CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một xét nghiệm được sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính nhé.

daydreaming distracted girl in class

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Tổng quan

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là sự kết hợp một loạt hình ảnh được chụp bằng tia X từ các góc khác nhau xung quanh cơ thể bạn, từ đó thông qua máy tính xử lý để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương, mạch máu và mô mềm bên trong cơ thể bạn. Hình ảnh từ chụp CT cung cấp thông tin chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường.

Chụp CT có thể thực hiện trong nhiều trường hợp, nhưng nó đặc biệt phù hợp để kiểm tra nhanh những người có thể bị tổn thương nội tạng do tai nạn xe hơi hoặc các loại chấn thương khác. Chụp CT có thể được sử dụng để quan sát gần như tất cả các bộ phận của cơ thể và được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý hoặc chấn thương cũng như lập kế hoạch điều trị, phẫu thuật hoặc điều trị bằng tia xạ.

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ có thể đề nghị chụp CT để giúp:

  • Chẩn đoán rối loạn cơ và xương, chẳng hạn như u xương và gãy xương

  • Xác định vị trí của khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông

  • Thực hiện đồng thời trong các thủ thuật như phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị

  • Phát hiện và theo dõi các bệnh lý và tình trạng như ung thư, bệnh tim, nốt phổi và u gan

  • Theo dõi hiệu quả của một số phương pháp điều trị, chẳng hạn như điều trị ung thư

  • Phát hiện tổn thương thương và chảy máu bên trong cơ thể

Rủi ro

Tiếp xúc với bức xạ

Trong quá trình chụp CT, bạn sẽ tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Lượng bức xạ này sẽ lớn hơn bạn so với khi chụp X-quang đơn giản vì chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết hơn. Liều lượng bức xạ thấp được sử dụng trong chụp CT đã không được chứng minh là gây hại lâu dài, mặc dù ở liều lượng cao hơn nhiều, có thể làm tăng một chút nguy cơ ung thư.

Chụp CT có nhiều lợi ích vượt trội hơn so với bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Các bác sĩ sẽ sử dụng liều bức xạ thấp nhất có thể để thu thập thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra, các máy móc và kỹ thuật mới hơn, nhanh hơn cũng sử dụng ít bức xạ hơn so với trước đây. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lợi ích và rủi ro của việc chụp CT.

Có hại cho thai nhi

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Mặc dù bức xạ từ chụp CT không có khả năng gây thương tích cho em bé của bạn, nhưng bác sĩ có thể đề nghị một loại xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm hoặc MRI, để tránh cho em bé tiếp xúc với bức xạ. Ở liều lượng bức xạ thấp được sử dụng trong chụp CT, không có tác dụng phụ có hại nào được quan sát thấy ở người.

Phản ứng với chất cản quang

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một loại thuốc cản quan đặc biệt. Đây có thể là hóa chất mà bạn được yêu cầu uống, được truyền qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc đưa vào trực tràng của bạn trước khi chụp CT. Mặc dù hiếm gặp, chất cản quang có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc phản ứng dị ứng.

Hầu hết các phản ứng đều nhẹ và gây ra phát ban hoặc ngứa. Trong một số trường hợp hiếm hoi, phản ứng dị ứng có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bị dị ứng với chất cản quang.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Tùy thuộc vào cơ quan nào trên cơ thể bạn đang được chụp, bạn có thể được yêu cầu:

  • Cởi một số hoặc tất cả quần áo của bạn và mặc áo choàng của bệnh viện

  • Tháo các vật bằng kim loại, chẳng hạn như thắt lưng, đồ trang sức, răng giả và kính áp tròng, những vật dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả

  • Không ăn hoặc uống trong vài giờ trước khi chụp

Thuốc cản quang

Một loại thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là chất cản quang là cần thiết cho quá trình chụp CT để giúp làm nổi bật các vùng cơ thể. Chất cản quang ngăn chặn tia X và sẽ cho màu trắng trên hình ảnh chụp, có thể giúp quan sát rõ hơn các mạch máu, ruột hoặc các cấu trúc khác.

