ĐIỆN SINH LÝ HỌC TIM

Thăm dò điện sinh lý (EP) là một loạt các xét nghiệm giúp kiểm tra hoạt động điện của tim. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp điện sinh lý học tim nhé.

daydreaming distracted girl in class

ĐIỆN SINH LÝ HỌC TIM

Tổng quan

Thăm dò điện sinh lý (EP) - còn được gọi là điện sinh lý tim xâm lấn - là một loạt các xét nghiệm giúp kiểm tra hoạt động điện của tim.

Hệ thống điện của tim tạo ra các tín hiệu (xung động) giúp kiểm soát thời gian giữa mỗi nhịp tim. Trong xét nghiệm EP, các bác sĩ tim mạch sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về cách các tín hiệu này di chuyển giữa mỗi nhịp tim.

Xét nghiệm EP có thể giúp xác định nguyên nhân của tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). Đôi khi nó được thực hiện để dự đoán nguy cơ đột tử do tim.

Xét nghiệm EP được thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ tim mạch được đào tạo đặc biệt về tình trạng rối loạn nhịp tim (bác sĩ điện sinh lý).

Tại sao cần thực hiện

Một xét nghiệm EP sẽ cung cấp cho bác sĩ một góc nhìn rất chi tiết về cách các tín hiệu điện di chuyển trong tim. Bác sĩ có thể đề xuất thực hiện xét nghiệm EP nếu:

  • Bạn có tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng nhịp tim nhanh hoặc bất thường - chẳng hạn như nhịp tim nhanh trên thất (SVT) hoặc bất kỳ loại nhịp tim nhanh nào khác – bác sĩ của bạn có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm EP để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

  • Bạn đã từng bị ngất. Nếu bạn đã từng bị mất ý thức đột ngột (ngất xỉu), một xét nghiệm điện sinh lý tim có thể giúp tìm hiểu nguyên nhân.

  • Bạn có nguy cơ bị đột tử do tim. Nếu bạn mắc một số bệnh lý về tim, một xét nghiệm EP có thể giúp xác định nguy cơ đột tử do tim của bạn.

  • Bạn cần thủ thuật cardiac ablation. Thủ thuật này sử dụng nhiệt hoặc năng lượng lạnh để điều chỉnh các vấn đề về nhịp tim. Xét nghiệm EP luôn được thực hiện trước khi thực hiện thủ thuật này để xác định chính xác vị trí nhịp tim không đều. Cả 2 thủ thuật này có thể thực hiện trong cùng một ngày.

Rủi ro

Cũng như nhiều xét nghiệm và quy trình khác, EP có những rủi ro. Một số có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng. Các rủi ro do xét nghiệm EP có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng

  • Chảy máu quanh tim do tổn thương (thủng) mô tim

  • Tổn thương van tim hoặc mạch máu

  • Tổn thương cho hệ thống điện của tim, có thể yêu cầu một máy tạo nhịp tim để điều chỉnh

  • Cục máu đông ở chân hoặc phổi

  • Đau tim

  • Đột quỵ

  • Tử vong (hiếm khi)

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lợi ích và rủi ro của xét nghiệm EP để hiểu liệu thủ thuật này có phù hợp với bạn hay không.

Bạn chuẩn bị như thế nào

Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm của ngày thực hiện xét nghiệm thăm dò điện sinh lý tim. Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ của bạn xem mình có nên tiếp tục dùng chúng trước khi thực hiện xét nghiệm hay không.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần làm theo bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào khác trước hoặc sau khi thực hiện EP.

Quá trình thực hiện

Trước khi thực hiện

Xét nghiệm EP sẽ được thực hiện trong bệnh viện. Một đường truyền IV được đặt tại cánh tay của bạn. Các điện cực được đặt trên ngực để kiểm tra nhịp tim trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Trước khi quy trình bắt đầu, bạn thường được tiêm thuốc an thần qua đường tĩnh mạch để thư giãn. Đôi khi thủ thuật gây mê toàn thân được sử dụng, có nghĩa là bạn sẽ được đưa vào trạng thái giống như đang ngủ.

Trong khi thực hiện

Trong khi thực hiện EP, các ống dài và mỏng (ống thông) được đặt vào ba hoặc nhiều khu vực trong tim. Bác sĩ sẽ cạo sạch lông tại vị trí mà các ống thông này sẽ được đưa vào, thường là ở bẹn, sau đó sử dụng thuốc gây tê khu vực này.

Bác sĩ sẽ chèn các ống nhựa tương tự như đường truyền lớn (sheaths) vào mạch máu. Các ống thông được dẫn qua các đường truyền này đến tim, thường sử dụng hình ảnh chụp được bằng tia X để hướng dẫn. Các cảm biến trên đầu ống thông gửi tín hiệu điện đến tim và giúp ghi lại hoạt động điện của tim.

Một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện trong quá trình EP. Những xét nghiệm nào bạn được thực hiện sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và sức khỏe tổng thể của bạn. Trong xét nghiệm EP, bác sĩ tim mạch có thể:

  • Thực hiện các phép đo cơ bản về hoạt động điện của tim. Các cảm biến ở đầu ống thông ghi lại hoạt động điện ban đầu của tim tại các vị trí khác nhau. Xét nghiệm này được gọi là điện tâm đồ. Nó cho biết cách các tín hiệu điện di chuyển qua tim.

