CẮT DẠ DÀY VÀ NỐI VỚI TÁ TRÀNG

Cắt dạ dày và nối với tá tràng (BPD/DS) là phẫu thuật giúp bệnh nhân giảm cân.

daydreaming distracted girl in class

CẮT DẠ DÀY VÀ NỐI VỚI TÁ TRÀNG

Tổng quan

Cắt dạ dày và nối với tá tràng (BPD / DS) là một quy trình giảm cân ít phổ biến, bao gồm hai bước chính.

Bước đầu tiên là cắt dạ dày, trong đó khoảng 80% dạ dày được cắt bỏ, để lại một dạ dày hình ống nhỏ hơn, tương tự như một quả chuối. Tuy nhiên, van giải phóng thức ăn đến ruột non (van môn vị) vẫn còn, cùng với một phần nhỏ của ruột non thường kết nối với dạ dày (tá tràng).

Bước thứ hai cho phép thức ăn đi qua phần lớn ruột bằng cách kết nối phần cuối của ruột với tá tràng ở gần dạ dày. BPD / DS vừa giới hạn số lượng thức ăn bạn có thể ăn vừa làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả protein và chất béo.

BPD / DS thường được thực hiện như một thủ thuật duy nhất; tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, quy trình có thể được thực hiện như hai cuộc phẫu thuật riêng biệt - cắt dạ dày sau đó nối với tá tràng sau khi bắt đầu giảm cân.

Mặc dù BPD / DS rất hiệu quả, nhưng nó đem lại nhiều rủi ro hơn, bao gồm cả suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin. Quy trình này thường được khuyến khích cho những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 50.

Tại sao cần thực hiện?

BPD / DS được thực hiện để giúp bạn giảm cân thừa và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng đe dọa tính mạng, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch

  • Huyết áp cao

  • Cholesterol cao

  • Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng

  • Bệnh tiểu đường type 2

  • Đột quỵ

  • Giãn tĩnh mạch

BPD / DS thường chỉ được thực hiện sau khi bạn đã cố gắng giảm cân bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường thói quen tập thể dục của mình.

Nhưng BPD / DS không dành cho tất cả mọi người bị thừa cân nghiêm trọng. Bạn có thể sẽ phải trải qua một quá trình sàng lọc để xem liệu bạn có đủ tiêu chuẩn hay không.

Bạn cũng phải sẵn sàng thực hiện những thay đổi vĩnh viễn để có một lối sống lành mạnh hơn cả trước và sau khi phẫu thuật. Điều này có thể bao gồm kế hoạch theo dõi dài hạn liên quan đến việc theo dõi chế độ dinh dưỡng, lối sống và hành vi, cũng như các tình trạng y tế của bạn.

Liên hệ với đơn vị bảo hiểm y tế để biết liệu chính sách của họ có chi trả cho phẫu thuật này hay không.

Rủi ro

Tương tự với bất kỳ cuộc phẫu thuật lớn nào, BPD / DS tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Các rủi ro liên quan đến BPD / DS tương tự như bất kỳ phẫu thuật bụng nào và có thể bao gồm:

  • Chảy máu quá nhiều

  • Nhiễm trùng

  • Phản ứng có hại khi thực hiện thủ thuật gây mê

  • Cục máu đông

  • Các vấn đề về phổi hoặc hô hấp

  • Rò rỉ hệ thống tiêu hóa 

Các rủi ro và biến chứng lâu dài của BPD / DS có thể bao gồm:

  • Tắc ruột

  • Hội chứng Dumping, gây tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa

  • Sỏi mật

  • Hernias

  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)

  • Suy dinh dưỡng

  • Thủng dạ dày

  • Vết loét

  • Nôn mửa

Hiếm khi, các biến chứng của BPD / DS gây tử vong.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn đủ điều kiện thực hiện BPD / DS, nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về các bước cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Bạn có thể cần phải làm các xét nghiệm khác nhau trước khi phẫu thuật.

