CỦ NÂU

Củ nâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây tẽn, củ nầng, thự lương, má bau, giả khôi, vũ dư lương. Củ nâu hay được biết đến như một loại củ dùng để nhuộm nên những loại vải thổ cẩm của miền sơn cước. Tuy nhiên ít ai biết đây cũng là một vị thuốc được dân gian sử dụng với tác dụng trị tiêu chảy, kiết lị. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ NÂU

Đặc điểm tự nhiên

Củ nâu là thực vật dây leo, ở gốc có nhiều gai còn phần trên nhẵn. Lá mọc đối xứng ở ngọn và mọc cách ở phần gốc. Củ phát triển ở trên mặt đất, thịt bên trong có màu đỏ, vỏ ngoài màu nâu và sần sùi. Củ nâu khá giống với củ khoai lang nhưng hình dạng tròn hơn.

Ngoài ra, củ nâu còn có một số loại khác như:

+Củ nâu dọc đỏ: củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.

+Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dựa: vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.

+Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ: vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng. Người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên. Vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.

Củ nâu thường mọc hoang rất nhiều ở những vùng rừng núi nước ta, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây,... Ngoài ra cây củ nâu còn được khai thác nhiều ở Lào.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ của cây chính là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Củ nâu sau khi thu hái về phải gọt vỏ ngoài, ngâm nhiều nước và thay nước nhiều lần cho hết hoặc giảm chất chát, rồi luộc ăn hoặc phơi khô, dùng dần.

Đối với dược liệu đã phơi khô nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Trong Củ nâu có nhiều tanin và tinh bột. Hiện chưa thấy nghiên cứu về thành phần hoá học khác trong Củ nâu được công bố.

Tác dụng

+Dược liệu có tác dụng sát khuẩn, tăng co bóp tử cung và cầm máu.

+Chiết xuất etanolic trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.

+Thực nghiệm trên thỏ và chó cho thấy dược liệu có tác dụng cầm máu nhanh từ 85 – 96%.

+Một nghiên cứu khoa học đã sử dụng các thành phần hoạt tính cô lập được từ Củ nâu. Đem sử dụng trên chuột thông qua phương pháp tiêm tĩnh mạch cảnh chung và tiêm tĩnh mạch đuôi để kiểm tra tác động của chúng đối với huyết áp. Kết quả cho thấy hoạt chất được phân lập và tinh chế từ Củ nâu có hiệu quả rõ rệt trong việc hạ huyết áp của chuột.

Công dụng

Củ nâu có vị hơi chua, ngọt chát, tính bình và không có độc, sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị lỵ ra máu.

+Điều trị kiết lỵ và tiêu chảy.

+Điều trị chứng đau bụng ở phụ nữ sau sinh.

+Điều trị chứng liệt nửa người.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị chứng tích huyết khối, cục ở phụ nữ.

+Điều trị bệnh tiêu chảy.

Liều dùng

Củ nâu thường được dùng bằng cách mài, nghiền mịn hoặc sắc uống. Ngoài ra dược liệu còn được dùng ngoài da. Liều dùng từ 3 – 9g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Củ nâu không chứa độc nhưng có tính hàn nên tránh dùng nhiều hoặc dùng trong thời gian dài.

+Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh không phải do hư chứng và không có thực tà không nên sử dụng dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÁNH KIẾN TRẮNG

CÁNH KIẾN TRẮNG

Cánh kiến trắng hay còn được biết đến là cây Bồ đề, có tên khoa học Styrax tonkinensis thuộc họ Bồ đề. Trong Y học cổ truyền, người ta dùng nhựa của nó, tên là An tức hương, với tác dụng khai khiếu, trấn tĩnh, chữa ho. Tên gọi khác: An tức hương, Bồ đề, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi, Chiết bối La hương.
administrator
SÂM NGỌC LINH

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.
administrator
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator
ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
administrator
NGHỆ TRẮNG

NGHỆ TRẮNG

Nghệ trắng từ xưa đến hiện tại đều được biết đến là một trong những loại gia vị được ưa chuộng trong nhiều bữa cơm gia đình hằng ngày. Nhưng ít người biết rằng đây lại là một loại thuốc quý của tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt, sưng viêm,… Bên cạnh đó, Nghệ trắng còn có các tác động rất tốt đối với sức khỏe tim mạch, gan mật,… Thêm vào đó vị thuốc này còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của phái đẹp như trị băng huyết hoặc đau bụng kinh.
administrator
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator