PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư vú nhé

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

Tổng quan

Phẫu thuật ung thư vú là trong những phần chính của liệu pháp điều trị ung thư vú trong đó sẽ loại bỏ khối u ung thư bằng phẫu thuật. Phẫu thuật ung thư vú có thể được áp dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị.

Đối với những người có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để giảm nguy cơ mắc ung thư vú trong tương lai.

Phẫu thuật ung thư vú bao gồm các thủ thuật khác nhau, chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú (cắt bỏ vú)

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần mô vú (cắt bỏ khối u)

  • Phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận

  • Phẫu thuật tái tạo vú sau khi cắt bỏ vú

Phương pháp phẫu thuật ung thư vú nào tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào kích thước và giai đoạn ung thư, các lựa chọn điều trị khác cũng như mục tiêu và lựa chọn của bạn.

Phân loại

  • Tái tạo vú bằng phẫu thuật flap

  • Tái tạo vú bằng cấy ghép

  • Cắt bỏ khối u (lumpectomy)

  • Cắt bỏ vú (mastectomy)

  • Sinh thiết hạch

Tại sao cần thực hiện

Mục tiêu của phẫu thuật ung thư vú là giúp loại bỏ các tế bào ung thư. Đối với những người chọn phương pháp tái tạo vú cấy ghép hoặc tái tạo vú từ mô của chính bạn (phẫu thuật flap) có thể được thực hiện cùng lúc hoặc trong một cuộc phẫu thuật sau đó.

Phẫu thuật ung thư vú được sử dụng để điều trị hầu hết các giai đoạn của ung thư vú, bao gồm:

  • Nguy cơ ung thư vú cao. Những người có nguy cơ cao bị ung thư vú dựa trên tiền sử gia đình, kết quả sinh thiết vú không phải ung thư hoặc đột biến gen có thể xem xét việc cắt bỏ vú (dự phòng) kèm theo hoặc không tái tạo vú như một lựa chọn để ngăn ngừa ung thư vú.

  • Ung thư vú không xâm lấn. Những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS) có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó có thể được điều trị bằng xạ trị, mặc dù phẫu thuật cắt bỏ vú có hoặc không tái tạo vú cũng có thể là một lựa chọn.

  • Ung thư vú giai đoạn đầu. Ung thư vú nhỏ có thể được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ vú có hoặc không có tái tạo vú, sau đó có thể sử dụng xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu.

  • Ung thư vú giai đoạn muộn hơn. Các bệnh ung thư giai đoạn muộn hơn có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ vú, mặc dù đôi khi hóa trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng trước khi phẫu thuật. Điều trị bổ sung bằng xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu có thể được khuyến nghị.

  • Ung thư vú tiến triển. Ung thư vú giai đoạn muộn hoặc đã di căn đến một số hạch bạch huyết thường được điều trị trước tiên với hóa trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu để thu nhỏ khối u và giúp gia tăng tỷ lệ phẫu thuật thành công. Những khối ung thư này có thể được loại bỏ bằng phương pháp cắt bỏ vú hoặc cắt bỏ khối u, sau đó là xạ trị.

  • Ung thư vú tái phát. Ung thư vú tái phát sau khi điều trị ban đầu có thể được loại bỏ bằng cuộc phẫu thuật bổ sung. Các phương pháp điều trị bổ sung có thể được khuyến nghị.

Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư vú di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Cắt bỏ vú

Rủi ro

Phẫu thuật ung thư vú là một thủ thuật an toàn, nhưng nó vẫn có nguy cơ biến chứng nhỏ, bao gồm:

  • Chảy máu

  • Nhiễm trùng

  • Tụ dịch tại vết mổ (seroma)

  • Cơn đau

  • Sẹo vĩnh viễn

  • Mất hoặc thay đổi cảm giác ở ngực hay ngực được tái tạo

  • Các vấn đề về làm lành vết thương

  • Sưng cánh tay (phù bạch huyết)

  • Rủi ro liên quan đến thuốc mê được sử dụng để đưa bạn vào trạng thái an thần trong khi phẫu thuật, chẳng hạn như lú lẫn, đau cơ và nôn mửa

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Thảo luận về các lựa chọn của bạn với bác sĩ phẫu thuật

Cuộc gặp ban đầu của bạn với bác sĩ phẫu thuật ung thư vú có thể giúp bạn hiểu các lựa chọn điều trị của mình và những gì bạn có thể mong đợi từ phẫu thuật. Chuẩn bị cho cuộc gặp mặt này bằng cách lên một danh sách các câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Thủ thuật nào là tốt nhất cho trường hợp cụ thể của tôi?

  • Mỗi lựa chọn khác nhau có cơ hội chữa khỏi ung thư vú như nhau không?

  • Bao nhiêu phần vú của tôi cần phải cắt bỏ?

  • Có nên cắt bỏ phần mô vú khỏe mạnh của tôi cùng lúc không?

  • Tôi sẽ cần phẫu thuật bao nhiêu bước?

  • Các lựa chọn để tái tạo mô vú là gì?

  • Có thể bắt đầu tái tạo mô cùng lúc với phẫu thuật không?

  • Ngực của tôi sẽ trông như thế nào sau khi phẫu thuật? Liệu 2 bên ngực của tôi có giống nhau không?

  • Bạn có thể cho tôi xem hình ảnh của những người khác đã trải qua các thủ thuật này không?

  • Nếu không thực hiện việc tái tạo, vú của tôi sẽ trông như thế nào?

  • Phẫu thuật có an toàn đối với tôi không?

  • Tôi sẽ phải dành bao nhiêu thời gian trong bệnh viện?

  • Tôi sẽ cần bao lâu để phục hồi? Khi nào tôi có thể trở lại làm việc bình thường?

  • Bác sĩ đã thực hiện bao nhiêu cuộc phẫu thuật ung thư vú?

  • Nếu bạn có một thành viên trong gia đình trong hoàn cảnh của tôi, bác sĩ sẽ khuyên điều gì?

Các bác sĩ phẫu thuật ung thư vú làm việc kết hợp với các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo vú. Nếu bạn dự định tái tạo vú, hãy hẹn gặp để thảo luận về những lựa chọn này.

Cắt bỏ khối u

Quá trình thực hiện

Trong quá trình phẫu thuật ung thư vú

Phẫu thuật ung thư vú được thực hiện trong bệnh viện. Trước khi làm thủ thuật, bạn được sử dụng thuốc (gây mê toàn thân) để giữ cho bạn ở trạng thái an thần.

Quá trình thực hiện trong lúc phẫu thuật của bạn sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật, nhưng bạn có thể sẽ được:

  • Thực hiện một vết rạch trên vú của bạn để loại bỏ khối u và các mô xung quanh. Loại bỏ bao nhiêu phần mô sẽ phụ thuộc vào việc bạn phẫu thuật để loại bỏ một phần mô vú hay phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ mô vú. Vị trí và độ dài của vết rạch phụ thuộc vào vị trí của khối u trong vú.

  • Kiểm tra các hạch bạch huyết ở nách của bạn. Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một vài hạch bạch huyết mà khối u có nhiều khả năng di căn tới. Sau đó chúng sẽ được xét nghiệm để tìm tế bào ung thư. Nếu không có ung thư, không cần phải phẫu thuật cắt bỏ thêm hạch bạch huyết.

Nếu ung thư được phát hiện, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ thêm hạch bạch huyết hoặc đề nghị phương pháp xạ trị sau khi phẫu thuật. Đôi khi cả hai phương pháp điều trị này có thể được kết hợp.

  • Đóng vết mổ. Bác sĩ phẫu thuật đóng vết mổ và cần quan tâm tới ngoại hình của bạn. Các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ được sử dụng để giảm sẹo.

  • Tái tạo mô vú, nếu bạn chọn. Nếu bạn đang được phẫu thuật cắt bỏ vú và chọn phương pháp tái tạo vú, thì thủ thuật này thường bắt đầu vào cùng thời điểm bạn phẫu thuật ung thư. Trong một số trường hợp, việc tái tạo mô có thể bị trì hoãn và được thực hiện trong một cuộc phẫu thuật khác riêng biệt.

Sau khi phẫu thuật ung thư vú

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể:

  • Được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi huyết áp, mạch và nhịp thở 

  • Băng bó vị trí phẫu thuật

  • Có thể xuất hiện triệu chứng đau, tê và cảm giác kim châm ở vùng dưới cánh tay của bạn

  • Được hướng dẫn về cách chăm sóc bản thân tại nhà, bao gồm chăm sóc vết thường và ống dẫn lưu, nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng và biết các hoạt động bị hạn chế

  • Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về thời điểm có thể tiếp tục mặc áo ngực hoặc đeo vú giả

  • Được kê đơn thuốc giảm đau và đôi khi là thuốc kháng sinh

  • Tiếp tục chế độ ăn thông thường của bạn

  • Có thể tắm vào ngày sau phẫu thuật

Dự kiến bạn ​​sẽ phải dành một đêm trong bệnh viện sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú nếu đồng thời thực hiện quá trình tái tạo mô vú. Những người được phẫu thuật cắt bỏ vú mà không thực hiện tái tạo hoặc chỉ cắt bỏ khối u có thể xuất viện ngay vào ngày phẫu thuật.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LẤY MẪU NHUNG MAO MÀNG ĐỆM

LẤY MẪU NHUNG MAO MÀNG ĐỆM

Lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS) là một xét nghiệm trước khi sinh giúp xác định các bệnh lý nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down, cũng như các tình trạng di truyền khác như bệnh xơ nang.
administrator
GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG GIÁN TIẾP

GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG GIÁN TIẾP

Người hiến tặng gián tiếp là người còn sống hiến tặng một bộ phận cơ thể, thường là một quả thận, không nêu tên hoặc không có người nhận chủ đích. Nội tạng được hiến tặng như một món quà và người hiến không có mong muốn được đáp lại cũng như không có mối liên hệ nào giữa người hiến và người nhận.
administrator
SINH THIẾT THẬN

SINH THIẾT THẬN

Sinh thiết thận là thủ thuật giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở thận hiệu quả
administrator
CẤY GHÉP TẾ BÀO GỐC DỊ SINH

CẤY GHÉP TẾ BÀO GỐC DỊ SINH

Cấy ghép tế bào gốc dị sinh là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý ung thư và không phải ung thư
administrator
HIẾN TINH TRÙNG

HIẾN TINH TRÙNG

Hiến tinh trùng là hoạt động có thể giúp các cặp vợ chồng vô sinh đạt được mong muốn có con của mình. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hoạt động hiến tinh trùng nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

Xét nghiệm Pap, còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào tử cung, là một thủ thuật để kiểm tra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật xét nghiệm phết tế bào tử cung nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ ĐẠI TRÀNG

PHẪU THUẬT CẮT BỎ ĐẠI TRÀNG

Cắt bỏ đại tràng là một thủ thuật phẫu thuật để điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh và tình trạng gặp phải ở ruột kết của bạn, chằng hạn như bệnh Crohn hay ung thư ruột kết.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

Phẫu thuật cắt mí mắt có thể mang lại cho bạn một đôi mắt đẹp cũng như sự tự tin, thoải mái. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt mí mắt nhé
administrator