daydreaming distracted girl in class

LOÉT MIỆNG

 

TỔNG QUAN

Loét miệng có thể từ nhiều nguyên nhân. Khi bạn bị loét miệng, những cơn đau dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi đánh răng hoặc ăn thức ăn cay, nóng. 

Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ít người biết - Bệnh học 4 phương

Loét ở môi

Thông thường, những kích ứng nhẹ sẽ khiến miệng bị loét. Việc tránh những chất kích thích ấy sẽ giúp phòng ngừa khả năng loét miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, loét miệng vẫn có thể hình thành. Đôi khi, nhiệt miệng có thể lây nhiễm và cần phải được điều trị. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị loét miệng lâu ngày.

NGUYÊN NHÂN

Đa số trường hợp loét miệng là do kích ứng, cụ thể như:

  • Sử dụng bộ răng giả không phù hợp

  • Đeo niềng răng

  • Răng nhọn hoặc bị mẻ

  • Sử dụng thức ăn, đồ uống cay, nóng

  • Hút thuốc lá

Một số trường hợp khác có thể gây nhiệt miệng:

  • Sử dụng thuốc, ví dụ như nhóm chẹn thụ thể beta

  • Thức ăn chứa nhiều acid

  • Ngừng việc hút thuốc lá

  • Sự thay đổi hormone thai kỳ

  • Stress

  • Thiếu hụt vitamin và folic.

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây nhiệt miệng:

  • Nhiễm nấm candida. Khi nhiễm sẽ gây những đốm trắng hoặc đỏ trong miệng

  • Nhiễm virus herpes có thể gây những vết loét ở miệng và có thể ở bộ phận sinh dục.

  • Bệnh Lichen phẳng, là một tình trạng viêm da mạn tính.

  • Tình trạng loét mạn tính, vết loét có viền đỏ với những đốm xám trắng xung quanh.

  • Viêm nướu răng, là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ em, vết loét tương tự như loét miệng, thường kèm theo những triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm.

  • Bệnh tay chân miệng, thường xảy ra ở trẻ em, gây những đốm đỏ đau trên các bộ phận này.

  • Bạch sản, bệnh này sẽ gây nên những đốm màu xám trắng khắp miệng.

  • Bệnh tự miễn có thể gây loét miệng

  • Erythroplakia, là một tình trạng xuất hiện những đốm đỏ trong khoang miệng, là dấu hiện của ung thư và tiền ung thư.

  • Ung thư miệng có thể dẫn đến loét, tổn thương miệng.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\1CD2A96D.tmpC:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\96E66B03.tmp

Herpes miệng và nhiễm nấm Candida

CHẨN ĐOÁN

Thông thường, bạn có thể tự phát hiện nguyên nhân của những vết loét. Ví dụ như một người bị loét mãn tính, sẽ nhận biết được khi loét xuất hiện. Một người vô tình cắn phải niêm mạc miệng sẽ biết được những vết loét này. Hoặc khi đã được chẩn đoán nhiễm herpes miệng, có thể nhận ra triệu chứng và phải có động thái ngăn chặn sự lây lan.

Tuy nhiên, nếu bạn bị loét miệng tái đi tái lại, hoặc không có nguyên nhân, bạn nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra sơ bộ. Đôi sẽ cần thực hiện một số test cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh. Nếu tình trạng loét cực kì nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu sinh thiết miệng để kiểm tra ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

ĐIỀU TRỊ

Thông thường, loét miệng sẽ tự động khỏi sau 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Để hỗ trợ quá trình lành loét, bạn có thể:

  • Súc miệng bằng nước muối

  • Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng

  • Không hút thuốc lá

  • Hạn chế uống rượu bia

  • Hạn chế ăn trái cây họ cam quýt hoặc thức ăn mặn vì có thể gây đau nhói

  • Sử dụng nước súc miệng

  • Sử dụng thuốc giảm đau

  • Bôi baking soda vào vết loét

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, vết loét không tự lành, bạn nên liên hệ bác sĩ để điều trị. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng viêm giảm đau mạnh hơn và thuốc mỡ. Đồng thời tiến hành điều trị các vấn đề sức khỏe khác nếu cần.

PHÒNG TRÁNH

Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh loét miệng như:

  • Tránh thực phẩm cay, nóng.

  • Ăn chậm, nhai kỹ.

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Giảm stress

  • Tránh hút thuốc

  • Hạn chế sử dụng rượu bia

  • Uống nhiều nước

  • Liên hệ bác sĩ nha khoa khi bị kích ứng bởi các thiết bị nha khoa như niềng răng, răng giả.

  • Sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn

  • Sử dụng son dưỡng có SPF tránh ảnh hưởng của ánh nắng.

KHI NÀO BẠN CẦN LIÊN HỆ BÁC SĨ?

Bạn cần liên hệ với bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau:

  • Loét nặng hơn

  • Dấu hiệu của nhiễm trùng

  • Đốm trắng ở vết loét

  • Loét xuất hiện sau khi có can thiệp y tế, điều trị ung thư.

TỔNG KẾT

Loét miệng có thể gây khó chịu, đau đớn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến loét miệng, thông thường là do kích ứng. Trong đa số trường hợp, vết loét sẽ tự lành mà không cần điều trị. Một số trường hợp sẽ cần điều trị y tế tùy thuốc vào nguyên nhân. Nếu tình trạng loét dai dẳng, hoặc cực kì đau nhức, bạn nên liên hệ với bác sĩ. 

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỘI CHỨNG SJOGREN

HỘI CHỨNG SJOGREN

administrator
SÙI MÀO GÀ

SÙI MÀO GÀ

administrator
ĐAU DÂY THẦN KINH SINH BA

ĐAU DÂY THẦN KINH SINH BA

administrator
CO THẮT THỰC QUẢN

CO THẮT THỰC QUẢN

administrator
UNG THƯ BIỂU MÔ TIỂU THÙY XÂM LẤN

UNG THƯ BIỂU MÔ TIỂU THÙY XÂM LẤN

administrator
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

administrator
BỆNH THẤP TIM

BỆNH THẤP TIM

administrator
GAN NHIỄM MỠ

GAN NHIỄM MỠ

administrator