Mạch máu là một mạng lưới có chức năng dẫn máu đi khắp cơ thể, tạo thành một vòng khép kín. Tim và mạch máu cùng nhau tạo thành hệ thống tuần hoàn, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

MẠCH MÁU

Mạch máu là gì?

Mạch máu là các kênh dẫn máu đi khắp cơ thể, tạo thành một vòng khép kín. Mạch tim và mạch máu cùng nhau tạo thành hệ thống tuần hoàn. Chiều dài của mạch máu có thể lên đến 60.000 dặm ( 96.500 kilomet)

Có ba loại mạch máu :

  • Động mạch: vận chuyển máu từ tim đến các mô.

  • Tĩnh mạch: vận chuyển máu từ các mô trở về tim.

  • Mao mạch: là những mạch máu rất nhỏ, nối giữa động mạch và tĩnh mạch.

Chức năng của mạch máu

Mạch máu đưa máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để chúng hoạt động. Còn các chất thải và carbon dioxide được mạch máu đưa ra khỏi các cơ quan và mô.

Các mạch máu khác nhau có các chức năng khác nhau:

  • Động mạch: Các mạch máu khỏe mạnh mang máu giàu oxy từ tim đến các bộ phận của cơ thể. Động mạch xử lý một lượng lớn áp lực từ máu nhưng chỉ có khoảng 10% đến 15% lượng máu của cơ thể nằm trong động mạch.

  • Tiểu động mạch: Các động mạch phân nhánh thành các mạch nhỏ hơn gọi là tiểu động mạch. Cả động mạch và tiểu động mạch đều rất linh hoạt. Chúng giúp duy trì huyết áp của cơ thể.

  • Mao mạch: Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxy, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Đây là nơi xảy ra sự trao đổi O2, CO2 và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải giữa máu và các mô xung quanh.

  • Tĩnh mạch: Tĩnh mạch không phải vận chuyển máu có áp suất lực lớn nhưng chúng phải vận chuyển một lượng lớn máu đã khử oxy trở lại tim. Hầu hết các tĩnh mạch đều có van đóng mở giúp kiểm soát lưu lượng máu và giữ cho máu chảy theo một hướng. Có khoảng 75% lượng máu nằm trong tĩnh mạch.

Cao huyết áp là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, người lớn

Những vấn đề ảnh hưởng đến mạch máu

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm:

  • Phình động mạch: là một chỗ phình ra ở một phần yếu hoặc bị tổn thương của động mạch. Phình động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nếu bị vỡ, chúng có thể gây chảy máu bên trong đe dọa đến tính mạng.

  • Các bệnh liên quan đến động mạch như bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Những bệnh này làm cho động mạch bị thu hẹp, thường là do xơ vữa động mạch .

  • Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám (cholesterol, chất béo và các chất khác) bên trong động mạch. Nó có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

  • Cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch hoặc động mạch làm tắc nghẽn máu và có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), tắc mạch phổi, đột quỵ hoặc tắc động mạch.

  • Huyết áp cao: xảy ra khi có quá nhiều lực tác động lên thành động mạch.

  • Hội chứng Raynaud là sự co thắt mạch của bàn tay khi gặp lạnh hoặc stress tâm lý, gây khó chịu và thay đổi màu sắc (nhợt, xanh, ban đỏ hoặc kết hợp) ở một hay nhiều ngón tay.  

  • Giãn tĩnh mạch: có thể xảy ra ở vùng cánh tay hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên đại đa số trường hợp thường là giãn tĩnh mạch ở chân.

  • Dị dạng mạch máu: là sự bất thường của các mạch máu. Các tình trạng như dị dạng động mạch thường là bẩm sinh (xuất hiện khi sinh).

  • Viêm mạch máu (Vasculitis): Thành mạch có thể dày, yếu hẹp hay tạo sẹo gây hạn chế dòng chảy của máu.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến mạch máu:

  • Trên 65 tuổi

  • Thừa cân / béo phì.

  • Bị tiểu đường hoặc cholesterol cao.

  • Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu, bia hoặc thực phẩm không lành mạnh,…

  • Lười vận động thể dục.

  • Bị bệnh làm tổn thương mạch máu.

  • Người thân có tiền sử mắc bệnh liên quan đến mạch máu.

Triệu chứng

Các triệu chứng rất khác nhau ở các dạng bệnh liên quan đến mạch máu khác nhau. Ví dụ chứng phình động mạch hoặc dị dạng mạch máu có thể không gây ra các triệu chứng cho đến khi một vấn đề nghiêm trọng phát triển.

Một trong những triệu chứng sau có thể liên quan đến các bệnh về mạch máu:

  • Thay đổi màu da (ví dụ: da hơi xanh xao,…)

  • Lạnh hoặc tê ở chân, bàn chân, cánh tay, bàn tay hoặc bất kỳ bộ phận trên cơ thể.

  • Khó thực hiện các hoạt động thể chất.

  • Mệt mỏi.

  • Đau ở ngực, bụng, cánh tay hoặc chân.

  • Khó thở đột ngột hoặc trầm trọng hơn.

  • Lú lẫn hoặc khó nói và khó hiểu.

  • Đột ngột tê hoặc yếu ở một bên cơ thể.

  • Mất thị lực đột ngột

  • Đi lại khó khăn hoặc mất cân bằng .

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

  • Tim đập nhanh.

  • Đau dữ dội ở ngực, lưng, tay hoặc chân.

Chẩn đoán

Cần gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện trên. Bác sĩ có thể sử dụng nhiều loại xét nghiệm để chẩn đoán các vấn đề trong mạch máu, bao gồm:

  • Điện tim.

  • Siêu âm.

  • Bài tập kiểm tra căng thẳng.

  • Chụp cắt lớp (chụp CT).

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Chụp mạch máu (MRA)

  • Thông tim.

  • Nghiệm pháp bàn nghiêng.

Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu như:

  • Thay đổi lối sống: không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tránh các thực phẩm không lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu.

  • Thuốc: Một số người cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đông máu hoặc giảm mức cholesterol .

  • Phẫu thuật nội mạch: Bác sĩ có thể điều trị máu đông, chứng phình động mạch,…Bằng cách sử dụng hình ảnh X-quang để khảo sát bên trong cơ thể rồi sử dụng công cụ vừa vặn và phẫu thuật qua vết rạch nhỏ. Điều này có nghĩa là không cần phải phẫu thuật mổ mở. 

  • Phẫu thuật mổ mở: Đối với một số tình trạng mạch máu không cải thiện bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác thì phải thực hiện quá trình phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch dài 5-30cm trên da để thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật mở thường yêu cầu gây mê hoặc gây tê toàn thân.

 

Có thể bạn quan tâm?
TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

Tĩnh mạch ngực trong nằm sâu bên trong lồng ngực của bạn. Nó thu thập máu từ thành ngực, ngực và đưa nó trở lại trái tim của bạn, nơi nó được bổ sung oxy. Tĩnh mạch ngực trong hoạt động cùng với nhiều tĩnh mạch khác trong cơ thể của bạn để giữ cho hệ tuần hoàn của bạn hoạt động liên tục.
administrator
CHÂN RĂNG

CHÂN RĂNG

Chân răng được cấu tạo từ ba bộ phận: ngà răng, xi măng gốc răng và tủy răng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chân răng và các bệnh lý thường gặp phải ở chân răng nhé.
administrator
BÀNG QUANG

BÀNG QUANG

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, bàng quan có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi nước tiểu bài tiết thông qua niệu đạo.
administrator
SỮA NON

SỮA NON

Sữa non là dạng sữa mẹ đầu tiên được tuyến vú tiết ra sau khi sinh. Nó giàu chất dinh dưỡng, có nhiều kháng thể và chất chống oxy hóa để xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Nó chuyển sang sữa mẹ trong vòng 2 – 4 ngày sau khi con bạn được sinh ra. Sữa non đặc hơn và có màu vàng hơn sữa mẹ thông thường.
administrator
HỆ THỐNG BỔ THỂ

HỆ THỐNG BỔ THỂ

Hệ thống bổ thể là một phần của hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bạn chống lại thương tích và những kẻ xâm lược bên ngoài như vi khuẩn, vi rút có thể gây bệnh cho cơ thể. Hệ thống bổ thể của bạn kích hoạt các protein, hoạt động với hệ thống miễn dịch của bạn để giữ cho bạn khỏe mạnh.
administrator
TUYẾN THƯỢNG THẬN

TUYẾN THƯỢNG THẬN

Tuyến thượng thận là các tuyến nội tiết nằm trên đầu thận. Chúng tạo ra nhiều hormone quan trọng, bao gồm cortisol, aldosterone và adrenaline. Các hormone tuyến thượng thận giúp điều chỉnh một số chức năng của cơ thể bao gồm sự trao đổi chất, huyết áp và phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
administrator
MÀO TINH HOÀN

MÀO TINH HOÀN

Mào tình hoàn là một bột phận quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mào tinh hoàn nhé.
administrator
BÌU TINH HOÀN

BÌU TINH HOÀN

Bìu tinh hoàn là một bộ phận rất quan trọng đối với hệ sinh sản ở nam giới
administrator