PHẪU THUẬT ĐỘNG KINH

Phẫu thuật động kinh là một thủ thuật nhằm loại bỏ một vùng não nơi xảy ra các cơn co giật. Đây là một phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị động kinh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật động kinh nhé.

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT ĐỘNG KINH

Tổng quan

Phẫu thuật động kinh là một thủ thuật nhằm loại bỏ một vùng não nơi xảy ra các cơn co giật.

Phẫu thuật động kinh hiệu quả nhất khi các cơn co giật luôn chỉ xảy ra ở một vị trí duy nhất trong não. Phẫu thuật động kinh không phải là phương pháp điều trị đầu tiên nhưng được xem xét khi bệnh nhân đã sử dụng ít nhất hai loại thuốc chống động kinh nhưng không kiểm soát được cơn động kinh.

Một số xét nghiệm trước khi phẫu thuật là cần thiết để xác định xem bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật động kinh hay không và cách quy trình được thực hiện như thế nào.

Tại sao cần thực hiện

Phẫu thuật động kinh có thể là một lựa chọn khi sử dụng thuốc không kiểm soát được cơn động kinh, một tình trạng được gọi là động kinh kháng thuốc. Mục tiêu của phẫu thuật động kinh là ngăn chặn các cơn co giật hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chúng dù có hoặc không sử dụng thuốc.

Bệnh động kinh được kiểm soát kém có thể dẫn đến một số biến chứng và rủi ro đối với sức khỏe, bao gồm những điều sau:

  • Tổn thương thể chất trong cơn động kinh

  • Chết đuối, nếu cơn động kinh xảy ra khi tắm hoặc bơi

  • Trầm cảm và lo âu

  • Trẻ em chậm phát triển

  • Đột tử, một biến chứng hiếm gặp của bệnh động kinh

  • Trí nhớ kém hơn hoặc suy giảm các kỹ năng tư duy khác

Các loại phẫu thuật động kinh

Động kinh là kết quả của hoạt động bất thường của một số tế bào não (tế bào thần kinh). Loại phẫu thuật nào được thực hiện phụ thuộc vào vị trí của các tế bào thần kinh xuất hiện cơn động kinh và độ tuổi của bệnh nhân. Các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt một phần nhỏ của não là loại phẫu thuật động kinh phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt các mô não ở vùng não xảy ra co giật, thường là vị trí có khối u, chấn thương não hoặc dị tật. Phẫu thuật nối thường được thực hiện trên một trong các thùy thái dương, một khu vực kiểm soát trí nhớ thị giác, khả năng hiểu ngôn ngữ và cảm xúc.

  • Liệu pháp sử dụng nhiệt mô kẽ bằng laser (LITT) là một phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng tia laser để phá hủy một phần nhỏ mô não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng để định hướng tia laser.

  • Kích thích não sâu là việc sử dụng một thiết bị - được cấy ghép vĩnh viễn vào sâu bên trong não - phát ra các tín hiệu điện được hẹn giờ thường xuyên nhằm gián đoạn hoạt động bất thường gây co giật. Quy trình này cũng được hướng dẫn bởi xét nghiệm chụp MRI. Máy phát điện gửi xung điện sẽ được cấy vào ngực.

  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần của vị trí kết nối các dây thần kinh ở bên phải và bên trái của não (thể chai: corpus callosum). Thủ thuật này thường được áp dụng với trẻ em có hoạt động não bất thường lan từ não bên này sang não bên kia.

  • Cắt bán cầu là một thủ thuật để loại bỏ một bên (bán cầu) của vết gấp của não. Phẫu thuật này thường dành cho những trẻ em bị co giật xuất phát từ nhiều vị trí trong một bán cầu, thường là kết quả của một tình trạng khi sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh.

  • Cắt bán cầu chức năng là một thủ thuật chủ yếu được sử dụng ở trẻ em để loại bỏ các dây thần kinh kết nối mà không loại bỏ các mô não.

