administrator
TĨNH MẠCH ĐÙI

TĨNH MẠCH ĐÙI

Tĩnh mạch đùi là một mạch máu lớn ở đùi. Tĩnh mạch này thu thập máu nghèo oxy từ các mô ở cẳng chân của bạn và giúp vận chuyển nó đến tim. Khi máu đến tim, nó sẽ nhận oxy và di chuyển ngược trở lại cơ thể qua các động mạch.
administrator
NỘI MẠC MẠCH MÁU

NỘI MẠC MẠCH MÁU

Nội mạc là một cơ quan lớn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho máu di chuyển trơn tru trong cơ thể. Nó được tạo thành từ hơn một nghìn tỷ tế bào nội mô, nơi giải phóng các chất hỗ trợ lưu lượng máu. Tổn thương cho lớp nội mạc có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe như xơ vữa động mạch và các bệnh tim liên quan.
administrator
VAN HAI LÁ

VAN HAI LÁ

Van hai lá là một trong bốn van ở tim. Nó giúp máu lưu thông theo một hướng chính xác từ tâm nhĩ trái của chúng ta đến tâm thất trái. Đôi khi van hai lá của bạn không hoạt động bình thường (ví dụ, trào ngược van hai lá và hẹp van hai lá). Các vấn đề về van có thể khiến tim của chúng ta làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.
administrator
COLLAGEN

COLLAGEN

Collagen là một loại protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về collagen nhé.
administrator
TRUNG BÌ

TRUNG BÌ

Trung bì là lớp ở giữa của vùng da trên cơ thể. trung bì có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn hại, hỗ trợ lớp biểu bì bạn, giúp cảm nhận các cảm giác khác nhau, tiết ra mồ hôi và mọc lông.
administrator