Chất cản quang có thể được sử dụng:

  • Bằng miệng. Nếu bạn được chỉ định chụp CT thực quản hoặc dạ dày, bạn có thể phải uống một chất lỏng có chứa chất cản quang. Thức uống này có thể có mùi vị khó chịu.

  • Bằng cách tiêm. Thuốc cản quang có thể được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay của bạn để giúp túi mật, đường tiết niệu, gan hoặc mạch máu của bạn dễ dàng quan sát hơn trên hình chụp. Bạn có thể cảm thấy ấm khi tiêm hoặc có vị kim loại trong miệng.

  • Bằng thuốc thụt. Một chất cản quang có thể được đưa vào trực tràng của bạn để giúp quan sát hình ảnh ruột của bạn. Thủ thuật này có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu.

Chuẩn bị cho con bạn đi chụp CT

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi của bạn được chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc an thần để giữ cho con bạn bình tĩnh và yên lặng. Sự chuyển động làm mờ hình ảnh và có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Hãy hỏi bác sĩ của bạn làm thế nào để chuẩn bị cho con bạn.

Quá trình thực hiện

Bạn có thể chụp CT tại bệnh viện hoặc cơ sở ngoại trú. Chụp CT không gây đau đớn và với các thiết bị mới hơn, chỉ mất vài phút. Toàn bộ quá trình thường mất khoảng 30 phút.

Trong khi chụp CT

Máy chụp CT có hình dạng giống như một chiếc bánh lớn. Bạn sẽ được nằm trên một chiếc bàn hẹp, có động cơ giúp trượt người qua khe hở vào bên trong thiết bị. Bạn có thể cần sử dụng dây đai và gối để giữ nguyên tư thế. Trong quá trình chụp CT vùng đầu, bàn có thể được lắp một giá đỡ đặc biệt để giữ yên vị trí đầu.

Trong quá trình chụp CT, đầu dò và ống chứa X sẽ quay xung quanh bạn. Mỗi vòng quay sẽ chụp một số hình ảnh về các mặt cắt của cơ thể. Bạn có thể nghe thấy tiếng ồn ào và vù vù.

Một kỹ thuật viên trong một phòng riêng biệt có thể nhìn và nghe thấy bạn. Bạn sẽ có thể giao tiếp với kỹ thuật viên qua hệ thống liên lạc. Kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn nín thở ở một số thời điểm nhất định để tránh làm mờ hình ảnh.

Sau khi chụp CT

Sau khi thực hiện, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường. Nếu bạn được sử dụng chất cản quang, bạn có thể cần được hướng dẫn đặc biệt. Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu đợi một thời gian ngắn trước khi về nhà để đảm bảo rằng bạn cảm thấy khỏe sau khi thực hiện thủ thuật. Sau khi chụp, có thể bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để giúp thận loại bỏ chất cản quang khỏi cơ thể.

Kết quả

Hình ảnh chụp CT được lưu trữ dưới dạng tệp dữ liệu điện tử và thường được xem lại trên máy tính. Bác sĩ X quang sẽ giải thích những hình ảnh này và gửi báo cáo cho bác sĩ của bạn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SIÊU ÂM TIM

SIÊU ÂM TIM

Siêu âm tim là thủ thuật sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim từ đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xác định các bệnh lý tim.
administrator
MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được đặt trong lồng ngực để phát hiện và ngăn chặn tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
administrator
PHẪU THUẬT THU NHỎ NGỰC

PHẪU THUẬT THU NHỎ NGỰC

Phẫu thuật thu nhỏ ngực sẽ giúp bạn cải thiện ngoại hình của hình một cách đáng kể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật thu nhỏ ngực nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN

XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN

Xét nghiệm di truyền (xét nghiệm gen) là thủ thuật kiểm tra ADN của bạn, từ đó có thể cho biết những thay đổi (đột biến) gây ra một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm di truyền nhé.
administrator
PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua nội soi (TURP) là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiết niệu do tuyến tiền liệt phì đại gây ra. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
LIỆU PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG

LIỆU PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG

Ung thư vú là một căn bệnh tác động rất lớn tới cuộc sống của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống nhé
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là phương pháp điều trị bệnh lý ung thư tuyến thượng thận hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận nhé
administrator
PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng thường gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt là thủ thuật được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhé.
administrator