  • Gửi tín hiệu khiến tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn. Các tín hiệu điện được gửi qua các ống thông đến các vùng khác nhau của tim để tăng tốc độ hoặc làm chậm nhịp tim. Làm như vậy sẽ giúp bác sĩ biết được liệu bạn có thêm các tín hiệu điện khác gây rối loạn nhịp tim hay không và những tín hiệu đó đến từ đâu.

  • Sử dụng thuốc để xem chúng ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào. Một số loại thuốc có thể được đưa trực tiếp qua ống thông vào tim để ngăn chặn hoặc làm chậm hoạt động điện ở một khu vực nhất định. Phản ứng của tim với thuốc sẽ giúp cung cấp thêm manh mối về tình trạng của bạn.

  • Lập bản đồ trái tim. Đây là quá trình xác định vị trí tốt nhất để thực hiện phương pháp cắt đốt tim trong điều trị nhịp tim không đều.

  • Thực hiện cắt đốt tim (cardiac ablation). Nếu bác sĩ xác định rằng thủ thuật cắt đốt tim là phù hợp, thủ thuật này có thể được thực hiện trong quá trình thực hiện xét nghiệm EP. Cắt đốt tim liên quan đến việc sử dụng ống thông đặc biệt để tạo năng lượng nhiệt hoặc lạnh vào các vị trí trong tim. Năng lượng tạo ra mô sẹo sẽ ngăn chặn các tín hiệu điện không đều nhằm khôi phục nhịp tim thông thường.

Xét nghiệm EP không gây hại, nhưng bạn có thể cảm thấy khó chịu khi nhịp tim của bạn tăng nhanh hoặc chậm lại. Nói với bác sĩ nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau nào.

Xét nghiệm EP có thể mất từ ​​1 – 4 giờ. Xét nghiệm của bạn có thể kéo dài hơn nếu bạn cũng thực hiện thủ thuật cắt đốt tim.

Sau khi thực hiện

Sau khi thực hiện xét nghiệm EP, bạn sẽ được chuyển đến khu vực phục hồi để nghỉ ngơi yên tĩnh trong 4 – 6 giờ. Các bác sĩ của bạn sẽ theo dõi nhịp tim và huyết áp nhằm kiểm tra các biến chứng.

Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong cùng một ngày. Lên kế hoạch để người khác chở bạn về nhà sau khi thực hiện xét nghiệm và thư giãn cho hết thời gian còn lại trong ngày. Bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức trong vài ngày tại vị trí ống thông được đưa vào.

Kết quả

Bác sĩ sẽ chia sẻ về kết quả xét nghiệm EP với bạn sau khi thực hiện, thường là vào một cuộc hẹn tái khám. Bác sĩ cũng có thể đưa ra các khuyến nghị điều trị dựa trên kết quả của xét nghiệm.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN TIM

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN TIM

Phẫu thuật tạo hình van tim là một thủ thuật được thực hiện để điều trị tình trạng van tim bị hẹp, giúp cải thiện lưu lượng máu qua van tim.
administrator
HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Hóa trị là phương pháp hiệu quả trong điều trị các bệnh lý ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình hóa trị liệu ở một bệnh nhân ung thư vú nhé
administrator
CHỌC HÚT VÀ SINH THIẾT TỦY XƯƠNG

CHỌC HÚT VÀ SINH THIẾT TỦY XƯƠNG

Chọc hút và sinh thiết tủy xương hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý bao gồm cả bệnh ung thư
administrator
TIÊM PHÒNG DỊ ỨNG - LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH

TIÊM PHÒNG DỊ ỨNG - LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH

Tiêm phòng là một phương pháp giúp bạn ngăn ngừa cũng như giảm triệu chứng của các cơn dị ứng. Bên cạnh những lợi ích thì tiêm phòng dị ứng cũng có nhiều nguy cơ rủi ro khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiêm phòng dị ứng nhé
administrator
CHỤP THẬN TĨNH MẠCH

CHỤP THẬN TĨNH MẠCH

Chụp thận tĩnh mạch là xét nghiệm rất phổ biến để tìm hiểu các vấn đề mắc phải ở đường tiết niệu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp thận tĩnh mạch nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ U XƠ

PHẪU THUẬT CẮT BỎ U XƠ

Phẫu thuật cắt bỏ u xơ là một thủ thuật phẫu thuật rất phổ biến để loại bỏ u xơ tử cung. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ u xơ nhé.
administrator
CẬN XẠ TRỊ

CẬN XẠ TRỊ

Cận xạ trị là phương pháp liên quan đến việc đặt những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể. Đây là một trong những liệu pháp được sử dụng để chữa ung thư.
administrator
QUY TRÌNH LẤY TỦY XƯƠNG

QUY TRÌNH LẤY TỦY XƯƠNG

Khoảng 1 đến 2 lít tủy xương được thu thập trong quá trình này; đây là khoảng 5 % tổng số tế bào tủy của chúng ta. Tủy xương là nơi tạo ra máu.
administrator