Chụp tim, còn được gọi là chụp canxi mạch vành, là một xét nghiệm tia X chuyên dụng để giúp bác sĩ phát hiện và kiểm tra các mảng bám chứa canxi trong động mạch của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp tim nhé.

daydreaming distracted girl in class

CHỤP TIM

Tổng quan

Chụp tim, còn được gọi là chụp canxi mạch vành, là một xét nghiệm tia X chuyên dụng nhằm cung cấp hình ảnh tim để giúp bác sĩ phát hiện và kiểm tra các mảng bám chứa canxi trong động mạch của bạn.

Mảng bám bên trong động mạch tim có thể phát triển và làm hạn chế lưu lượng máu đến các cơ tim. Kiểm tra mảng bám vôi hóa bằng chụp tim có thể cho phép bác sĩ xác định bệnh động mạch vành trước khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng.

Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm để xác định những gì bạn cần thực hiện - thuốc hoặc thay đổi lối sống - để giảm nguy cơ đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp tim để hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh tim của bạn hoặc kiểm tra kế hoạch điều trị của bạn.

Chụp tim sử dụng công nghệ X-quang chuyên dụng được gọi là multidetector row hoặc chụp cắt lớp vi tính đa điểm (CT). Quá trình chụp tạo ra nhiều hình ảnh có thể cho thấy bất kỳ mảng bám nào trong mạch máu. Chụp tim cho bác sĩ một cái nhìn sớm về mức độ của mảng bám.

Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác trong máu. Nó phát triển dần dần theo thời gian, rất lâu trước khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Những chất lắng đọng này có thể hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ tim. Mảng bám cũng có thể vỡ, gây ra cục máu đông và dẫn tới đau tim.

Chụp tim được sử dụng khi nào?

Chụp tim có thể giúp hướng dẫn điều trị nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mức độ từ thấp đến trung bình hoặc nếu nguy cơ mắc bệnh tim của bạn không rõ ràng. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn biết nếu bạn có thể hưởng lợi từ việc chụp tim dựa trên các yếu tố nguy cơ.

Chụp tim cũng có thể giúp thúc đẩy những người có nguy cơ bệnh tim mạch trung bình thực hiện những thay đổi quan trọng trong lối sống và tuân theo các kế hoạch điều trị.

Rủi ro

Chụp tim sử dụng công nghệ tia X, khiến bạn tiếp xúc với bức xạ. Mức độ phơi nhiễm thường được coi là an toàn - tương đương với lượng bức xạ bạn tiếp xúc tự nhiên trong một năm.

Một số cơ sở y tế xem chụp tim như một cách dễ dàng để đo lường nguy cơ đau tim của bạn. Ngoài ra, có các xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp ít tốn kém hơn có thể cung cấp thông tin tương tự.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Khi lên lịch cuộc hẹn chụp tim, hãy hỏi những câu hỏi sau:

  • Có bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào không?

  • Tôi nên đến sớm bao lâu?

  • Tôi sẽ cần những thủ tục giấy tờ hoặc giấy tờ tùy thân nào?

Thực phẩm và thuốc

Bạn có thể được yêu cầu tránh sử dụng caffeine và hút thuốc trong vòng 4 giờ trước khi xét nghiệm.

Quần áo và đồ dùng cá nhân

Khi đến làm thủ thuật, bạn sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo phía trên thắt lưng và mặc áo choàng y tế. Bạn cũng cần tháo trang sức quanh cổ hoặc gần ngực.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình

Trước khi quá trình xét nghiệm bắt đầu, kỹ thuật viên sẽ gắn các cảm biến, được gọi là điện cực, vào ngực của bạn. Những điện cực này kết nối với thiết bị ghi lại hoạt động tim của bạn trong quá trình kiểm tra và điều phối thời gian chụp ảnh X-quang giữa mỗi nhịp tim (khi các cơ tim được thư giãn).

Trong quá trình chụp tim, bạn sẽ nằm ngửa trên một chiếc bàn và bàn này sẽ trượt vào máy chụp CT dạng ống. Đầu của bạn luôn ở bên ngoài máy quét.

Bạn có thể được sử dụng thuốc dạng viên hoặc thuốc tiêm để làm chậm tim. Điều này giúp đảm bảo hình ảnh cung cấp chi tiết rõ ràng. Nếu hồi hộp hoặc lo lắng, bạn có thể được sử dụng thuốc để giúp bình tĩnh.

Bạn sẽ được yêu cầu nằm yên và nín thở trong vài giây khi xét nghiệm. Kỹ thuật viên vận hành thiết bị từ phòng bên cạnh, nhưng có thể nhìn thấy và nói chuyện với bạn trong toàn bộ thời gian. Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng 10 đến 15 phút.

Sau khi làm thủ thuật

Thông thường, không cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào sau khi chụp tim. Bạn sẽ có thể tự lái xe về nhà và tiếp tục các hoạt động hàng ngày của mình.

Kết quả

Kết quả của xét nghiệm thường được đưa ra dưới dạng một số gọi là điểm Agatston. Điểm số phản ánh tổng diện tích lắng đọng canxi và mật độ của canxi.

  • Điểm 0 có nghĩa là không có canxi trong tim. Nó cho thấy khả năng bị nhồi máu cơ tim trong tương lai rất thấp.

  • Khi có canxi, điểm số càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.

  • Điểm từ 100 đến 300 có nghĩa là mảng bám lắng đọng ở mức độ vừa phải. Nó có liên quan đến nguy cơ tương đối cao bị đau tim hoặc các bệnh tim khác trong vòng 3 - 5 năm tới.

  • Điểm lớn hơn 300 là dấu hiệu của nguy cơ đau tim từ rất cao đến nghiêm trọng.

Bạn cũng có thể nhận được kết quả dưới dạng phần trăm, cho biết lượng canxi của bạn so với những người cùng độ tuổi và giới tính.

Kết quả chụp tim không nên được sử dụng như một yếu tố dự đoán độc lập về sức khỏe tổng thể và nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Thông tin từ việc chụp tim nên được kết hợp với các thông tin sức khỏe khác.

Thảo luận kết quả với bác sĩ của bạn

Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả chụp tim với bạn. Tùy thuộc vào kết quả, có thể cần một hoặc nhiều chiến lược sau:

  • Không thay đổi kế hoạch điều trị hiện tại

  • Sử dụng thuốc hoặc liều lượng khác 

  • Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của bạn

  • Đặt mục tiêu giảm cân mới

  • Các xét nghiệm bổ sung

  • Hẹn tái khám để theo dõi sức khỏe và lên kế hoạch điều trị

 

Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CẮT BỎ BUỒNG TRỨNG

PHẪU THUẬT CẮT BỎ BUỒNG TRỨNG

Cắt buồng trứng là một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng nhằm điều trị bệnh ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u bất thường.
administrator
PHẪU THUẬT THAY KHỚP VAI

PHẪU THUẬT THAY KHỚP VAI

Phẫu thuật thay khớp vai là thủ thuật giúp giải quyết khớp bị hư hỏng và thay thế chúng bằng các bộ phận làm bằng kim loại và nhựa. Phẫu thuật thay khớp vai có thể giúp để giảm đau và các triệu chứng khác do tổn thương khớp vai.
administrator
XÉT NGHIỆM CÔNG THỨC MÁU TOÀN BỘ

XÉT NGHIỆM CÔNG THỨC MÁU TOÀN BỘ

Công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn và phát hiện một số các rối loạn, bao gồm thiếu máu, nhiễm trùng và bệnh bạch cầu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm công thức máu toàn bộ nhé.
administrator
ĐIỆN CƠ (EMG)

ĐIỆN CƠ (EMG)

Điện cơ (EMG) là một thủ thuật chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và các tế bào thần kinh có chức năng điều khiển chúng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật điện cơ nhé.
administrator
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG ẢO

NỘI SOI ĐẠI TRÀNG ẢO

Nội soi đại tràng ảo là một xét nghiệm xâm lấn tối thiểu để tầm soát ung thư ruột già (ung thư ruột kết), tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để thực hiện xét nghiệm này.
administrator
SINH THIẾT THẬN

SINH THIẾT THẬN

Sinh thiết thận là thủ thuật giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở thận hiệu quả
administrator
SINH THIẾT GAN

SINH THIẾT GAN

Sinh thiết gan là một thủ thuật để loại bỏ một phần nhỏ của mô gan, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán hay theo dõi quá trình điều trị bệnh lý gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật sinh thiết gan nhé.
administrator
PHẪU THUẬT THU HẸP ÂM ĐẠO

PHẪU THUẬT THU HẸP ÂM ĐẠO

Phẫu thuật thu hẹp âm đạo là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị sa cơ quan vùng chậu (POP). Với thủ thuật này, bác sĩ của bạn sẽ khâu thành của âm đạo lại với nhau để giữ các cơ quan vùng chậu của chúng ta vào đúng vị trí. Phẫu thuật này phổ biến ở những phụ nữ bị POP nặng ở độ tuổi 80 - 90, những người không còn muốn giao hợp qua đường âm đạo.
administrator