Rủi ro

Các khu vực khác nhau của não kiểm soát các chức năng khác nhau. Do đó, rủi ro khác nhau tùy thuộc vào vị trí phẫu thuật và loại phẫu thuật. Nhóm phẫu thuật của bạn sẽ giúp bạn hiểu những rủi ro cụ thể trong quy trình của bạn, cũng như các chiến lược mà các bác sĩ sẽ sử dụng để giảm nguy cơ biến chứng. Rủi ro có thể bao gồm những điều sau:

  • Các vấn đề về trí nhớ và ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của bạn

  • Suy giảm thị lực 

  • Trầm cảm hoặc những thay đổi tâm lý khác có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân hoặc xã hội

  • Đau đầu

  • Đột quỵ

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Nếu bạn có thể là ứng cử viên cho phẫu thuật động kinh, bạn sẽ làm việc với nhóm y tế tại trung tâm động kinh chuyên biệt. Nhóm của bạn sẽ tiến hành một số xét nghiệm để xác định khả năng đủ điều kiện phẫu thuật của bạn, xác định vị trí phẫu thuật thích hợp và hiểu chi tiết cách vùng não đó hoạt động như thế nào. Một số xét nghiệm này được thực hiện dưới dạng thủ thuật ngoại trú, trong khi những xét nghiệm khác yêu cầu phải nằm viện.

Đánh giá để tìm ra khu vực có vấn đề

Các quy trình sau đây là các xét nghiệm tiêu chuẩn được sử dụng để xác định nguồn gốc của hoạt động bất thường trong não.

  • Điện não đồ cơ bản (EEG). Trong xét nghiệm này, các điện cực được đặt trên da đầu để đo hoạt động điện do não tạo ra khi bạn không bị co giật. Xét nghiệm này có thể gợi ý các khu vực của não có thể bị ảnh hưởng.

  • Điện não đồ video. Điện não đồ liên tục có theo dõi bằng video ghi lại các cơn co giật của bạn khi chúng xảy ra. Vì thuốc chống co giật của bạn phải được giảm bớt hoặc tạm thời ngừng để cơn co giật xảy ra, bạn sẽ được nhập viện để làm xét nghiệm này. Đánh giá những thay đổi trong điện não đồ của bạn với các chuyển động của cơ thể trong cơn động kinh giúp xác định chính xác vùng não đang bắt đầu gây ra các cơn co giật.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Xét nghiệm hình ảnh này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết cho phép bác sĩ xác định các tế bào bị tổn thương, khối u hoặc các bất thường khác có thể gây ra co giật.

Các bác sĩ của bạn có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định nguồn gốc của các cơn co giật và xác định bản chất của hoạt động bất thường này. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Theo dõi điện não đồ xâm lấn. Nếu xét nghiệm điện não đồ không cho thấy nơi xảy ra co giật, việc theo dõi có thể được thực hiện bằng các điện cực được đặt trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật đặt các lưới hoặc dải điện cực trên bề mặt não hoặc đặt điện cực sâu hơn bên trong não. Xét nghiệm này được thực hiện khi bạn đang bất tỉnh.

  • Điện não đồ video với điện cực xâm lấn. Cũng có thể cần các điện cực được đặt ở vị trí thực hiện phẫu thuật cho quy trình điện não đồ video. Sau khi phẫu thuật, dữ liệu video và điện não đồ sẽ được ghi lại trong thời gian nằm viện nhưng không dùng thuốc chống động kinh.

  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET). Xét nghiệm hình ảnh chuyên dụng này được sử dụng để đo chức năng não khi bạn không bị động kinh. Chỉ riêng hình ảnh - hoặc kết hợp với xét nghiệm MRI - có thể giúp xác định nguồn gốc của các cơn động kinh.

  • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT). Quy trình này đo lưu lượng máu trong não trong cơn động kinh. Thông thường, lưu lượng máu ở phần não nơi xảy ra co giật sẽ cao hơn. Bạn sẽ được nhập viện để làm xét nghiệm này.