Thực phẩm và thuốc

Trước khi phẫu thuật, hãy thông báo cho bác sĩ phẫu thuật về danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và thảo dược, thực phẩm chức năng mà bạn dùng. Bạn có thể bị hạn chế chế độ ăn uống và việc có thể dùng những loại thuốc nào.

Nếu bạn dùng thuốc chống đông máu, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi phẫu thuật. Vì những loại thuốc này ảnh hưởng tới quá trình đông máu và chảy máu, nên việc sử dụng thuốc chống đông của bạn có thể cần phải thay đổi.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thông báo với với bác sĩ về insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường khác để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng hoặc điều chỉnh chúng sau khi phẫu thuật.

Các vấn đề khác

Bạn có thể được yêu cầu tăng cường hoạt động thể chất và ngừng sử dụng thuốc lá.

Bạn cũng có thể cần chuẩn bị bằng cách lên kế hoạch trước cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Ví dụ, sắp xếp để được hỗ trợ giúp đỡ tại nhà nếu bạn nghĩ rằng sẽ cần thiết.

Quá trình thực hiện

BPD / DS được thực hiện tại bệnh viện. Thời gian nằm viện của bạn sẽ phụ thuộc vào sự hồi phục và quy trình bạn đang thực hiện. Khi được thực hiện thông qua nội soi, thời gian nằm viện của bạn có thể kéo dài khoảng hai ngày.

Trước khi làm phẫu thuật

Trước khi vào phòng mổ, bạn sẽ được thay áo choàng và được hỏi một số câu hỏi bởi cả bác sĩ và y tá. Trong phòng mổ, bạn được gây mê toàn thân trước khi bắt đầu cuộc phẫu thuật. Thuốc gây mê là loại thuốc sẽ giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn trong khi phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật

Chi tiết cụ thể của phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng của bạn và kinh nghiệm thực hành của bác sĩ của bạn. Một số cuộc phẫu thuật được thực hiện với các vết mổ lớn  ở bụng của bạn, trong khi đó một số phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi, bao gồm việc đưa các dụng cụ qua nhiều vết rạch nhỏ trên bụng của bạn.

Bước đầu tiên của BPD / DS. Bước đầu tiên trong BPD / DS bao gồm việc cắt bỏ một phần dạ dày. Sau khi thực hiện các vết mổ bằng kỹ thuật mổ mở hoặc nội soi, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ cắt bỏ một phần lớn dạ dày. Bác sĩ phẫu thuật của bạn để lại nguyên vẹn van giải phóng thức ăn đến ruột non (van môn vị), cùng với một phần nhỏ của ruột non thường kết nối với dạ dày (tá tràng).

Bước thứ hai của BPD / DS. Trong bước thứ hai, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường qua phần ruột non ngay dưới tá tràng, và đường thứ hai cắt xa hơn, gần phần dưới của ruột non. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ đưa đầu cắt gần đáy của ruột non lên đến đầu cắt còn lại, ngay dưới tá tràng. Từ đó giúp đồ không không đi qua phần lớn của ruột non.

Mỗi phần của cuộc phẫu thuật thường mất khoảng một vài giờ. Sau khi phẫu thuật, bạn thức dậy trong phòng hồi sức, nơi nhân viên y tế theo dõi xem bạn có biến chứng nào không.

Sau khi làm phẫu thuật

Ngay sau thủ thuật BPD / DS, bạn không thể ăn thức ăn đặc do dạ dày và ruột của bạn đang bắt đầu lành lại. Sau đó, bạn sẽ tuân theo một kế hoạch ăn kiêng đặc biệt, thay đổi từ từ lượng thức ăn lỏng sang thực phẩm xay nhuyễn. Sau đó, bạn có thể ăn thức ăn mềm, sau đó chuyển sang thức ăn cứng hơn khi cơ thể bạn đã có thể dung nạp được.

Chế độ ăn uống của bạn sau khi phẫu thuật có thể tiếp tục bị giới hạn, với cụ thể về lượng và những gì bạn có thể ăn và uống. Bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn bổ sung vitamin và khoáng chất sau khi phẫu thuật, bao gồm vitamin tổng hợp, canxi và vitamin B12. Đây là những yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bạn cũng sẽ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi trong vài tháng đầu sau khi phẫu thuật giảm cân. Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm máu và các cuộc xét nghiệm khác.

Bạn có thể gặp những thay đổi khi cơ thể phản ứng với việc giảm cân nhanh chóng trong ba đến sáu tháng đầu tiên sau BPD / DS, bao gồm:

  • Nhức mỏi cơ thể

  • Cảm thấy mệt mỏi, như thể bị cúm

  • Cảm thấy lạnh

  • Da khô

  • Tóc thưa và rụng tóc

  • Thay đổi tâm trạng

Kết quả

Sau BPD / DS, bạn có thể giảm từ 70 - 80% trọng lượng dư thừa trong vòng hai năm. Tuy nhiên, số cân bạn giảm được còn phụ thuộc vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn.

Ngoài việc giảm cân, BPD / DS có thể cải thiện hoặc giải quyết các tình trạng thường liên quan đến thừa cân, bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Bệnh tim mạch

  • Huyết áp cao

  • Cholesterol cao

  • Ngưng thở khi ngủ

  • Bệnh tiểu đường type 2

  • Đột quỵ

  • Giãn tĩnh mạch

BPD / DS cũng có thể cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn, điều này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Khi phẫu thuật giảm cân không hiệu quả

Bạn có thể không giảm đủ cân hoặc trở lại cân nặng như trước sau khi phẫu thuật giảm cân. Sự tăng cân này có thể xảy ra nếu bạn không tuân theo việc thay đổi lối sống được khuyến nghị. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên ăn vặt với các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, bạn có thể sẽ không giảm được cân. Để tránh tăng cân lại, bạn phải thực hiện những thói quen lành mạnh vĩnh viễn trong chế độ ăn uống của mình và thường xuyên hoạt động thể chất, tập thể dục.

Điều quan trọng là bạn phải đi tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ sau khi phẫu thuật giảm cân để có thể theo dõi tiến triển. Nếu bạn nhận thấy rằng mình không giảm cân hoặc xuất hiện các biến chứng sau khi phẫu thuật, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG

Sau chấn thương tủy sống, bạn sẽ cần phục hồi chức năng tổn thương tủy sống để tối ưu hóa sự phục hồi và có thể thích nghi với một lối sống mới.
administrator
LIỆU PHÁP XẠ TRỊ BÊN TRONG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

LIỆU PHÁP XẠ TRỊ BÊN TRONG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Liệu pháp xạ trị bên trong được thực hiện thông qua việc đặt các nguồn phóng xạ vào tuyến tiền liệt, nơi bức xạ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi ít gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh gần đó.
administrator
CHỤP SPECT

CHỤP SPECT

Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT) là xét nghiệm giúp bác sĩ phân tích các cơ quan, mô và xương trong cơ thể bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp SPECT nhé.
administrator
SIÊU ÂM TIM

SIÊU ÂM TIM

Siêu âm tim là thủ thuật sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim từ đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xác định các bệnh lý tim.
administrator
PHẪU THUẬT MẮT LASIK

PHẪU THUẬT MẮT LASIK

Phẫu thuật mắt LASIK là phẫu thuật khúc xạ bằng laser được thực hiện phổ biến nhất để điều chỉnh các vấn đề về thị lực.
administrator
QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

administrator
THĂM KHÁM PHỤ KHOA

THĂM KHÁM PHỤ KHOA

Thăm khám phụ khoa là hoạt động được bác sĩ sử dụng để đánh giá các cơ quan sinh sản của bạn thông qua thăm khám vùng chậu, có thể được thực hiện như một phần của cuộc kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
administrator
LIỆU PHÁP TÁI ĐỒNG BỘ TIM

LIỆU PHÁP TÁI ĐỒNG BỘ TIM

Liệu pháp tái đồng bộ tim là một thủ thuật cấy ghép một thiết bị vào lồng ngực để làm cho buồng tim co bóp một cách có tổ chức và hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp tái đồng bộ tim nhé.
administrator