Đánh giá để hiểu chức năng não

Tùy thuộc vào vị trí phẫu thuật, nhóm của bạn có thể đề xuất các xét nghiệm để xác định các khu vực chính xác của não kiểm soát ngôn ngữ, chức năng cảm giác, kỹ năng vận động hoặc các chức năng quan trọng khác. Thông tin này giúp bác sĩ phẫu thuật bảo tồn chức năng ở mức độ tốt nhất có thể khi loại bỏ hoặc thay đổi một vị trí trong não của bạn.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • MRI chức năng. Xét nghiệm này xác định các vùng hoạt động của não khi bạn đang thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như nghe hoặc đọc. Điều này giúp bác sĩ phẫu thuật biết các vị trí chính xác trong não của bạn điều khiển một chức năng cụ thể.

  • Xét nghiệm wada. Với xét nghiệm này, một loại thuốc được tiêm vào sẽ tạm thời đưa một bên não của bạn vào trạng thái ngủ tại một thời điểm. Sau đó, bạn được thực hiện một bài kiểm tra về chức năng ngôn ngữ và trí nhớ. Bài kiểm tra này có thể giúp xác định bên nào của não bạn chiếm ưu thế trong việc sử dụng ngôn ngữ. Mặc dù MRI chức năng thường được thực hiện thay thế xét nghiệm này, nhưng nó có thể được sử dụng nếu bạn không thể thực hiện xét nghiệm hình ảnh.

  • Lập bản đồ não. Các điện cực nhỏ được phẫu thuật để đặt trên bề mặt của não. Khi bạn tỉnh táo sau phẫu thuật, bạn sẽ được thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp với các phép đo hoạt động điện của não.

Các xét nghiệm tâm lý thần kinh

Ngoài ra, các bài kiểm tra thường được khuyến nghị để đo lường các kỹ năng học tập bằng lời nói hay không lời và chức năng ghi nhớ. Các xét nghiệm này có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về vùng não bị ảnh hưởng bởi cơn động kinh, cũng như là cơ sở để đo chức năng sau phẫu thuật.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Để tránh nhiễm trùng, tóc của bạn sẽ cần được cắt ngắn hoặc cạo trên phần đỉnh đầu trong quá trình phẫu thuật. Bạn sẽ được đặt một ống nhỏ, mềm dẻo trong tĩnh mạch (đường truyền tĩnh mạch) để truyền chất lỏng, thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác trong quá trình phẫu thuật.

Trong quá trình

Nhịp tim, huyết áp và nồng độ oxy trong máu của bạn sẽ được theo dõi trong suốt quá trình phẫu thuật. Máy đo điện não đồ cũng có thể ghi lại sóng não của bạn trong quá trình phẫu thuật để xác định tốt hơn vị trí của phần não nơi gây ra cơn co giật.

Phẫu thuật động kinh thường được thực hiện cùng với thủ thuật gây mê toàn thân và bạn sẽ bất tỉnh trong quá trình này. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ phẫu thuật có thể đánh thức bạn tại 1 thời điểm của cuộc phẫu thuật để giúp nhóm xác định phần nào của bộ não kiểm soát ngôn ngữ và các cử động của bạn. Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ được sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết mổ tương đối nhỏ trong hộp sọ, tùy thuộc vào loại phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, các xương sọ được thay thế và gắn chặt vào hộp sọ còn lại để hồi phục.

Sau khi làm thủ thuật

Bạn sẽ ở trong một khu vực phục hồi đặc biệt để được theo dõi cẩn thận cho tới khi thức dậy sau khi gây mê. Bạn có thể phải dành đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tổng thời gian nằm viện cho hầu hết các ca phẫu thuật động kinh thường là khoảng 3 hoặc 4 ngày.

Khi bạn thức dậy, đầu của bạn sẽ bị sưng và đau. Hầu hết mọi người cần thuốc để giảm đau trong ít nhất vài ngày đầu tiên. Chườm đá trên đầu cũng có thể hữu ích. Hầu hết triệu chứng sưng và đau sau phẫu thuật sẽ hết trong vài tuần.

Có thể bạn sẽ không thể trở lại làm việc hoặc đi học trong khoảng 1 – 3 tháng. Bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn trong vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật động kinh và sau đó tăng dần mức độ hoạt động của mình.

Không chắc rằng bạn sẽ cần các biện pháp phục hồi chức năng chuyên sâu ngay cả khi phẫu thuật đã hoàn thành mà không có biến chứng như đột quỵ hoặc ảnh hưởng khả năng giao tiếp.

Kết quả

Kết quả của phẫu thuật động kinh khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Kết quả mong đợi là có thể kiểm soát cơn động kinh bằng thuốc.

Thủ thuật phổ biến nhất và được hiểu rõ nhất - cắt bỏ mô ở thùy thái dương - mang lại kết quả không lên cơn co giật cho khoảng 2/3 số người. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn không bị co giật trong năm đầu tiên sau khi phẫu thuật thùy thái dương – khi có sử dụng thuốc - thì khả năng hết co giật sau hai năm là 87% - 90%. Nếu bạn không bị co giật trong 2 năm, khả năng không bị co giật là 95% sau 5 năm và 82% sau 10 năm.

Nếu bạn vẫn không bị co giật trong ít nhất 1 năm, bác sĩ có thể cân nhắc việc ngừng sử dụng thuốc chống co giật và bạn có thể được ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn. Hầu hết những người bị co giật sau khi ngừng sử dụng thuốc đều có thể kiểm soát cơn co giật bằng cách tiếp tục điều trị bằng thuốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai được sử dụng. Miếng dán tránh thai là một phương pháp ngừa thai rất tiện lợi và đạt hiệu quả cao. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về miếng dán tránh thai nhé
administrator
THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Thuốc giãn phế quản giúp làm giảm triệu chứng của bệnh bệnh hen suyễn, COPD và các triệu chứng tình trạng phổi khác bằng cách thư giãn các cơ xung quanh đường thở và giúp làm sạch chất nhầy khỏi phổi. Thuốc giãn phế quản có ở dạng tác dụng dài và dạng tác dụng ngắn. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng thuốc hít, dung dịch phun sương hoặc viên uống. Các tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, tăng động, buồn nôn và nôn mửa.
administrator
CẮT DẠ DÀY VÀ NỐI VỚI TÁ TRÀNG

CẮT DẠ DÀY VÀ NỐI VỚI TÁ TRÀNG

Cắt dạ dày và nối với tá tràng (BPD/DS) là phẫu thuật giúp bệnh nhân giảm cân.
administrator
HIẾN MÁU

HIẾN MÁU

Hiến máu là một hoạt động tình nguyện có thể giúp cứu sống rất nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về những thông tin về quá trình hiến máu nhé
administrator
PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

PHẪU THUẬT BÀNG QUANG

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trong cơ thể sau khi được thận lọc, có thể cần thực hiện phẫu thuật vì một số lý do, bao gồm cả ung thư bàng quang. Bàng quang của bạn có thể cần phải được loại bỏ, hoặc bạn có thể cần một thủ thuật tái tạo bàng quang. Có nhiều loại phẫu thuật bàng quang khác nhau.
administrator
CẤY GHÉP THIẾT BỊ DƯƠNG VẬT

CẤY GHÉP THIẾT BỊ DƯƠNG VẬT

Cấy ghép thiết bị dương vật là việc đặt một thiết bị bên trong dương vật để cho phép nam giới bị rối loạn cương dương (ED) cương cứng, được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
administrator
LIỆU PHÁP PROTON

LIỆU PHÁP PROTON

Liệu pháp proton là một loại xạ trị thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp proton nhé.
administrator
PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư vú nhé
administrator